Đấu giá biển số xe: Cấm tham gia trong 12 tháng nếu “bỏ cọc”
Bộ Công an đưa 388.389 biển số ô tô ra đấu giá Hà Nội ban hành quy định mới về đấu giá quyền sử dụng đất |
Nhiều người đăng ký đấu giá nhằm mua đi, bán lại
Bộ Công an vừa chuyển hồ sơ Nghị định quy định về đấu giá biển số xe (thay thế Nghị định số 39/2023/NĐ-CP) đến Bộ Tư pháp để thẩm định theo thẩm quyền.
Tính đến hết ngày 20/9/2024, Bộ Công an đang tổ chức Phiên đấu giá thứ 4, đã đấu giá qua 219 ngày; tổng số biển đưa ra đấu giá 1.328.852 biển; đấu giá thành 37.541 biển; tổng giá trị tài sản đấu thành: 3.506.360.000 đồng; tổng số tiền nộp người trúng đấu giá đã nộp vào tài khoản chuyên thu của C08 để nộp ngân sách nhà nước là: 3.200.000.000 đồng.
Kết quả trên cho thấy, tài sản công đã được khai thác có hiệu quả, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, công khai, minh bạch trong việc quản lý phương tiện và đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của một bộ phận người dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan nêu trên, Bộ Công an cho biết, hiện tại, xuất hiện tình trạng một số người đăng ký tham gia đấu giá biển số xe ô tô nhằm mục đích mua đi, bán lại; khi bán không được thì bỏ cọc, nhất là đối với những biển số “đẹp”, dễ nhớ, buộc phải tổ chức đấu giá lại gây mất nhiều chi phí, công sức của tổ chức đấu giá và cơ quan quản lý nhà nước.
Đồng thời làm mất đi cơ hội của những người có nhu cầu chính đáng muốn sở hữu những biển số đó, gây nhiễu loạn các cuộc đấu giá (tính đến nay, đã có 738 lượt biển số bỏ cọc với số tiền lên đến 862 tỷ đồng).
Tính đến 20/9, Bộ Công an đã đưa ra đấu giá 1.328.852 biển số. Ảnh: chinhphu.vn |
Việc xử lý tiền đặt trước, hiện nay đang kế thừa các quy định tại Luật Đấu giá tài sản. Tuy nhiên, thực tế triển khai thực hiện thí điểm hoạt động đấu giá, việc xác định các trường hợp khách hàng vi phạm quy chế, hoặc có hành vi gây cản trở hoạt động đấu giá là rất khó khăn, đặc biệt là đối với các trường hợp gây cản trở hoạt động đấu giá bằng các hành vi sử dụng công cụ hỗ trợ, công nghệ cao không có quy định xử lý và xử lý tiền đặt trước.
Do đó, Bộ Công an cho rằng, cần bổ sung một số quy định về xử lý tiền đặt trước vào dự thảo Nghị định nhằm bảo đảm phù hợp với các quy định hiện hành và tình hình thực tế.
Cơ quan soạn thảo cũng cho rằng, quy định nộp tiền trúng đấu giá trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có thông báo kết quả đấu giá như hiện nay là quá ngắn, chưa tạo điều kiện tốt nhất cho người trúng đấu giá, đặc biệt đối với những người tham gia đấu giá ở một số vùng có điều kiện hạ tầng viễn thông chưa cao, sóng di động 3G, 4G còn kém hoặc những người tham gia đấu giá các biển số có giá trúng đấu giá cao...
“Bỏ cọc” sẽ bị cấm tham gia đấu giá trong 12 tháng
Theo dự thảo Nghị định, giá khởi điểm của một biển số xe ô tô đưa ra đấu giá là 40 triệu đồng; giá khởi điểm sẽ tăng 3 năm một lần, mỗi lần tăng 5 triệu đồng; giá khởi điểm của một biển số xe mô tô, xe gắn máy đưa ra đấu giá là 5 triệu đồng; giá khởi điểm sẽ tăng 3 năm một lần, mỗi lần tăng 1 triệu đồng.
Dự thảo nghị định đã lấy mốc mức tối thiểu và quy định cố định nhằm phù hợp với thực tế triển khai thí điểm đấu giá biển số xe ô tô. Ngoài ra, với mức giá khởi điểm là 40 triệu đồng đối với một biển số xe ô tô, 5 triệu đồng đối với một biển số xe mô tô, xe gắn máy là mức phù hợp để xác định mức thù lao đấu giá cho tổ chức hành nghề đấu giá tài sản khi đang xác định mức thù lao là 8% giá khởi điểm, tối ưu nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Với mức giá khởi điểm như hiện tại, không quy định mức cao hơn nhằm tạo điều kiện cho nhiều khách hàng có thể đăng ký tham gia đấu giá nhiều biển số, tăng nguồn thu từ các khoản chi phí tiền hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá. Việc quy định tăng giá khởi điểm 3 năm một lần để phù hợp mức thu nhập ngày càng cao và đáp ứng giá dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tăng trong tương lai.
Bước giá đối với đấu giá biển số xe ô tô là 5 triệu đồng; đối với đấu giá biển số xe mô tô, xe gắn máy là 500 nghìn đồng. Tiền đặt trước bằng giá khởi điểm của một biển số xe đưa ra đấu giá.
Bộ Công an cũng đề xuất người trúng đấu giá biển số xe không nộp đủ tiền, hoặc không nộp tiền trúng đấu giá theo thời hạn, thì không được đăng ký tham gia đấu giá trong thời hạn 12 tháng nhằm hạn chế tình trạng gây nhiễu loạn, phức tạp cho hoạt động đấu giá trực tuyến và ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của hoạt động thí điểm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Tin khác
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31
Bà Rịa - Vũng Tàu: Khẩn trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
Tin mới 19/11/2024 14:25
Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3
Tin mới 19/11/2024 11:50