Đại biểu đề xuất giá khởi điểm cao nhất để đấu giá sim đẹp là 200 triệu đồng

(LĐTĐ) Theo đại biểu Nguyễn Văn Cảnh, trong thực tế rất nhiều số thuê bao có giá trị cao đến vài nghìn, thậm chí vài chục nghìn lần giá khởi điểm. Vì vậy, cần phân nhóm trong số có giá trị tiềm năng cao, điều này vừa tăng thu cho ngân sách, vừa giảm số lượng người trúng đấu giá mà không lấy vì sẽ phải mất nhiều tiền cọc.
Cử tri kiến nghị Quốc hội thảo luận kỹ lưỡng Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) Áp lực hoàn thành mục tiêu tăng trưởng bình quân 5 năm từ 6,5-7% rất lớn Kết quả lấy phiếu tín nhiệm 44 chức danh của Quốc hội

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, chiều 25/10, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy trình bày Báo cáo tóm tắt một số vấn đề lớn về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) và thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự luật này.

Liên quan đến vấn đề đấu giá quyền sử dụng kho số viễn thông, tài nguyên Internet, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy, tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo Luật được chỉnh lý theo hướng: Quy định các loại tài nguyên viễn thông cấp qua hình thức đấu giá; quy định cách thức xác định giá khởi điểm cho từng loại tài nguyên trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế và mức tiêu dùng của người dân.

Theo đó, giá khởi điểm để đấu giá số thuê bao di động được xác định bằng Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người theo giá hiện hành của năm liền kề trước thời điểm đấu giá tính cho một ngày.

Đại biểu đề xuất giá khởi điểm cao nhất để đấu giá sim đẹp là 200 triệu đồng
Toàn cảnh phiên thảo luận. Ảnh: Quốc hội

Góp ý về nội dung này, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Đoàn Bình Định) bày tỏ đồng tình với giá khởi điểm để đấu giá số thuê bao dịch vụ viễn thông di động mặt đất được xác định bằng tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người theo giá hiện hành của năm liền kề trước thời điểm đấu giá theo công bố của Tổng cục Thống kê tính cho một ngày là 262.000 đồng so với GDP của năm 2022.

Tuy nhiên, theo đại biểu, trong thực tế rất nhiều số thuê bao có giá trị cao đến vài nghìn, thậm chí vài chục nghìn lần giá khởi điểm. Vì vậy, cần phân nhóm trong số có giá trị tiềm năng cao, điều này vừa tăng thu cho ngân sách, vừa giảm số lượng người trúng đấu giá mà không lấy vì sẽ phải mất nhiều tiền cọc.

“Nếu không phân nhóm thì sẽ xảy ra nhiều trường hợp bỏ cọc khi nhiều số trúng đấu giá lên vài chục triệu, vài trăm triệu hoặc thậm chí vài tỷ đồng. Người trúng đấu giá sau đó thấy không phù hợp với nhu cầu họ sẽ trả lại số đấu giá và chỉ mất cọc tương đương là 262.000 đồng”, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh nói.

Theo đại biểu, người dân chia số thành 2 nhóm: Nhóm theo quan niệm dân gian có các số là 39, 79, 68 và nhóm theo quy tắc khoa học là các chỉ số giống nhau, số tiến hay số lặp lại. Số điện thoại có 10 số, trong đó có 3 số đầu là số của các nhà mạng, chỉ cần có 6 số cuối được sắp xếp theo quy tắc thì có thể xem là số đẹp.

Qua tìm hiểu trên các trang mạng về số điện thoại, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đề xuất: Số có giá khởi điểm 200 triệu đồng là số có 6 chữ số cuối giống nhau như 111111, 6 chữ số cuối tiến đều như 123456.

Số có giá khởi điểm 50 triệu đồng là số có 5 chữ số cuối giống nhau như 122222; có 2 lần 3 chữ số giống nhau như 111222; có 2 chữ số lặp lại 3 lần như là 121212, có 2 chữ số đầu giống nhau và 4 chữ số cuối giống nhau như 112222; có 5 chữ số cuối tiến đều và 2 chữ số đầu giống nhau như 112345.

Số có giá khởi điểm 10 triệu đồng là số có 4 chữ số đầu giống nhau và 2 chữ số cuối giống nhau như 111122; có số đầu và số cuối giống nhau, 4 chữ số giữa giống nhau như 211112 và nhiều số khác.

Những số còn lại sẽ có mức giá khởi điểm là 262.000 đồng như dự thảo Luật đã quy định.

Đại biểu đề xuất giá khởi điểm cao nhất để đấu giá sim đẹp là 200 triệu đồng
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Đoàn Bình Định) phát biểu tại hội trường. Ảnh: Quốc hội

Đại biểu nêu rõ, nếu số được phân nhóm thì số thuê bao di động sau khi đấu giá không thành ở các nhóm thì sẽ được chuyển xuống nhóm có mức giá khởi điểm thấp hơn để tiếp tục đấu giá. Số ở nhóm có mức khởi điểm thấp nhất sau khi đấu giá không thành sẽ được phân bổ trực tiếp cho tổ chức, doanh nghiệp.

Thay mặt cho cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan thẩm tra phát biểu tiếp thu ý kiến các đại biểu, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, việc cố gắng làm sao có thể đấu giá để thu được các nguồn lực từ các tài nguyên vô hình như là tần số vô tuyến điện, kho số, tên miền, quỹ đạo vệ tinh… hết sức quan trọng và là xu hướng tới phải tập trung vào để phát huy được toàn bộ tài nguyên, nguồn lực của đất nước. Vấn đề này không chỉ điều chỉnh ở trong Luật Viễn thông mà còn điều chỉnh cả trong Luật Tần số vô tuyến điện.

Đại biểu đề xuất giá khởi điểm cao nhất để đấu giá sim đẹp là 200 triệu đồng
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy. Ảnh: Quốc hội

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho biết, Quốc hội cũng có yêu cầu phải có báo cáo, tại sao trong suốt thời gian vừa qua cả Luật Tần số vô tuyến điện lẫn Luật Viễn thông đều rất chậm?

Theo ông Lê Quang Huy, có hai nguyên nhân là chưa xác định được các đối tượng nào để mang ra đấu giá, hai là giá khởi điểm. Qua nghiên cứu các kinh nghiệm của các nước láng giềng như Singapore, Thái Lan, Đài Loan… cho thấy, giá khởi điểm cần phải quy định cho phù hợp.

“Khi Chính phủ trình Quốc hội lần trước giá cũng khác, nhưng sau quá trình nghiên cứu, tiếp thu Chính phủ cũng đã có chỉnh lý, sửa đổi, tính theo các quy định như trong dự thảo Luật đã báo cáo.

Khi đấu giá với những kho số như thế này, lượng người tham gia rất lớn. Cho nên giá khởi điểm cũng có ý nghĩa ở một chừng mực nhất định nào đấy. Ngoài ra, việc thực hiện đấu giá này không chỉ theo Luật Viễn thông mà còn phải bám theo các luật về đấu giá tài sản và theo các pháp luật có liên quan”, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nói.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.

Tin khác

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.
Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

(LĐTĐ) Nhiệm kỳ 2024 - 2029, thành phố Hà Nội cần xem xét thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở những tòa chung cư lớn để góp phần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các hộ gia đình trên địa bàn. Đó là gợi mở của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến với thành phố Hà Nội.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

(LĐTĐ) Với tinh thần "không nói không, không nói khó, không nói có nhưng không làm", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương… nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy khí thế đang có, tiếp tục "giữ lửa", triển khai thực hiện ngay các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) một cách thực chất, mang lại hiệu quả thiết thực, rõ ràng…
Giải cứu 9 người bị mắc kẹt trong thang máy tại thành phố Hồ Chí Minh

Giải cứu 9 người bị mắc kẹt trong thang máy tại thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Ngay sau khi nhận thông tin, Công an quận 5, Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã điều động Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ xuất 2 xe chuyên dụng cùng 12 cán bộ chiến sĩ đến địa điểm xảy ra tai nạn, phối hợp công an địa phương thực hiện công tác cứu nạn.
Phấn đấu thông xe tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên kéo dài trước ngày 2/9

Phấn đấu thông xe tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên kéo dài trước ngày 2/9

(LĐTĐ) Với dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên kéo dài đoạn qua địa phận tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên yêu cầu sở, ngành, địa phương và các bên liên quan khẩn trương hoàn thành giai đoạn 1 để thông xe trước ngày 2/9.
Xem thêm
Phiên bản di động