Thương nhớ Tết…

(LĐTĐ) Suốt chừng ấy tháng năm, từng ấy thơ ấu, từng ấy cái Tết… Những nồi bánh tét như một phần văn hóa không thể thiếu trong gia đình.
Những phong tục đẹp ngày Tết Phong tục gói bánh chưng ngày Tết: Nét đẹp cổ truyền lưu giữ mãi

Có người sẽ nhớ Tết vào lúc tờ lịch đầu tiên của tháng Chạp rơi xuống. Có người nhớ Tết lúc chiếc giỏ đi chợ của Má một sớm kia có ít kiệu, ít gừng… chuẩn bị nguyên liệu để làm dưa món, bánh mứt… Nhưng cũng có người, như mình, nhớ Tết vào nửa đêm về sáng của ngày đón Giao thừa, lúc mà cả nhà trải chiếc chiếu ra, cùng nhau ngồi xuống gói những đòn bánh tét…

Cái khoảng nửa đêm về sáng của ngày 30 ấy, khi mình còn bé, cả nhà lục đục bày ra nếp, đậu xanh, thịt ba rọi ướp sẵn, rồi lá chuối, sợi lạt… còn mình thì ngủ khò. Nhưng đâu đó giữa những lần giật mình tỉnh giấc, lại chớp chớp mắt nhìn Ba, Má cùng các anh ngồi gói bánh, tay ai cũng thoăn thoắt còn miệng thì cười nói phân công nhau từng công đoạn gói trước khi bánh thành hình hài hoàn chỉnh.

Thương nhớ Tết…
Ở miền Trung, ngày Tết người dân thường gói bánh tét. Bánh được gói bằng lá chuối với nhân giống bánh chưng ngoài Bắc. Bánh tét được gói thành hình trụ dài, khi cắt khoanh bánh tròn, đẹp mắt.

Lớn lên một chút, mình bắt đầu giúp cho Má trong việc dùng một chiếc khăn sạch lau từng tàu lá chuối mua về, xong mang lên trên mái tôn phơi dưới cái nắng mật của mùa Xuân. Chỉ sau một buổi nắng như thế là mang xuống, cho lá mềm đi, rồi mang vào nhà sắp xếp thành từng chồng gọn gàng. Riêng sợi lạt thì dùng dao chẻ nhỏ từng sợi dài, xong cuộn lại từng bó ngắn ngâm vào thùng nước, giúp cho sợi lạt ngậm nước mềm hơn, dễ dàng cho việc buộc đòn bánh… Còn lại khâu ngâm đậu xanh rồi xát vỏ hay ngâm nếp, ướp thịt ba rọi thì phần lớn đều tự tay Má làm để đảm bảo cho hương vị đúng chuẩn cả nhà đã ăn bao năm.

Ngày đó, nhà nghèo và Tết thì món gì cũng phần lớn tự tay Má làm. Món làm nhiều nhất cũng vất vả nhất, vì cả nhà ai cũng phụ vào một tay, chính là gói bánh tét. Nhà đến 9 người, có mỗi Má là phụ nữ. Thế nên như một “hạm đội ăn uống” thành ra bánh tét gói ít thì cũng 30-40 đòn bánh. Bánh gói kỹ, để lâu được nên không chỉ ăn trong Tết mà cả sau Tết. Vừa tiện lợi lại cũng vừa ít tốn kém, chỉ cần thêm một chén dưa món nhỏ nữa là mỗi sáng cả nhà có bữa ăn đầy đủ và ngon miệng.

Thường cứ nửa đêm trước ngày 30 Tết là nhà bắt đầu gói bánh, cho đến khoảng 3h-4h sáng ngày cuối cùng của năm cũ mới xong. Hồi đó, cả nhà cũng hay ưu tiên gói thêm 2-3 đòn bánh nhỏ cỡ bắp tay em bé, để cho đứa con út là mình có thể dễ ăn lúc cắt ra từng khoanh nhỏ vừa miệng. Những đòn bánh xinh xắn ấy chủ yếu chỉ có nếp và đậu xanh, do hay gói gần cuối nên vét nguyên liệu còn bao nhiêu thì gói bấy nhiêu.

Công đoạn cực nhất sau khi gói bánh thuộc về các anh trai. Bày ra giữa khoảnh sân trước nhà 3 cục đá lớn làm bếp, cùng cái nồi to bắc lên trên, đổ nước ngập nồi… Rồi cứ thế cả nhà luân phiên cho củi vào nấu từ sáng sớm cho đến gần tối mịt, cứ cạn nước lại châm thêm, cho đến khi bánh chín vớt ra để ráo thêm vài tiếng là có thể mang lên bàn thờ cúng ông bà tổ tiên ngay trong đêm Giao thừa.

Suốt chừng ấy tháng năm, từng ấy thơ ấu, từng ấy cái Tết… Những nồi bánh tét như một phần văn hóa không thể thiếu trong gia đình. Ở đó, không chỉ là câu chuyện cả nhà quay quần nhau để gói từng đòn bánh, mà trong suốt những lúc gói bánh, nấu bánh, rồi vớt bánh ra… là những chia sẻ, những nỗi niềm và cả những dự định cả nhà nói được với nhau bằng tất cả niềm cảm thông lẫn thấu hiểu. Như kiểu một buổi trò chuyện gia đình và gói bánh, nấu bánh chỉ là chiếc cầu nối cho tất cả những điều ấy.

Về sau này, nhà có điện thường xuyên thì còn đỡ. Vì mình nhớ có năm còn rất bé, cả nhà phải thắp mấy ngọn đèn hột vịt rồi ngồi sát vào nhau mà gói vì ánh sáng có khi không đủ. Trong cái ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, cái gió se lạnh của miền Trung rạng sáng ngày 30, những gương mặt thân yêu cần mẫn, chăm chút cho từng đòn bánh… cùng tiếng cười nói rộn ràng - là một khuôn hình mà bạn sẽ phải nhớ mãi, vì nó đẹp một cách bình dị và ấm áp, trong trọn vẹn yêu thương.

Thương nhớ Tết…
Bánh tét là món bánh trang trọng trên mâm cỗ Tết. Vào những ngày xuân, nhà nào cũng có một cặp bánh trên bàn thờ. Khách đến chơi nhà được mời khoanh bánh ngon, ăn kèm những lát dưa chua đậm đà thi vị.

Cuộc đời của mỗi con người sẽ có những biến cố có thể đẩy mình đi đến bờ vực của sự tuyệt vọng. Song đồng thời, cũng sẽ có những khoảnh khắc, như một con đom đóm xuất hiện giữa màn đêm, như một ngọn đèn cháy lên ở phía cuối của con đường hầm… Và lúc đó mình tin rằng chỉ cần mình bước tiếp, mình cố gắng, mình không bỏ cuộc… thì chắc chắn mình sẽ đến được với quầng sáng kia. Và với mình, hình ảnh cả nhà gói bánh tét trong đêm cận kề ngày cuối năm, luôn luôn là một quầng sáng như thế.

Dĩ nhiên, Tết bây giờ đã hiện đại hơn rất nhiều. Má cũng đã bước qua tuổi thất thập cổ lai hy, con cái đã xa nhà lập nghiệp gần hết. Ngày Tết bây giờ, gần như Má làm mỗi món thịt rọng mắm cùng món củ hành tím ngâm dấm, gửi từng nhà cho con cái, để giữ lại chút hương vị Tết truyền thống. Còn thì Má đều mua như một cách tiện lợi nhất cho những cái Tết giản đơn.

Nhiều năm rồi, nhà cũng không còn bày biện gói bánh tét. Thế nên những đêm cuối năm, có lúc lấy xe chạy loanh quanh phố xá khi về quê hoặc lúc ăn Tết ở thành phố, thấy người ta bày ra nấu bánh chưng bánh tét, lửa cháy đượm tí tách tí tách mà thấy lòng cồn cào lên một nỗi nhớ cùng nhiều niềm thương…

Nhưng dù như thế nào, mình thật may mắn khi từng có những cái Tết như thế. Những đêm rạng sáng ngày 30 nhìn cả nhà sum vầy gói từng đón bánh tét ăn Tết, như một chọn lựa không thể khác, giữa một quãng đời sống quá khó khăn, bên cạnh việc gìn giữ một tập tục văn hóa ngày Tết.

Tết năm nay, nhà ai có gói bánh tét, cho mình ghé ngồi xuống cùng nhau để được làm điều này điều kia dù là nhỏ nhoi… Để thấy Tết vẫn vẹn nguyên trong ký ức của mình, cho dù khoảng cách thời gian đã quá xa, những mất mát đã hiện hữu như không thể khác.

Nhưng chắc chắn một điều rằng, không gì có thể lấy đi trong trí nhớ và trái tim mình, hình ảnh của rất nhiều đêm trước khoảnh khắc ngày giao thừa, cả nhà ngồi cạnh nhau gói những đòn bánh tét… Những đòn bánh tét đã khiến cho cả đời này của mình đều ngập tràn thương nhớ khi nghĩ về Tết!

Nguyễn Phong Việt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".
Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công an huyện Hoài Đức phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức; đồng thời đề nghị lái xe điều khiển xe ô tô BKS 88H-288.49 đến cơ quan Công an trình diện để giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật.

Tin khác

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Vào lúc 20h tối nay 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ chính thức khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị hứa hẹn thu hút số đông người dân và du khách quốc tế.
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 17/11 tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 9/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Xem thêm
Phiên bản di động