Phong tục gói bánh chưng ngày Tết: Nét đẹp cổ truyền lưu giữ mãi
Tết đủ đầy, xuân ấm áp Những phong tục đẹp ngày Tết Sáng 30 Tết vẫn ngập tràn hoa tươi, cây cảnh |
Cùng với sự phát triển, đổi thay của đời sống kinh tế - xã hội, nhiều phong tục cổ truyền ngày Tết đã bị mai một, tuy nhiên, tục gói bánh chưng thờ cúng tổ tiên ngày Tết thì vẫn được nhiều gia đình duy trì.
Trong mâm cỗ đón Xuân ngày nay, những chiếc bánh chưng xanh vuông vắn khiến ta nhớ đến sự tích bánh chưng, bánh dày tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh chưng được làm từ các nguyên liệu gạo nếp, đậu xanh, thịt heo và gói trong lá dong... Bánh được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và vào ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch, tức vào ngày giỗ tổ Vua Hùng. Vì có từ thời Vua Hùng thứ 6, bánh chưng song hành cùng lịch sử dân tộc và trở thành linh hồn ngày Tết. Những người từng trải qua Tết xưa như những năm 40-50 của thế kỷ về trước, thường nhớ về Tết cổ truyền với những chiếc bánh chưng được chọn lựa cầu kỳ từ chiếc lá dong, hạt nếp cái hoa vàng, đỗ xanh cho tới lạt tre.
Khâu chuẩn bị cho việc gói bánh chưng: Chẻ lạt tre; ngâm nếp thơm theo đúng thời lượng yêu cầu; nấu chín nhân đậu xanh; lựa thịt heo ngon. |
Gia đình nhiều thế hệ cùng quây quần gói bánh chưng. Các em nhỏ tỏ ra hân hoan khi được xem gói bánh. |
Bên ngoài xanh lá dong xanh/Bên trong nếp mỡ, đỗ hành hạt tiêu. Bánh chưng hình vuông tượng trưng cho bầu trời, được Lang Liêu (con trai Hùng Vương thứ 6) làm nên từ những nguyên liệu rất gần gũi với đời sống của người nông dân. Màu xanh lá dong là hình ảnh của cỏ cây, đỗ xanh tượng trưng cho hoa trái, thịt lợn đại diện cho muông thú và gạo nếp chính là nền văn minh lúa nước của dân tộc Việt. |
Việc gói bánh chưng để thờ cúng tổ tiên cũng mang một thông điệp của con cháu muốn báo cáo với tổ tiên về một năm làm ăn, sản xuất hanh thông, cùng cầu mong cho một năm mới thuận hòa, may mắn. Ngoài ra, phong tục gói bánh chưng ngày Tết còn mang ý nghĩa tinh thần rất lớn khi đây là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40