Thúc đẩy kinh tế vùng Đông Nam Bộ từ góc nhìn tín dụng
Doanh nghiệp chật vật
Khu vực Đông Nam Bộ là vùng kinh tế trọng điểm, đầu tàu của cả nước, là khu vực mà kinh tế tư nhân phát triển mạnh với số lượng doanh nghiệp đứng đầu cả nước, đóng góp hơn 30% GDP, 45% tổng thu ngân sách và 40,4% vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, trong quý I/2023, tăng trưởng huy động và cho vay ở khu vực Đông Nam Bộ đang ở mức thấp hơn bình quân của cả nước, nhu cầu vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh đang chững lại.
Theo số liệu từ NHNN, tính đến hết quý I/2023, huy động vốn khu vực Đông Nam Bộ đạt trên 4,1 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 1/3 huy động toàn quốc, giảm 0,75% so với cuối năm 2022. Tín dụng đạt gần 4,3 triệu tỷ đồng, chiếm gần 35% dư nợ toàn quốc, tăng 1,72% so với cuối năm 2022. Tuy nhiên, huy động vốn vẫn thấp hơn mức tăng chung của cả nước 1,24% và tín dụng vẫn thấp hơn mức tăng chung cả nước là 2,61%.
![]() |
Ngành dệt may tại TP.HCM gặp khó khăn do thiếu đơn hàng, nhiều doanh nghiệp liên tục phải cắt giảm lao động từ cuối năm 2022 đến nay. Ảnh: Phạm Nguyễn |
Nguyên nhân dẫn tới việc tăng trưởng tín dụng ở khu vực thấp hơn so với toàn quốc là do những khó khăn chung cộng hưởng với những khó khăn đặc thù ở khu vực Đông Nam Bộ. Trong đó, sản xuất, xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn do doanh nghiệp không có đơn hàng, nhu cầu tiêu dùng giảm sút, giá nguyên vật liệu cao, thị trường bất động sản khó khăn - cung, cầu, giá đều giảm….
Tại một hội nghị mới đây, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, tình hình kinh tế quý IV/2022 và quý I/2023 của TP.HCM gặp nhiều khó khăn, nhưng từ tháng 4, một số chỉ số đã có chiều hướng tích cực. Cụ thể, chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp tăng 3%, doanh thu du lịch tăng 7,46%, khách du lịch quốc tế đến TP.HCM đạt 340 nghìn lượt… Tăng trưởng tín dụng tháng 4 của TP.HCM cũng cải thiện so với 3 tháng đầu năm. Song hiện nay có gần 50% doanh nghiệp ở TP.HCM đang sản xuất cầm chừng, giữ lao động và hầu như không có nhu cầu tín dụng do không có thị trường. Một bộ phận doanh nghiệp có nhu cầu về vốn lưu động để giải quyết nhu cầu thanh toán ngắn hạn, tạo thanh khoản. Đối với khoản vay đến hạn, thanh toán gặp khó khăn do hàng bán không được.
Ngoài ra, còn có việc doanh nghiệp ngại tiếp cận gói tín dụng ưu đãi, do nhu cầu tín dụng và ngại vấn đề liên quan đến cơ quan chức năng. Đối với bất động sản, người mua ngại vay, mong muốn có chính sách ưu đãi cho người mua nhà.
“Dự báo các tháng còn lại của 2023, kinh tế - xã hội của TP.HCM sẽ tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thách thức. Doanh nghiệp thành lập mới giảm về số lượng, về vốn, sức mua trong nước và thị trường bên ngoài. Vốn đầu tư nước ngoài cũng giảm…”, ông Mãi cho biết.
Về phía cộng đồng doanh nghiệp, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội lương thực - thực phẩm TP.HCM, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cho rằng, sức khỏe doanh nghiệp đang rất yếu, nên vẫn cần thêm nhiều chính sách trợ lực hơn để doanh nghiệp có thể phục hồi và phát triển trong thời gian tới, do đó cần phải tiếp tục hạ lãi suất điều hành và lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp. Cũng theo bà Chi, nếu phải vay với lãi suất quanh 10% như hiện nay thì doanh nghiệp rất chật vật. Do đó, các ngân hàng cần đưa mức lãi suất về 7-8% may ra doanh nghiệp mới có thể tăng khả năng cạnh tranh, tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa, từ đó tạo sức cầu nội địa để bù đắp kim ngạch xuất khẩu sụt giảm.
Cần thêm chính sách trợ lực
Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy phục hồi kinh tế, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị NHNN cần định hướng mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, phát huy được nguồn vốn. Thực hiện đồng bộ các giải pháp điều hành về lãi suất để tiếp tục ổn định mặt bằng lãi suất, tiếp tục nghiên cứu kéo dài chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường bất động sản, đẩy mạnh tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2023.
Đối với các khoản vay mới, NHNN cần nghiên cứu các điều kiện phù hợp, làm sao định giá tài sản thế chấp, giải ngân trên tài sản. Với các trường hợp có tín dụng tốt, có đơn hàng, hợp đồng rõ ràng thì có thể mở rộng áp dụng tín chấp.
![]() |
Doanh nghiệp mong muốn NHNN tiếp tục hạ lãi suất để tạo điều kiện phục hồi sản xuất, kinh doanh. |
Ngoài ra, ông Phan Văn Mãi cũng đề xuất đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng cho các đối tượng như công nhân, sinh viên, hỗ trợ tín dụng đối tượng yếu thế để hạn chế tín dụng đen. Đẩy mạnh chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo sử dụng nhà chung cư cũ, các gói hỗ trợ lãi suất cho người mua nhà. Tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành phòng chống tội phạm công nghệ cao nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, bảo vệ tài sản của người dân.
Chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Vietcombank cho biết, trong 4 tháng đầu năm Vietcombank đã giảm 0,5% lãi suất cho vay đối với hơn 100.000 khách hàng có dư nợ hiện hữu tại Vietcombank. Trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục gặp khó khăn, từ 1/5 Vietcombank đã công bố thông tin giảm tiếp tục 3 tháng nữa lãi suất 0,5% cho tất cả các khách hàng có dư nợ hiện hữu tại Vietcombank.
Trong khi đó, bà Nguyễn Tô Phương Thảo, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng MB Đông Sài Gòn cho biết, MB đang thực hiện hàng loạt các chính sách và các gói giảm lãi suất cho doanh nghiệp với mức giảm 0,5%. Với khoản vay mới cũng có các gói ưu đãi lãi suất, như lãi vay với hộ kinh doanh là 8,5%/năm hay lãi vay ngắn hạn cho doanh nghiệp chỉ 7%/năm.
Trước tình hình khó khăn của các doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc NHNN cam kết sẽ tiếp tục đồng hành với TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ để tháo gỡ khó khăn, nhưng bà cũng mong nhận được sự chia sẻ bởi chính sách của NHNN mang nhiều tính đặc thù khi phải cùng lúc đảm bảo nhiều mục tiêu như vừa giảm lãi suất vừa mở rộng tín dụng, vừa ổn định tỷ giá nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng...
Để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp, NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung dòng vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng nhưng không hạ chuẩn cấp tín dụng nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống.
Nên xem

Hà Nội: Trân trọng đóng góp của các đơn vị, doanh nghiệp đối với các hoạt động an sinh xã hội

Bốc thăm xếp lịch thi đấu Giải bóng đá nữ Vô địch Quốc gia - Cúp Thái Sơn Bắc 2023

Asiad 19: Điền kinh Việt Nam chưa thể làm nên bất ngờ

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm, tặng quà cán bộ lão thành cách mạng 102 tuổi

Kurash mang về thêm 1 Huy chương Đồng, cầu mây vào bán kết tại Asiad 19

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo

Mở rộng điều tra vụ cháy chung cư mini ở phố Khương Hạ
Tin khác

GDP từ góc nhìn của ADB
Tài chính 28/09/2023 10:01

Ngân hàng đầu tiên phục vụ Chương trình chuyển nhượng kết quả giảm phát thải tại Việt Nam
Tài chính 27/09/2023 22:27

Vay ngân hàng này trả nợ ngân hàng khác: Không dễ!
Tài chính 21/09/2023 08:57

“Siết” tư vấn bảo hiểm nhân thọ
Tài chính 19/09/2023 10:54

BIDV tổ chức Hội nghị khách hàng Nhật Bản năm 2023
Tài chính 15/09/2023 16:04

Gói hỗ trợ lãi suất 2% giải ngân chưa được như kỳ vọng
Tài chính 15/09/2023 12:56

Để tín dụng xanh “chảy mạnh”
Tài chính 14/09/2023 10:03

Pháp luật không quy định cho phép bán vé số qua internet và mua vé số hộ
Tài chính 11/09/2023 11:13

BIDV và LSP ký kết hợp đồng tín dụng hạn mức 200 triệu USD
Kinh tế 30/08/2023 11:29

Kích cầu đầu tư nhờ chính sách tín dụng linh hoạt
Tài chính 29/08/2023 12:49