Thúc đẩy bình đẳng giới trong Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi)

(LĐTĐ) Mới đây, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã tổ chức Hội thảo về Chính sách đối với lao động nữ và thúc đẩy bình đẳng giới trong Dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) nhằm lấy ý kiến đóng góp về chính sách đối với lao động nữ và thúc đẩy bình đẳng giới trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi). Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Nguyễn Thị Hà dự và chủ trì Hội thảo.  
thuc day binh dang gioi trong du thao bo luat lao dong sua doi Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi), góc nhìn từ ngành Y
thuc day binh dang gioi trong du thao bo luat lao dong sua doi Nhiều đóng góp tâm huyết vào Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi)
thuc day binh dang gioi trong du thao bo luat lao dong sua doi Lấy ý kiến góp ý Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi)

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà khẳng định, việc sửa đổi Bộ luật Lao động lần này là cơ hội để chúng ta nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách đối với lao động nữ và thúc đẩy bình đẳng giới cho phù hợp với thực tiễn của quốc gia và xu thế toàn cầu.

thuc day binh dang gioi trong du thao bo luat lao dong sua doi
Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà phát biểu tại hội thảo

Các vấn đề đó có tác động, ảnh hưởng trực tiếp, sâu rộng đến hầu hết các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp và hàng chục triệu lao động nam và lao động nữ trên thị trường lao động. Do đó, Thứ trưởng đề nghị: Việc sửa đổi, bổ sung các chính sách đối với lao động nữ và thúc đẩy bình đẳng giới phải phù hợp với các nguyên tắc hiến định tại Hiến pháp năm 2013, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, đảm bảo sự tương thích với các Công ước quốc tế Việt Nam đã tham gia như Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) và các Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Thay đổi cách tiếp cận từ “bảo vệ lao động nữ” sang cách tiếp cận “thúc đẩy bình đẳng giới và đảm bảo quyền “ đối với cả lao động nữ và lao động nam.

Về cơ bản Bộ luật Lao động 2012 đã bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới. Bộ luật Lao động 2012 đã dành hẳn một chương đưa ra những quy định riêng đối với lao động nữ. Những quy định này đã đảm bảo quyền lợi và lợi ích của lao động nữ khi tham gia thị trường lao động. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế, xã hội, vận hành theo cơ chế thị trường và hội nhập khu vực và quốc tế trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc thực hiện các quy định liên quan đến lao động nữ và bình đẳng giới của Bộ luật Lao động 2012 đã bộc lộ một số vấn đề hoặc trở nên không còn phù hợp.

Đánh giá về bình đẳng giới trong tuổi nghỉ hưu, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Xã hội Phạm Trường Giang cho biết khoảng cách về tuổi nghỉ hưu thu hẹp dần trong một thập kỷ qua. Theo báo cáo an sinh xã hội thế giới của ILO giai đoạn từ năm 2017 -2019 cho thấy, số quốc gia có tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ bằng nhau ngày càng tăng chiếm 68,4%, những nước có mức chênh lệnh tuổi nghỉ hưu 5 tuổi giữa nam và nữ ngày càng giảm. Khoảng cách giới về lương hưu năm 2017 cho thấy lương hưu của nữ chỉ bằng 84% nam giới, thu nhập của lao động nữ thấp hơn nam khoảng 15%. Người cao tuổi có nhu cầu làm việc sau khi nghỉ hưu ngày càng tăng, có 60% lao động ở độ tuổi từ 60-69 tuổi vẫn tiếp tục làm việc sau khi nghỉ hưu.

Với bài học kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, khi điều chỉnh tuổi nghỉ hưu chậm thì đối tượng bị ảnh hưởng bất lợi nhất là phụ nữ. Việc tăng tuổi nghỉ hưu gấp và mức điều chỉnh cao gây nên tình trạng trì trệ, khủng hoảng việc làm. Việc tăng “sốc” sẽ càng làm trầm trọng thêm vấn đề khủng hoảng đối với cả thị trường lao động và toàn bộ nền kinh tế.

thuc day binh dang gioi trong du thao bo luat lao dong sua doi
Ông Phạm Trường Giang- Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội phát biểu tại hội thảo

Dự báo về tình hình thị trường lao động tại Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội cho biết giai đoạn 2010 – 2015, mỗi năm số người tham gia thị trường lao động là 1,2 triệu người, nhưng đến năm 2020 chỉ còn 800.000 người. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động so với dân số già sẽ giảm từ 6,6 xuống còn 2,1 trong vòng 40 năm tới. Điều đó có nghĩa là vào năm 2015, có 6 người bước vào thị trường lao động thì có 1 người rời khỏi thị trường lao động, nhưng đến năm 2055, cứ 2 người tham gia vào thị trường lao động thì có 1 người rời khỏi thị trường lao động.

Tăng tuổi nghỉ hưu sẽ góp phần chủ động ứng phó với vấn đề thiếu hụt lao động trong tương lai không xa; tăng cơ hội việc làm và thăng tiến của phụ nữ, giúp cho nữ giới bình đẳng hơn trong lựa chọn việc làm; nâng cao vị thế của phụ nữ trong xã hội; góp phần đảm bảo tính bền vững về mặt xã hội; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: đóng góp tăng trưởng hàng năm khoảng 0,218%.

Chia sẻ tại Hội thảo, đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cho biết, trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã có một số vấn đề mới về chính sách đối với lao động nữ và thúc đẩy bình đẳng giới như: Thu hẹp và tiến tới xóa bỏ khoảng cách về giới trong quy định tuổi nghỉ hưu giữa lao động nam và lao động nữ; Người lao động bình đẳng về quyền nghỉ hưởng trợ cấp BHXH khi thực hiện biện pháp tránh thai, khám thai, sinh con, nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi, chăm sóc con dưới 7 tuổi ốm đau phù hợp với pháp luật BHXH; người lao động có quyền tự quyết định lựa chọn làm các công việc có ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản và nuôi con nhỏ trên cơ sở được thông tin đầy đủ về các công việc đó và điều kiện bảo hộ lao động; Cộng đồng trách nhiệm giữa Nhà nước và người sử dụng lao động trong việc tổ chức nhà trẻ, mẫu giáo cho con của người lao động, thực hiện các biện pháp bảo đảm, thúc đẩy bình đẳng giới…

P.Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…
Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

(LĐTĐ) Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Agribank để phục vụ nhu cầu đời sống, Agribank dành khoảng 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Tin khác

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
Đề xuất bổ sung 3 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm

Đề xuất bổ sung 3 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm

Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đang được lấy ý kiến, cho rằng điều kiện kinh tế - xã hội, thị trường lao động có nhiều thay đổi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã đề xuất bổ sung thêm một số hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm.
Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(LĐTĐ) Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 của thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 1.000 người.
Đề nghị cân nhắc bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất

Đề nghị cân nhắc bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất

(LĐTĐ) Đại biểu Ma Thị Thúy đề nghị Chính phủ cân nhắc khi bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất, được quy định tại khoản 5 Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Để không ai muốn rút bảo hiểm xã hội một lần

Để không ai muốn rút bảo hiểm xã hội một lần

(LĐTĐ) “Sẽ không ai muốn rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần nếu như việc để lại có lợi cho họ. Đó là điều mà Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) chưa nêu ra được”… Đây là khẳng định của bà Ngô Thị Liên - Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội khi góp ý vào Dự thảo Luật.
Tình hình tai nạn lao động vẫn còn đáng lo ngại

Tình hình tai nạn lao động vẫn còn đáng lo ngại

(LĐTĐ) Năm 2023, công tác an toàn, vệ sinh lao động trên toàn quốc đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn một số tồn tại, như số vụ tai nạn lao động, số người mắc bệnh nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng vẫn còn ở mức cao và đáng lo ngại.
Những góp ý thấu tình, đạt lý

Những góp ý thấu tình, đạt lý

(LĐTĐ) Phản biện về Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội về Quy định danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo tại cơ sở giáo dục công lập của thành phố Hà Nội, nhiều ý kiến khẳng định việc sớm ban hành Nghị quyết là rất cần thiết, bởi đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng, thực hiện công khai, minh bạch các khoản thu - chi, tránh được tình trạng lạm thu vào mỗi đầu năm học.
Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng mức lương hưu tối đa?

Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng mức lương hưu tối đa?

(LĐTĐ) Theo công thức tính mức lương hưu hằng tháng đối với người đóng bảo hiểm xã hội được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nam muốn hưởng lương hưu tối đa phải đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 35 năm; lao động nữ phải đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 30 năm để hưởng mức lương hưu tối đa.
Học sinh khó khăn, có được hỗ trợ mức đóng BHYT?

Học sinh khó khăn, có được hỗ trợ mức đóng BHYT?

(LĐTĐ) Bà Nguyễn Hồng Trang (huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) hỏi: Nhà tôi thuộc diện có hoàn cảnh khó khăn. Tôi muốn hỏi, Nhà nước có chính sách hỗ trợ gì cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn khi tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) không?
Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

(LĐTĐ) Một trong những quyền lợi của lao động thất nghiệp là đào tạo, dạy nghề để chuyển đổi nghề nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều người lao động thất nghiệp chỉ quan tâm đến tiền trợ cấp thất nghiệp để giải quyết khó khăn trước mắt chứ không mặn mà với việc học nghề, tính kế lâu dài.
Xem thêm
Phiên bản di động