LĐLĐ Thành phố:

Lấy ý kiến góp ý Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi)

(LĐTĐ) Sáng nay, 21/3, tại trụ sở, LĐLĐ Thành phố tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý Dự thảo Bộ Luật Lao động  2012 (sửa đổi). Các đồng chí: Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam;  Nguyễn Thị Tuyến - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Thành phố LĐLĐ Thành phố đã tới dự, phát biểu chỉ đạo.  
lay y kien gop y du thao bo luat lao dong sua doi Sẽ sửa đổi Bộ luật Lao động thế nào?
lay y kien gop y du thao bo luat lao dong sua doi Sửa đổi Bộ Luật Lao động nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động

Cùng dự hội nghị có các đồng chí: chí Phạm Bá Vĩnh - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố; Nguyễn Quốc Khánh - Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và xã hội; Đàm Thị Hòa - Phó Giám đốc BHXH TP. Hà Nội; lãnh đạo và cán bộ phụ trách công tác chính sách pháp luật LĐLĐ các quận, huyện, thị xã, công đoàn ngành trực thuộc LĐLĐ Thành phố… Đồng chí Lê Đình Hùng - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố chủ trì hội nghị.

lay y kien gop y du thao bo luat lao dong sua doi
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu phát biểu tại hội nghị

Báo cáo đề dẫn hội nghị, đồng chí Tạ Văn Dưỡng - Ủy viên thường vụ, Trưởng ban Chính sách Pháp luật LĐLĐ Thành phố Hà Nội cho biết, trong hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay, Bộ Luật Lao động giữ một vị trí quan trọng, điều chỉnh một lĩnh vực rộng lớn trong các mối quan hệ lao động và có tính kinh tế - xã hội sâu rộng, tác động đến tất cả các thành phần kinh tế và hàng chục triệu lao động trong cả nước. Bộ Luật Lao động lần đầu được ban hành ngày 23/6/1994, có hiệu lực thi hành từ 01/01/1995, đã qua bốn lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002, 2006, 2007 và 2012. Trong đó lần sửa đổi năm 2012 là lần sửa đổi toàn diện.

Tuy nhiên, sau nhiều năm áp dụng thực hiện trên thực tế, việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013 và các luật có liên quan, trước đòi hỏi của hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đã xuất hiện các yêu cầu đòi hỏi Bộ Luật Lao động (năm 2012) cần được tiếp tục hoàn thiện. Vì vậy Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 57/2018/QH14, ngày 08/6/2018 về chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2019, trong đó dự án Bộ Luật Lao động (sửa đổi) dự kiến được trình Quốc hội cho ý kiến sửa đổi vào cuối năm 2019.

Cũng theo đồng chí Tạ Văn Dưỡng, ngay sau khi Tổng LĐLĐ Việt Nam triển khai Kế hoạch số 55/KH-TLĐ ngày 01/8/2018 về việc thực hiện các hoạt tham gia xây dựng Bộ Luật Lao động (sửa đổi), LĐLĐ thành phố Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các cấp Công đoàn Thành phố tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong CNVCLĐ và cán bộ công đoàn toàn Thành phố để tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi).

lay y kien gop y du thao bo luat lao dong sua doi
Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Nguyễn Thị Tuyến phát biểu tại hội nghị

“LĐLĐ Thành phố tổ chức Hội nghị hôm nay nhằm thu nhận ý kiến đóng góp của các cấp Công đoàn và CNVCLĐ, từ đó có ý kiến tham gia đề xuất, kiến nghị với Quốc hội, Tổng LĐLĐ Việt Nam sửa đổi, bổ sung Bộ Luật Lao động năm 2012 đảm bảo quyền, lợi ích của CNVCLĐ và những nguyên tắc, yêu cầu đề ra”- Đồng chí Tạ Văn Dưỡng nói.

Tại hội nghị, các đại biểu đã sôi nổi thảo luận, đóng góp ý kiến tập trung vào các vấn đề liên quan thiết thân tới người lao động như tiền lương, tiền công; Mở rộng khung thỏa thuận về thời giờ làm thêm; Về thương lượng tập thể; vai trò của tổ chức CĐCS trong thương lượng tập thể; Quyền đơn đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động của người lao động; Về giải quyết tranh chấp lao động và đình công. Cùng đó, các đại biểu cũng đóng góp ý kiến về các điều kiện đảm bảo hoạt động của tổ chức Công đoàn, việc thành lập tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở theo cam kết CPTPP; Quy định về tuổi nghỉ hưu của người lao động và chính sách lao động nữ cùng nhiều nội dung liên quan khác...

Trong số các nội dung nêu trên, vấn đề mở rộng khung thỏa thuận về thời giờ làm thêm và quy định về tuổi nghỉ hưu của người lao động nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn cả. Nếu như đa số ý kiến thống nhất với việc giữ nguyên tuổi nghỉ hưu của người lao động như hiện nay, thì vấn đề thời giờ làm thêm lại có những ý kiến đề xuất khác nhau.

Ông Nguyễn Tràng Huy – Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH MTV May mặc Việt Pacific bộc bach: đối với doanh nghiệp dệt may, tiến độ giao hàng vô cùng quan trọng, nếu không đáp ứng tiến độ giao hàng thì doanh nghiệp có thể bị cắt hợp đồng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, thu nhập của người lao động. Trên thực tế có những khi công nhân dệt may được chơi dài nhưng khi đơn hàng vào thời gian gấp gáp thì doanh nghiệp buộc phải huy động làm thêm giờ để đảm bảo tiến độ giao hàng. Bên cạnh đó, bản thân không ít người lao động cũng có nhu cầu làm thêm để cải thiện thu nhập. Vì vậy, ông Nguyễn Tràng Huy đề xuất, ở góc độ cho phép nên nới rộng khung giờ làm thêm, vừa giúp doanh nghiệp đảm bảo được mục tiêu sản xuất kinh doanh, vừa giúp nâng thu nhập cho người lao động.

lay y kien gop y du thao bo luat lao dong sua doi
Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Lê Đình Hùng chủ trì hội nghị

Trong khi đó, Bà Phạm Bích Hải, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Toto Việt Nam lại cho rằng, dù trong bất cứ điều kiện nào, việc người lao động phải kéo dài thời gian làm việc (làm thêm) cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất lao động, do vậy không nên nới rộng khung giờ làm thêm, mặc dù hiện nay, làm thêm để tăng thêm thu nhập là nhu cầu của không ít người lao động. Theo bà Hải, thay vì kéo dài thời gian làm việc của người lao động, cần phát huy hơn nữa trách nhiệm của doanh nghiệp và các cơ quan chức năng liên quan đối với việc tăng thu nhập cho người lao động như: nâng lương tối thiểu, cải thiện điều kiện, môi trường làm việc để nâng cao năng suất lao động, tăng chế độ đãi ngộ...

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đánh giá cao việc LĐLĐ Thành phố Hà Nội đã chủ động, tích cực, trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của cán bộ công đoàn, đoàn viên, CNVCLĐ với Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) cũng như đánh giá cao các ý kiến đóng góp sát thực, có tinh thần xây dựng của các đai biểu tại hội nghị.

Nhấn mạnh mục đích, yêu cầu của việc sửa đổi Bộ Luật Lao động cũng như tính cần thiết của việc lấy ý kiến rộng rãi trong cán bộ công đoàn, đoàn viên, CNVCLĐ đóng góp cho Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi), Phó Chủ tịch Ngọ Duy Hiểu đề nghị các cấp công đoàn Thành phố Hà Nội tiếp tục lấy kiến của cán bộ CĐCS và người lao động trực tiếp tại cơ sở, tập trung vào những vấn đề thiết thân với người lao động.

lay y kien gop y du thao bo luat lao dong sua doi
Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Toto Việt Nam Phạm Bích Hải tham gia đóng góp ý kiến

Thay mặt lãnh đạo LĐLĐ Thành phố, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố cũng đánh giá cao ý kiến của các đại biểu tại hội nghị đóng góp vào Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi). Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Nguyễn Thị Tuyến đề nghị Ban Tổ chức hội nghị giúp thường trực LĐLĐ Thành phố tổng hợp đầy đủ các ý kiến tại hội nghị, chắt lọc những kiến nghị xác đáng nhất, có tính đại diện và gần gũi nhất với quyền lợi của người lao động, hoạt động của tổ chức Công đoàn để LĐLĐ Thành phố gửi lên tham gia đóng góp ý kiến với các cơ quan Trung ương.

“Việc sửa đổi Bộ Luật Lao động lần này là yêu cầu cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tác động trực tiếp tới quyền lợi của người lao động và hoạt động công đoàn. Sẽ không ở đâu, không có ai phát hiện ra những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung một cách xác đáng và sát thực hơn chính cán bộ CĐCS và người lao động trực tiếp tại cơ sở. Vì vậy, LĐLĐ Thành phố đề nghị các cấp công đoàn Thủ đô tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi hơn nữa của cán bộ CĐCS, đoàn viên, người lao động trực tiếp tại cơ sở góp ý cho Dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi. Chúng ta kỳ vọng, cơ quan soạn thảo Dự thảo Bộ Luật Lao động ở Trung ương sẽ lắng nghe được những đóng góp sâu sắc nhất từ thành phố Hà Nội”- Chủ tịch Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

(LĐTĐ) Liên quan đến những cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực và yêu cầu thanh toán tiền điện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản cá nhân, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) khẳng định, tuyệt đối không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện.
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

(LĐTĐ) Với nhiều điểm mới và tiến bộ, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 được đánh giá là hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội trở thành đầu tàu phát triển của cả nước. Đáng chú ý, để thu hút đầu tư xã hội, Luật quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù khác với pháp luật hiện hành.
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Ngày 4/11, huyện Thanh Oai tổ chức lễ khởi công Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước. Đây là cụm đa ngành nghề, nhằm mục tiêu thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất sạch; kéo giãn các hộ, doanh nghiệp, cơ sở đang sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề, khu dân cư, giải quyết tình trạng gây ô nhiễm môi trường.
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

(LĐTĐ) Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI năm 2024 sẽ chính thức khởi tranh vào ngày 7/11, tại Nhà thi đấu Hà Nội (số 12 phố Trịnh Hoài Đức, quận Đống Đa, Hà Nội). Đáng chú ý, sẽ có 68 đơn vị với gần 400 tay vợt chuyên nghiệp và nghiệp dư tranh tài ở 12 nội dung thi đấu. Cơ cấu giải thưởng của lần tranh tài này cũng được tăng cao hơn so với các mùa giải trước.
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

(LĐTĐ) Nhờ triển khai nhiều chủ trương, giải pháp phù hợp, đúng đắn, nên mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, bão lũ, nhưng bức tranh tổng thể kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì vẫn tiếp tục khởi sắc.
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa

Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 17/11/2024), ngày 4/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, đã đến nhà riêng để trao tặng đồng chí Đoàn Duy Thành (Đảng bộ quận Ba Đình) và đồng chí Trần Giang (Đảng bộ quận Đống Đa) Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng.
Xem thêm
Phiên bản di động