"Thủ phủ" bánh chưng ở Hà Nam những ngày giáp Tết

(LĐTĐ) Thời gian cận Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, làng Đầm (xã Liêm Tuyền, thành phố Phủ Lý, Hà Nam) hối hả vào vụ bánh lớn nhất năm. Các hộ dân huy động tối đa những thành viên trong gia đình vừa chuẩn bị nguyên liệu, vừa gói bánh chưng phục vụ nhu cầu lớn của thị trường.
Quận Bắc Từ Liêm: Mang “Tết Sum vầy - Xuân gắn kết” đến với đoàn viên, người lao động Mang Tết đầm ấm đến đoàn viên và người lao động ngành Y tế

Làng Đầm từ lâu đã trở thành địa điểm quen thuộc với nhiều thực khách trong và ngoài nước bởi vùng đất này có truyền thống làm bánh chưng cả trăm năm. Về làng Đầm những ngày cận Tết, ngay từ đầu ngõ, bất kỳ ai đều có thể cảm nhận rất rõ hương vị đặc trưng của những nồi bánh đang chưng đỏ lửa. Khói bếp nghi ngút trong ráng chiều muộn, khung cảnh làng quê thân quen gợi nên một cái Tết cổ truyền đầm ấm, yên vui.

Làng Đầm được biết đến là làng nghề truyền thống, lâu đời. Vào mỗi dịp Tết, nơi đây nổi lửa thâu đêm suốt sáng. Những hộ làm bánh chưng ăn, ngủ tại chỗ, mỗi ngày chỉ chợp mắt 2 tiếng để gói bánh kịp giao hàng cho khách.
Những ngày giáp Tết, công việc của người dân làng Đầm sẽ bắt đầu từ khoảng 6h sáng. Mỗi người trong gia đình đều được phân công một nhiệm vụ khác nhau. Người ngâm gạo, chẻ lạt, róc lá, người gói bánh…
Tại đây, hầu hết nhà nào cũng gói bánh chưng quanh năm. Riêng từ 22 tháng Chạp trở đi, mỗi gia đình cung cấp ra thị trường khoảng 1.000 bánh chưng mà vẫn không đủ nhu cầu. Bánh chưng ở đây hiện cung cấp cho nhiều vùng trong, ngoài tỉnh và đặc biệt là cả nước ngoài.
Chị Nguyễn Thị Tịnh (trú tại làng Đầm) cho biết, công việc làm bánh này rất nhiều công đoạn. Đầu tiên, là khâu chọn gạo nếp, gạo dùng để gói bánh chưng phải là gạo nếp cái hoa vàng, bởi loại gạo này sẽ quyết định độ dẻo thơm cho bánh. Trước khi gói bánh, gạo sẽ được ngâm, rửa sạch rửa sạch sẽ 3 lần và rắc muối đầy đủ.
Về phần nhân bánh, theo chị Tịnh, đỗ xanh phải là loại hạt nhỏ, ruột vàng được thổi chín và giã nhuyễn. Còn thịt lợn được các gia đình lựa chọn phần nạc vai và ba chỉ làm nhân vì bánh sẽ có vị béo ngậy.
Bánh chưng làng Đầm mang hương vị hòa quyện giữa gạo nếp, đỗ xanh. Cùng thịt lợn, đậm đà, dân dã mà lại không quá ngấy. Đây được xem là điểm cuốn hút rất riêng mà chỉ người dân làng Đầm mới có thể làm ra được.
Sau khi gói xong, bánh chưng sẽ được nén với sức nặng vừa đủ và đun trong khoảng 8-10 tiếng.
Điều đặc biệt nhất khiến cho hương vị của bánh chưng làng Đầm có sự khác biệt so với các nơi khác, đó là tại đây, nhà nào làm bánh chưng cũng đều có bể lớn chứa nước mưa, đủ cung cấp cho việc luộc bánh quanh năm. Bánh chưng luộc bằng nước mưa khi chín có màu xanh của lá dong, giữ được mùi thơm của gạo nếp, nhân đỗ, có thể để được cả chục ngày mà không hỏng.
Được biết, bánh chưng làng Đầm có giá phổ biến giao động từ 30.000 - 50.000 đồng/chiếc, tùy vào kích cỡ giá thành sẽ khác nhau.

Với sự khéo léo, chăm chỉ, năng động thích ứng với thị trường của người dân nơi đây, nghiệp xưa của làng đang ngày một phát triển, góp phần đem lại thu nhập ổn định cho hàng nghìn người lao động, hứa hẹn tương lai tươi sáng của một làng nghề truyền thống.

Thu Hiền

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

(LĐTĐ) Để công nghiệp văn hóa Hà Nội thực sự "cất cánh" và trở thành trung tâm sáng tạo hàng đầu, sự kiện thường niên như Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội đang được xem là "bệ phóng" không thể thiếu trong hành trình phát triển này.
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

(LĐTĐ) Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại nhạc hội Hoa tháng Năm lần thứ 12 tại Cung Điền kinh trong nhà Mỹ Đình với quy mô hoành tráng chưa từng có, 3.800 học sinh và gần 300 cán bộ giáo viên cùng tham gia biểu diễn.
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao dịp Tết Dương lịch “Chào năm mới 2025” và Tết Nguyên đán “Mừng Đảng - Mừng Xuân Ất Tỵ” nhằm thu hút, phục vụ người dân, khách du lịch đến Khánh Hòa nhân dịp đón năm mới 2025.
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

(LĐTĐ) Từ ngày 11 -18/11, Đại sứ quán Cộng hòa Haiti tại Hà Nội đã tổ chức một loạt sự kiện nhằm tưởng niệm Trận chiến Vertières lịch sử, một thời khắc quan trọng trong cuộc chiến giành độc lập của Haiti.
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, mỗi người dân xã Đại Áng (huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) đều tự hào được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống hiếu học, truyền thống cách mạng. Những di tích văn hóa đã được xếp hạng càng khẳng định những giá trị truyền thống của quê hương Đại Áng - Đất trạng, Anh hùng.
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

(LĐTĐ) Tháng mười một có ý nghĩa thật đặc biệt bởi được coi là tháng tri ân Nhà giáo Việt Nam. Trong đời, tôi đã được hạnh duyên gặp nhiều thầy cô giáo trao truyền kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Những ngày này, khi đã chạm tuổi heo may, tôi muốn viết về hai người rọi sáng ngọn đèn tri thức trong tâm tôi từ nhỏ.
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ

Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 không chỉ là một lễ hội nghệ thuật thông thường, mà còn là câu chuyện về sự giao thoa giữa di sản và sáng tạo đương đại, giữa giá trị truyền thống và những ý tưởng mới mẻ của thế hệ trẻ.
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"

Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"

(LĐTĐ) Sáng 18/11, Ban Quản lý di tích Danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê" tại Di tích lịch sử công trình tưởng niệm vua Lê Thái Tổ.
Xem thêm
Phiên bản di động