Thượng tôn pháp luật để hình thành văn hóa giao thông
Bộ Giao thông vận tải: Yêu cầu gương mẫu thực hiện nghiêm quy định đã uống rượu, bia không lái xe Hà Nội: Tăng cường các biện pháp kiểm soát việc sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông |
Xử lý nghiêm góp phần hình thành sự thay đổi thói quen
Phải nói rằng, từ khi Công an các địa phương triển khai cao điểm xử lý mạnh tay vi phạm nồng độ cồn dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán vừa qua, trong các bữa tiệc tất niên hay mừng năm mới, là sự tuân thủ triệt để quy định đã uống rượu bia không lái xe của rất nhiều người dân. Mức phạt “kịch khung” lên đến 40 triệu đồng, tước bằng lái xe lên tới 24 tháng theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, khiến bất cứ tài xế nào cũng phải “dè chừng”.
Việc, lực lượng chức năng “thẳng tay” xử lý nghiêm, không có chuyện xin xỏ, bỏ qua vi phạm. Đặc biệt việc xử lý nghiêm vi phạm về nồng độ cồn đã khiến cho người từ chối uống rượu với lý do lái xe, không còn vấp phải sự phản đối và “khích bác” như trước đây. Bản thân người viết bài cũng cảm thấy rất thoải mái, khi ngồi vào bàn ăn mà không phải động đến 1 giọt rượu, bia nào. “Không uống thì phải nói trước, đừng có cả nể; Giờ chẳng ai xin được bỏ qua lỗi vi phạm nồng độ cồn đâu, nên nếu đã uống rồi, tốt nhất gửi xe lại quán và bắt taxi mà về”, anh bạn làm sĩ quan Công an của tôi nói vậy với tất cả những người trong buổi tiệc liên hoan gặp mặt cuối năm.
Tổ công tác Y14/141 - Công an thành phố Hà Nội lập chốt kiểm tra vi phạm nồng độ cồn tại nút giao Quán Sứ - Tràng Thi. |
Theo quy định hiện hành, chỉ cần phát hiện cồn trong cơ thể là tài xế đã bị phạt. Mức phạt tối thiểu dành cho tài xế có nồng độ cồn dưới 50 mg/100 ml máu hoặc dưới 0,25 mg/1 lít khí thở bị phạt tiền từ là 2- 3 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 10 -12 tháng (điều khiển xe máy); và phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng (điều khiển xe ô tô)… Có ý kiến cho rằng, lâu ngày gặp nhau uống chén rượu xuân thì có thể chấp nhận được…
Họ cho rằng, quy định này hơi khắt khe, quyết liệt. Nhưng chẳng mấy ai dám khẳng định: “Đã uống một chén sẽ không uống chén tiếp theo”. Một phần do văn hóa ép uống, khích tướng mỗi khi vào bàn nhậu đã khiến cho nhiều người cảm thấy không được thoải mái.Thay đổi một thói quen lâu ngày và từng được một bộ phận số đông thừa nhận là rất khó, nhưng để hình thành thói quen mới, trong trường hợp này là “đã uống rượu bia thì không lái xe”, còn khó hơn nhiều.
Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trong đợt nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão năm nay, số vụ tai nạn giao thông và số ca tử vong liên quan đến nồng độ cồn đều giảm đáng kể so với năm ngoái. So sánh với dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 (khi chưa có Nghị định 100/2019/NĐ-CP, có hiệu lực từ 1/1/2020), sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt. Số vụ tai nạn giảm từ 276 xuống còn 152, số tử vong giảm từ 183 xuống 89, số bị thương từ 241 giảm còn 111 người.
Trước đó vào tháng 6/2022, Bộ Công an và Cục Cảnh sát giao thông đã triển khai kế hoạch cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Kế hoạch đã tạo được sự ủng hộ mạnh mẽ của quần chúng nhân dân trên địa bàn cả nước. Cho đến nay, kế hoạch này vẫn đang được Công an các đơn vị triển khai.Hiệu quả rõ rệt của sự khắt khe, quyết liệt đã được thực tế chứng minh là phù hợp với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, và nên được tiếp tục cho đến khi người Việt hình thành thói quen không uống rượu bia khi lái xe
Xử lý nghiêm hơn, tự giác sẽ cao hơn
Tối 10/2, theo chân tổ công tác Y14/141 - Công an thành phố Hà Nội lập chốt kiểm tra vi phạm nồng độ cồn tại nút giao Quán Sứ - Tràng Thi (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), phóng viên Báo Lao động Thủ đô ghi nhận tất cả những trường hợp người điều khiển phương tiện có biểu hiện đã sử dụng rượu, bia; một số người “quá chén” đã có phản ứng lại tổ công tác… đều bị lực lượng chức năng xử lý nghiêm. Ngược lại cũng có rất nhiều tài xế rất tự tin thổi vào máy đo, do trước đó không sử dụng bia, rượu.
Anh Đoàn Tuấn Hải (phường Phương Mai, quận Đống Đa) cho biết, uống rượu, bia sau đó lái xe là vi phạm pháp luật, song do nhận thức, ý thức của người tham gia giao thông chưa cao, nên vẫn còn tình trạng cố tình vi phạm. Bản thân tôi mong muốn việc duy trì kiểm tra nồng độ cồn sau Tết của Công an thành phố Hà Nội cần được duy trì thường xuyên cả năm, qua đó, giúp người dân từng bước điều chỉnh, thay đổi hành vi, tạo nên thói quen lái xe an toàn, đã uống rượu, bia thì không lái xe…
Tại Hội nghị Tổng kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 ngày 9/2, Thượng tá Phạm Quang Huy - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, cho biết, năm 2023, lực lượng Cảnh sát giao thông xác định chuyên đề trọng tâm, xuyên suốt là xử lý vi phạm về nồng độ cồn. Theo đó, lực lượng chức năng tại các địa phương sẽ xử lý thường xuyên quyết liệt và kiên quyết hình thành thói quen đã uống rượu bia không lái xe, chấn chỉnh người tham gia giao thông và lực lượng thực thi công vụ để đảm bảo thượng tôn pháp luật…
Sự quyết tâm, kiên trì thực hiện các giải pháp, đề cao tính thượng tôn pháp luật của các cơ quan chức năng, từ đó tạo ra văn hoá trong chấp hành luật lệ giao thông. Bên cạnh đó, giải pháp hiệu quả và thiết thực nhất đó là công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong cấp ủy, chính quyền địa phương, hệ thống chính trị, trong gia đình và nhà trường. Đây chính là gốc của vấn đề để kéo giảm vi phạm nồng độ cồn, ngăn chặn tai nạn giao thông xảy ra.
Theo thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội, từ ngày 14/12/2022 đến 6/2/2023, lực lượng Cảnh sát giao thông đã kiểm tra, xử lý hơn 10.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, phạt tiền hơn 57 tỷ đồng; tạm giữ hơn 10.000 phương tiện các loại, trong đó có 1.578 ô tô. Số lượng người vi phạm ở mức vượt quá 0,4 mg/L khí thở (mức kịch khung) là 1.524 trường hợp (chiếm 15,1%). |
Minh Phương
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Môi trường 02/11/2024 20:30
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 20:05
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đối tượng nào phải tập huấn nghiệp vụ, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy từ 16/12/2024?
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 15:22
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/11: Đêm và sáng có sương mù, trời lạnh, ngày nắng nóng
Môi trường 02/11/2024 06:15
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
Đưa robot vào diễn tập chữa cháy tại chung cư HH1 Linh Đàm
Phòng chống cháy nổ 01/11/2024 14:19
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10