Thu phí vỉa hè dễ phát sinh tiêu cực

Trong dự thảo Luật Phí và lệ phí mà Quốc hội đang thảo luận để thông qua có quy định khoản thu phí sử dụng lòng đường, vỉa hè nhằm tăng nguồn thu phí ngân sách, việc quy định này đã nhận được nhiều ý từ các đại biểu  cũng như dư luận.
Bộ Giao thông chấp thuận giảm phí trạm BOT Hòa Bình
Dân chặn xe phản đối trạm thu phí vì những “khoảng tối mù mờ”
Đề xuất xử phạt việc thu phí gây ùn tắc giao thông

Nên hay không nên thu phí?

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ tại các thành phố lớn, thì vấn đề quỹ đất dành cho phát triển đô thị lại vô cùng hạn hẹp, trong khi đó nhu cầu sử dụng diện tích để kinh doanh, buôn bán, trông giữ xe…đang ngày một tăng lên. Nhằm hạn chế vấn đề này, Chính phủ đã ban hành rất nhiều chính sách, văn bản, thậm chí là quy định cụ thể những tuyến phố được phép kinh doanh vỉa hè, một mặt để hạn chế việc lấn chiếm bừa bãi, mặt khác cũng giải quyết nhu cầu thực tế của người dân.

Trong khi người dân đang rất mong cơ quan chức năng có những chính sách cứng rắn, hợp lý nhằm trả lại vỉa hè, lòng đường cho người đi bộ tại các thành phố lớn, thì mới đây tại phiên họp thường kỳ của Quốc hội, dự thảo về Luật Phí và lệ phí, trong đó có quy định việc thu phí sử dụng lòng đường, vỉa hè khiến dư luận không đồng tình. Nhiều người cho rằng, vỉa hè là tài sản chung và để dành riêng cho người đi bộ, vậy tại sao lại sử dụng để kinh doanh, trông giữ xe và thu phí?

Thu phí vỉa hè dễ phát sinh tiêu cực
Thu phí vỉa hè, lòng đường sẽ khiến cho tình trạng lấn chiếm tràn lan gây cản trở giao thông

Anh Kiều Dũng (ở đường Nguyễn Xiển, Hoàng Mai, HN) cho biết, nếu như nhà nước cho phép thu phí lòng đường, vỉa hè, vô hình chung sẽ biến không gian công cộng thành “sở hữu” riêng, phục vụ cho lợi ích cá nhân mà không mang tính cộng đồng. Đặc biệt với thực trạng lấn chiếm vỉa hè tràn lan ở Hà Nội, TP.HCM…như hiện nay, nếu cho phép kinh doanh sẽ dẫn đến sự hỗn loạn, tạo nên một bức tranh đô thị lộn xộn. “Vỉa hè là tài sản chung, thậm chí nó không thuộc quyền sở hữu của những nhà mặt tiền, tuy nhiên hiện nay rất nhiều gia đình đã cho người khác thuê lại vỉa hè trước nhà để kinh doanh. Vì thế, nếu hợp thức hóa vấn đề này sẽ làm cho việc quản lý càng chồng chéo, cản trở giao thông…”, anh Dũng bày tỏ.

Cùng chung quan điểm với anh Dũng, chị Thu Hương (Mai Dịch, Cầu Giấy, HN) cho biết, lâu nay, việc cơ quan chức năng quản lý gắt gao diện tích lòng đường, vỉa hè. Thế nhưng, diện tích công này vẫn bị xâm hại một cách nghiêm trọng. Thậm chí trên nhiều tuyến phố, con đường nội đô, người kinh doanh lấn chiếm vỉa hè khiến người đi bộ phải xuống lòng đường để đi. Nếu Luật Phí và lệ phí thông qua quy định cho phép thu phí lòng đường, vỉa hè, người dân sẽ đi bộ ở đâu? Nếu xuống lòng đường đi bộ mà gặp tai nạn, ai sẽ là người chịu trách nhiệm?

Trong khi rất nhiều ý kiến không đồng tình với dự thảo trên, thì cũng không ít ý kiến cho rằng, vỉa hè nên được sử dụng vào nhiều mục đích khách nhau. Bởi lẽ, trên thực tế tại các thành phố lớn, vỉa hè có diện tích lớn, nhỏ khác nhau và mật độ người lưu thông khác nhau. Vì thế, nên quy định rõ ràng, khu vực nào, tỉnh thành nào thì được kinh doanh, buôn bán và thu phí, vỉa hè nào chỉ để dành riêng cho người đi bộ và các hoạt động công cộng khác và vỉa hè nào tuyệt đối không cho buôn bán, kinh doanh.

“Nếu không quản lý được thì tiến hành thu phí để tận dụng nguồn “tài nguyên” vỉa hè, tránh tình trạng sử dụng, lấn chiếm tự phát. Tuy nhiên, trước khi thu nhà nước cần phải có những quy hoạch, quy định cụ thể về diện tích cho phép sử dụng, diện tích dành cho người đi bộ. Ngoài ra cần quy định theo tuyến đường, tuyến phố. Nếu siết chặt quản lý, ban hành những quy định hợp lý, cụ thể và chi tiết thì việc thu phí sẽ tránh thất thu một khoản tiền lớn cho ngân sách nhà nước. Hiện nay ở một số khu phố cổ của Hà Nội, nhà nước đã cho phép thu phí tại một số vỉa hè và đang có dấu hiệu tích cực”, ông Nguyễn Quốc Hùng (ở phố Huế, Hoàn Kiếm, HN) chia sẻ.

Dễ phát sinh tiêu cực

Vậy, nên hay không nên “thương mại hóa” vỉa hè, nếu đồng ý thì phải triển khai như thế nào, đó là câu hỏi được rất nhiều các đại biểu Quốc hội đưa ra. Trong khi đó xét về vấn đề quản lý đô thị, dù trong một thành phố nhưng vỉa hè ở mỗi khu vực sẽ khác nhau. Nếu được phép tiến hành thu phí thì nhà nước phải tiến hành khảo sát, kiểm tra, lập biểu giá cho từng khu vực nên rất khó thực hiện, đặc biệt là dễ dẫn đến tiêu cực, lạm phát khi thực hiện.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Đặng Đình Tiền cho rằng, để hạn chế việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, đáng lý ra nhà nước phải có những biện pháp quản lý triệt để và cứng rắn hơn, nhằm trả lại đúng chức năng của nó thì lại thay bằng việc hợp thức hóa, như thế là đi ngược lại với chính sách từ trước đến nay. Ở nước ta mạng lưới giao thông còn rất nhiều bất cập, vì thế, không nên cho phép thu phí loại hình này mà hãy trả nó về đúng chức năng và hiện trạng của nó.

Còn bà Nguyễn Thị Hải Yến giảng viên trường Đại học Mỏ địa chất, lại tỏ ra băn khoăn, vỉa hè ở nước ta đã đạt chuẩn hay chưa, giao thông ở Việt Nam đã thực sự thông thoáng chưa?. Chưa thu phí vỉa hè đã lộn xộn, vậy thu phí vỉa hè sẽ ra sao?.

“Theo tôi, chỉ trừ những tuyến phố đi bộ, những tuyến đường kinh doanh nhưng không phục vụ vào mục đích giao thông như các tuyến đường du lịch…thì có thể xem xét thu phí. Còn tất cả những tuyến đường phục vụ giao thông đi lại của người dân, thì tuyệt đối không thể cho phép kinh doanh, buôn bán và thu phí tràn lan”, bà Yến cho hay.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Central Retail chung tay bình ổn thị trường cao điểm Tết qua “Lễ hội thịt heo”

Central Retail chung tay bình ổn thị trường cao điểm Tết qua “Lễ hội thịt heo”

(LĐTĐ) Thịt heo tươi được xem là mặt hàng nhu yếu phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền của các gia đình Việt. Đặc biệt, những ngày cận Tết Nguyên đán 2025, khi nhu cầu tiêu thụ thịt heo của người dân đang tăng lên, thì vấn đề bình ổn giá, bình ổn thị trường thịt heo luôn là vấn đề được người tiêu dùng và doanh nghiệp quan tâm.
Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?

Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?

(LĐTĐ) Năm 2025 được gọi là năm Rắn hai đầu vì Người xưa quan niệm, “một năm bắt đầu từ tiết Lập xuân”, việc 2 lần đón tiết Lập xuân trong cùng một năm giống như năm Ất Tỵ có 2 mùa xuân, hay năm nay rắn có 2 đầu.
Công nhân lao động Thủ đô nô nức mua sắm tại “Chợ Tết Công đoàn”

Công nhân lao động Thủ đô nô nức mua sắm tại “Chợ Tết Công đoàn”

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 11 - 12/1, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Chợ Tết Công đoàn” năm 2025 để phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của công nhân lao động.
Bảng lương của giáo viên năm 2025

Bảng lương của giáo viên năm 2025

(LĐTĐ) Năm 2025 chưa tăng tiền lương cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang tức là chưa tăng tiền lương giáo viên trong năm 2025. Bảng lương giáo viên 2025 vẫn giữ nguyên như năm 2024.
Chuyển đổi năng lượng xanh mở ra tương lai tươi sáng cho Việt Nam

Chuyển đổi năng lượng xanh mở ra tương lai tươi sáng cho Việt Nam

(LĐTĐ) Việt Nam đang đạt được nhiều tiến bộ trong việc hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và quá trình chuyển dịch năng lượng hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội dài hạn cho người dân trong tương lai.
Bất động sản An Gia bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hành chính hơn 300 triệu đồng

Bất động sản An Gia bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hành chính hơn 300 triệu đồng

(LĐTĐ) Một doanh nghiệp bất động sản là CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định xử phạt hành chính số tiền phạt lên tới 325 triệu đồng do vi phạm: thay đổi phương án sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng không thông qua Đại hội đồng cổ đông.
HNX chấp thuận hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1

HNX chấp thuận hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1

(LĐTĐ) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, đã chấp thuận đưa gần 3 triệu cổ phiếu KTT của CTCP Tập đoàn Đầu tư KTT và hơn 6,3 triệu cổ phiếu TKG của CTCP Sản xuất và Thương mại Tùng Khánh vào giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên lần lượt là 2.300 đồng/cổ phiếu KTT và 2.400 đồng/cổ phiếu TKG.

Tin khác

Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội

Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội

(LĐTĐ) Năm 2025 các đội kiểm tra liên ngành 178 của thành phố Hà Nội và các cấp sẽ tiến hành kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ nảy sinh các tệ nạn xã hội.
Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm

Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm

(LĐTĐ) Nhằm phục vụ nhu cầu đi lại, vận tải hành khách, hàng hóa của nhân dân vào dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, huyện Thường Tín đã chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp, đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ

Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ

(LĐTĐ) Theo Công an thành phố Hà Nội, thời gian gần đây, trên các cầu vượt dành cho người đi bộ xuất hiện tình trạng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên tụ tập, ca hát, ăn uống gây mất vệ sinh môi trường và tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh, trật tự. Trước thực trạng trên, lãnh đạo phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội đã chỉ đạo Đội Cảnh sát phản ứng nhanh, ngoài công tác tuần tra kiểm soát, tuyên truyền, giải tỏa, xử lý các điểm vi phạm.
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh

Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh

(LĐTĐ) Đêm 24/12, Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã ra quân kiểm tra, xử lý các điểm trông giữ xe không phép, sai phép trên địa bàn.
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

(LĐTĐ) Mới đây, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội và Công an các địa phương trên địa bàn thành phố đã đồng loạt ra quân triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

(LĐTĐ) Trong năm 2025, Hà Nội sẽ đầu tư xây mới, xây dựng lại 34 chợ dân sinh và cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 71 chợ. Thành phố yêu cầu các dự án xây mới hoặc cải tạo lại chợ phải giải quyết cơ bản được vấn đề dân sinh bức xúc, giảm khiếu nại, khiếu kiện trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về chợ. Phải công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư, xây dựng chợ.
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Công an huyện Thanh Trì vừa tổ chức Lễ ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025; ra mắt mô hình lực lượng 141 trong tình hình mới.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an thành phố Hà Nội) đã tổ chức lễ ra quân nhằm triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm và đảm bảo an ninh trật tự, trật tự đô thị trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2025. Đây là một phần quan trọng trong chiến dịch toàn diện nhằm duy trì an toàn xã hội và xây dựng hình ảnh một Thủ đô văn minh, hiện đại.
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

(LĐTĐ) Thời gian qua trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) xuất hiện các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời, công trình có lắp dựng mái che trên đất không đúng mục đích sử dụng đất nhằm phục vụ kinh doanh dịch vụ thể thao.
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về dự thảo quyết định việc sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa. Tuy nhiên, đến thời điểm này không ít lãnh đạo UBND phường vẫn chưa biết quản lý con người, sắp xếp địa điểm đón trả khách ra sao như dự thảo đề cập tới.
Xem thêm
Phiên bản di động