Thư pháp trong dòng chảy đương đại

(LĐTĐ) Nhân dịp năm mới Xuân Giáp Thìn 2024, Báo Lao động Thủ đô đã có buổi trò chuyện cùng thạc sĩ Nguyễn Hiếu Tín - Phụ trách ngành Du lịch Trường Đại học Tôn Đức Thắng để hiểu rõ hơn về văn hóa thư pháp trong dòng chảy văn hóa đương đại.
Tranh sơn mài và tranh thư pháp: Tiếng vọng của thời gian Thư pháp kết hợp với graffiti: Từ khác biệt đến đồng cảm

Phóng viên: Thưa ông, thư pháp được coi là một môn nghệ thuật lâu đời, dùng để thể hiện tâm tư, tình cảm của con người. Vậy, với cuộc sống công nghệ hóa, hiện đại hóa như ngày nay, thư pháp đang được vận hành như thế nào?

Thư pháp trong dòng chảy đương đại

Ông Nguyễn Hiếu Tín:

Thư pháp chữ Việt mang lại vẻ đẹp của văn tự, phản ánh những đặc trưng của văn hóa người Việt; thể hiện rõ những đặc tính linh hoạt, tính biểu cảm và tính tổng hợp. Ngoài ra, việc dùng sản phẩm của văn hóa phương Đông là bút lông để viết chữ la-tinh (quốc ngữ) - sản phẩm của văn hóa phương Tây cho thấy thư pháp có sự giao thoa và tích hợp văn hóa Đông - Tây.

Trong quá trình tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, người Việt hiếu hòa tiếp nhận và biến đổi yếu tố mới trên nền tảng văn hóa bản địa, tạo nên sản phẩm văn hóa độc đáo, giàu bản sắc và phù hợp thời đại. Theo tôi, chúng ta đang sống trong thời đại của công nghệ, của trí tuệ nhân tạo, nhưng sự hiện diện của thư pháp Việt đã làm cho giá trị nghệ thuật, mỹ cảm thêm sâu sắc. Thư pháp thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ như thổi luồng sinh khí mới đối với văn hóa Việt.

Phóng viên: Được biết, mỗi năm ông đều sáng tác tác phẩm linh vật theo từng năm với phong cách độc đáo của nghệ thuật viết chữ là họa tự (vẽ chữ thành hình). Từ đâu mà ông có ý tưởng này và họa tự khác gì so với nghệ thuật thư pháp?

Thư pháp trong dòng chảy đương đại
Ông Nguyễn Hiếu Tín.

Ông Nguyễn Hiếu Tín:

Thư pháp, thư họa, họa tự đều có chung một ý nghĩa là nghệ thuật của chữ viết. Cụ thể hơn, nếu thư pháp thiên về viết chữ, thư họa thiên về vẽ tranh và ngẫu hứng sáng tạo, thì họa tự thiên về vẽ chữ và cần nhiều ý tưởng sáng tạo.

Họa tự mang tính ước lệ, tượng trưng hơn so với thư pháp, yêu cầu người sáng tác phải xem nhiều tài liệu về linh vật, có tư duy tạo hình, kết hợp đường nét của chữ khớp với hình thể thì mới tạo ra được tác phẩm phong phú và độc đáo. Bên cạnh đó, họa tự có độ khó riêng vì phải đảm bảo bút pháp tự nhiên, thanh thoát, chữ phải có hồn và không quá gượng ép.

Phóng viên: Thưa ông, ông có thể cho biết điều mà ông tâm đắc nhất ở lần tái bản đầu tiên của quyển “Thư pháp là gì?” với gần 400 trang?

Ông Nguyễn Hiếu Tín:

Tôi hy vọng, tư liệu và hình ảnh trong gần 400 trang sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về nghệ thuật thư pháp. Ngoài ra, các loại hình nghệ thuật của quốc gia nào cũng có văn tự riêng, đều có thể thăng hoa nét chữ đó để phát triển thành nghệ thuật thư pháp nhưng vẫn giữ được dấu ấn văn hóa quốc gia.

Trong quá trình phát triển nghệ thuật, luôn có sự vận động để thích ứng với hoàn cảnh của thời đại, nghệ thuật thư pháp chữ Việt đã minh chứng rõ nét điều đó trong những năm gần đây. Tuy thư pháp chữ Việt hiện nay còn "non tuổi", đang định hình về phong cách, nhưng tôi nghĩ sẽ hứa hẹn nhiều điều thú vị ở tương lai.

Phóng viên: Năm nay là năm Giáp Thìn, ông đã mất thời gian bao lâu để hoàn thành ý tưởng của mình?

Ông Nguyễn Hiếu Tín:

Tôi mất khoảng hơn 6 tháng để sáng tác 9 họa tự về rồng, biểu tượng cho “Cửu long vận hội”. Trong 12 con giáp, rồng là con vật không tồn tại, nhưng hình ảnh rồng xuất hiện nhiều nơi ở các quốc gia phương Đông. Điều này, thể hiện rồng có vai trò rất lớn trong đời sống của các dân tộc châu Á.

Trong văn hóa Việt, rồng gắn liền với nền văn minh sông nước và truyền thống dân tộc; được xem là con vật linh thiêng, tượng trưng cho vẻ đẹp hoàn mỹ và sức mạnh phi thường. Đặc biệt, rồng còn là biểu tượng văn hoá mang khát vọng cao cả của đất nước với hình ảnh “con rồng cháu tiên”.

Phóng viên: Vậy 9 bức có nét tương đồng hay hoàn toàn khác nhau thưa ông?

Ông Nguyễn Hiếu Tín:

4 ký tự L-O-N-G sẽ được cách điệu, kết hợp khéo léo để tạo ra hình ảnh những con rồng độc đáo, sử dụng màu sắc rực rỡ, tươi vui để đón chào năm mới.

Hình rồng ở bức đầu tiên sẽ có dáng thon thả, uyển chuyển của rồng thời Lý. Hình rồng ở bức thứ hai sẽ có hình thế giáng long hoặc thăng long với dáng uốn lượn thoăn thoắt, tròn trặn. Với hình rồng ở bức số 5 sẽ toát lên sự uy nghi thông qua hình ảnh uốn lượn và phun nước. Bằng cách dùng cọ vung mực, những tia nước bắn ra sinh động giúp hình rồng ở bức thứ 6 trông dũng mãnh và rất có hồn. Nhìn chung, 9 bức họa tự đều thể hiện đặc tính linh hoạt lúc ẩn lúc hiện, lúc trên không lúc lại dưới nước của rồng.

Phóng viên: Trong hơn 20 năm đam mê thư pháp, ông đã từng nghĩ sẽ gác bút, giải nghệ chưa?

Ông Nguyễn Hiếu Tín:

Thư pháp như duyên nghiệp đối với tôi, tôi luôn trân quý điều đó. Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục thực hiện một số chuyên luận sâu hơn về thư pháp Việt để mọi người có thể hiểu rõ hơn về nghệ thuật thư pháp.

Phóng viên: Ngoài vẻ đẹp nghệ thuật của thư pháp thì thư pháp còn có ý nghĩa sâu xa. Ông đánh giá như thế nào về điều này?

Ông Nguyễn Hiếu Tín:

Tôi gắn bó hơn nửa đời với thư pháp để tìm giá trị thiêng liêng, cốt lõi. Đối với tôi, thư pháp là nơi gìn giữ, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc; giúp tôn vinh được nét đẹp và hồn của dân tộc. Có nghĩa là “văn dĩ tải đạo” - thông qua những câu chữ được chọn lọc để viết tác phẩm, giúp người thưởng ngoạn, treo tranh hiểu thêm về đạo lý và kinh nghiệm sống của người xưa; những vần thơ trác tuyệt, những lời chúc tốt đẹp mang lại giá trị tinh thần. Hình ảnh ông đồ tặng chữ trong Tết cổ truyền là một hoạt động không thể thiếu. Qua đó, thể hiện phần nào truyền thống hiếu học, một dân tộc yêu chữ và kính chữ.

Phóng viên: Ông có lời khuyên gì dành cho những ai đã, đang và sẽ có ý định theo bộ môn thư pháp này?

Ông Nguyễn Hiếu Tín:

Thời gian gần đây, nhiều bạn trẻ thích, theo đuổi và cảm nhận được thư pháp là tín hiệu tốt, đáng quý, nên khuyến khích và đào tạo bài bản. Bên cạnh đó, người chơi phải biết khiêm tốn, kiên trì và nhẫn nại. Bên cạnh đó, phải luôn trau dồi kiến văn, giao lưu, học hỏi ở những người đi trước.Tránh để nghệ thuật thư pháp mất đi sự đam mê mà trở thành thương mại hóa, làm con chữ viết ra sẽ mất “thiêng”.

Lam Ngọc (Thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

(LĐTĐ) Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận là những địa phương hội tụ nhiều yếu tố để liên kết phát triển du lịch, thường xuyên có các hoạt động liên kết, hợp tác quảng bá, xúc tiến du lịch để thu hút khách.
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33

Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Ban Tổ chức của SEA Games 33 đã công bố cụ thể 50 môn và nhóm môn nằm trong chương trình thi đấu chính thức tại Đại hội, trong đó không có nhiều môn thế mạnh của Việt Nam.
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…

Tin khác

Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

(LĐTĐ) Để công nghiệp văn hóa Hà Nội thực sự "cất cánh" và trở thành trung tâm sáng tạo hàng đầu, sự kiện thường niên như Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội đang được xem là "bệ phóng" không thể thiếu trong hành trình phát triển này.
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

(LĐTĐ) Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại nhạc hội Hoa tháng Năm lần thứ 12 tại Cung Điền kinh trong nhà Mỹ Đình với quy mô hoành tráng chưa từng có, 3.800 học sinh và gần 300 cán bộ giáo viên cùng tham gia biểu diễn.
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao dịp Tết Dương lịch “Chào năm mới 2025” và Tết Nguyên đán “Mừng Đảng - Mừng Xuân Ất Tỵ” nhằm thu hút, phục vụ người dân, khách du lịch đến Khánh Hòa nhân dịp đón năm mới 2025.
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

(LĐTĐ) Từ ngày 11 -18/11, Đại sứ quán Cộng hòa Haiti tại Hà Nội đã tổ chức một loạt sự kiện nhằm tưởng niệm Trận chiến Vertières lịch sử, một thời khắc quan trọng trong cuộc chiến giành độc lập của Haiti.
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, mỗi người dân xã Đại Áng (huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) đều tự hào được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống hiếu học, truyền thống cách mạng. Những di tích văn hóa đã được xếp hạng càng khẳng định những giá trị truyền thống của quê hương Đại Áng - Đất trạng, Anh hùng.
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

(LĐTĐ) Tháng mười một có ý nghĩa thật đặc biệt bởi được coi là tháng tri ân Nhà giáo Việt Nam. Trong đời, tôi đã được hạnh duyên gặp nhiều thầy cô giáo trao truyền kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Những ngày này, khi đã chạm tuổi heo may, tôi muốn viết về hai người rọi sáng ngọn đèn tri thức trong tâm tôi từ nhỏ.
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ

Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 không chỉ là một lễ hội nghệ thuật thông thường, mà còn là câu chuyện về sự giao thoa giữa di sản và sáng tạo đương đại, giữa giá trị truyền thống và những ý tưởng mới mẻ của thế hệ trẻ.
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"

Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"

(LĐTĐ) Sáng 18/11, Ban Quản lý di tích Danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê" tại Di tích lịch sử công trình tưởng niệm vua Lê Thái Tổ.
Gần 500 người mẫu tham gia Bách Hoa Bộ Hành: Nơi những bông hoa tình yêu văn hóa dân tộc khoe sắc

Gần 500 người mẫu tham gia Bách Hoa Bộ Hành: Nơi những bông hoa tình yêu văn hóa dân tộc khoe sắc

(LĐTĐ) Chiều ngày 17/11, trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, Ngày hội cổ phục Việt Nam Bách Hoa Bộ Hành 2024 đã diễn ra với sự tham gia của gần 500 người mẫu.
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: "Đại tiệc" văn hóa thu hút 30 vạn lượt khách

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: "Đại tiệc" văn hóa thu hút 30 vạn lượt khách

(LĐTĐ) Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã chính thức khép lại sau 9 ngày diễn ra sôi nổi với sự tham gia của gần 30 vạn lượt người dân và du khách. Sự kiện năm nay đánh dấu bước phát triển mới trong việc thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động