Tranh sơn mài và tranh thư pháp: Tiếng vọng của thời gian

(LĐTĐ) Nghệ thuật là một lối chơi tao nhã, một món quà ý nghĩa được nhiều người lựa chọn để sưu tầm và tặng nhau trong những dịp đặc biệt. Cuộc sống càng phát triển, người ta càng có xu hướng tìm về những giá trị truyền thống. Tranh sơn mài và tranh thư pháp là hai dòng tranh như vậy.
Họa sĩ Trần Khánh Chương với cảm xúc về “Đường lên Điện Biên” Độc đáo tranh sơn mài hầu đồng “Giá thánh”

Đứng trước hai loại tranh này, con người như được trở lại trạng thái tự nhiên, khiến cuộc sống vật chất trở nên đơn giản hơn và quan trọng mỗi chúng ta có điều kiện cảm nhận được tiếng vọng sâu thẳm của thời gian.

Tranh sơn mài và tranh thư pháp: Tiếng vọng của thời gian
Một bức thư pháp của Hưng Trần

Thông qua những tác phẩm tranh sơn mài và tranh thư pháp mà họa sĩ Hưng Trần thể hiện đều đạt được các tiêu chí đặc biệt, biến sắc màu vật liệu tự nhiên như hóa đá, ngọc, hổ phách… trở nên tươi sáng và trong veo đến thẳm sâu. Mỗi tác phẩm đều được truyền tải bằng chính năng lượng nội lực, trí tuệ bản thân, không bị ràng buộc bởi nét bút nào cụ thể mà chỉ cảm bằng đôi tay và khối óc tài hoa.

Tranh sơn mài là loại tranh sử dụng các vật liệu truyền thống trong kỹ thuật sơn mài như: sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính, cùng các loại sơn son, bạc thếp, vàng thếp, vỏ trai, vỏ trứng… để vẽ trên nền vóc màu đen. Nếu như tranh sơn mài truyền thống giới hạn bởi các màu nền đen, đỏ sen, nâu cánh gián và các họa tiết vàng, bạc, vỏ trứng… thì sơn mài hiện đại phong phú hơn, đa dạng hơn về màu sắc và chất liệu.

Tranh sơn mài được chế tác bằng kỹ thuật có tính cổ truyền qua các công đoạn như: chuẩn bị cốt - vóc; vẽ nhiều lớp; phủ dày; mài vẽ; đánh bóng hoàn thiện hoặc sơn quang bằng những nguyên vật liệu có tính chất truyền thống như: vàng lá, bạc lá, vỏ trai, vỏ xà cừ, màu son và đặc biệt là sơn ta - một loại sơn truyền thống. Vẽ tranh sơn mài có những nguyên tắc đặc trưng và khác biệt như: muốn lớp sơn vừa vẽ nhanh khô thì phải ủ trong nơi kín gió và có độ ẩm cao. Muốn nhìn thấy tranh lại phải mài mòn đi mới thấy hình. Cái quý của tranh sơn mài cũng là ở đó. Để cảm nhận sâu sắc được một bức tranh sơn mài phải mất một, hai tháng, có khi cả năm trời.

Tranh sơn mài và tranh thư pháp: Tiếng vọng của thời gian
Giáo sư Hà Tôn Vinh và bà Thu Huyền bên bức tranh sơn mài độc đáo của họa sĩ Hưng Trần

Còn với dòng tranh thư pháp là một lối diễn tấu tự nhiên hay môn nghệ thuật biểu lộ tâm ý của con người thông qua ngôn ngữ viết. Giá trị của tranh thư pháp không chỉ nằm ở những nét chữ tài hoa, bay bổng, bố cục hài hòa mà còn ở ý nghĩa nhân văn sâu sắc của những câu chữ ấy. Không giống những dòng tranh khác với nhiều chi tiết và màu sắc, tranh thư pháp mang vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, chứa đựng nhiều triết lý văn hóa truyền thống nhưng cũng rất trang trọng; mang đến cho người xem cảm giác thư thái, bình yên trong tâm hồn. Để tạo nên một bức tranh thư pháp đẹp, nghệ thuật, quan trọng nhất là ở bút pháp của người nghệ sĩ, kết hợp với khối óc sáng tạo. Tùy đặc điểm từng loại như tranh thư pháp chữ đơn hay tranh thư pháp kết hợp thư - họa, người nghệ sĩ có cách bố cục để bức tranh hài hòa, ấn tượng nhất. Sự kết hợp giữa sơn mài và thư pháp tạo cho người xem cảm giác hoài cổ.

Thu Huyền, một nhà sưu tầm đồ xưa và thiết kế sắp đặt không gian tranh nghệ thuật là người đặc biệt yêu thích dòng tranh sơn mài và tranh thư pháp. “Mỗi dòng tranh mang cho tôi một cảm xúc riêng. Cái thú vị của tranh sơn mài là khi mài, bạn vừa phải chú ý cho vừa đủ độ, vừa cảm nhận được màu sơn lộng lẫy và từng tầng lớp của bức tranh. Cái thú vị của tranh thư pháp lại nằm trong công phu cầm chiếc bút lông tạo nét thanh nét đậm. Hai dòng tranh này mang đậm nét Á Đông. Đó là nét đẹp cổ truyền mà gia đình tôi muốn truyền tải và bảo tồn, nhất là giá trị phi vật thể của chữ tượng hình Hán nôm đang dần mai một”, Thu Huyền cho hay.

Được biết, nhà sưu tầm đồ xưa Thu Huyền cùng ông xã là nhà thư pháp, người sáng tác tranh sơn mài, bút danh Hưng Trần luôn đau đáu với việc truyền tải và bảo tồn nét đẹp cổ truyền của dân tộc qua những tác phẩm của mình.

Với tâm huyết nghệ thuật, Thu Huyền cùng ông xã mong muốn phát triển mạnh mẽ hai dòng tranh này để giới thiệu với bạn bè trong nước cũng như quốc tế thêm hiểu về văn hóa truyền thống Việt Nam. Hiện Thu Huyền cũng đang chuẩn bị ra mắt bộ tranh sơn mài chủ đề Thiên nhiên để truyền tải thông điệp bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.

Huyền Hưng

Nên xem

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin khác

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới

Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới

(LĐTĐ) Được sự cho phép của Bộ Thông tin và Truyền thông và để phụng sự độc giả được tốt hơn, từ ngày 2/11/2024, Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình chính thức ra mắt bộ nhận diện mới và thay đổi cơ cấu một số chuyên mục.
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024

Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024

(LĐTĐ) Trong không khí hân hoan chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029, tối 1/11, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng với chủ đề "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024.
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch

"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch

(LĐTĐ) Sau thành công của tiểu thuyết đầu tay "Tìm em giữa ngàn sao lấp lánh" (2021), tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh vừa cho ra mắt tác phẩm thứ hai mang tên "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi". Đây là một trong số ít tác phẩm văn học Việt Nam viết về đề tài đại dịch, được hoàn thành sau 3 năm ấp ủ và chắt lọc của tác giả.
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"

Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"

(LĐTĐ) Tiếp nối thành công của hai kỳ Festival trước, Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24/11 đến ngày 30/11/2024, tại thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư, với chủ đề "Dòng chảy di sản". Qua đó, không chỉ tôn vinh các giá trị văn hóa, lịch sử của vùng đất cố đô Hoa Lư, mà còn là cơ hội để kết nối, lan tỏa những giá trị di sản văn hóa quốc gia.
NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

(LĐTĐ) Chiều 30/10, tại Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), Thứ trưởng Tạ Quang Đông đã trao quyết định bổ nhiệm NSND Nguyễn Xuân Bắc - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam giữ chức vụ Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn theo Quyết định số 3199/QĐ-BVHTTDL.
Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024

Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Chung kết xếp hạng và trao giải Cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 đã diễn ra tại sân khấu ngoài trời Trung tâm Văn hóa thành phố Hà Nội (quận Hà Đông). Cuộc thi do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Hội Sinh viên thành phố Hà Nội tổ chức.
Triển lãm Conan lần đầu tại Hà Nội, sống lại ký ức 30 năm

Triển lãm Conan lần đầu tại Hà Nội, sống lại ký ức 30 năm

(LĐTĐ) Ngày 26/10, triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan” đã được tổ chức tại Nhà xuất bản Kim Đồng (số 55 Quang Trung, Hà Nội). Triển lãm đã giúp người tham quan sống lại rất nhiều khoảnh khắc đáng nhớ cùng chàng thám tử nhí Conan.
Gần 200 vận động viên tranh tài tại Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX

Gần 200 vận động viên tranh tài tại Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX

(LĐTĐ) Ngày 26/10, tại Nhà Thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Thái Nguyên, Báo Thanh tra tổ chức lễ khai mạc Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 79 năm ngày truyền thống vẻ vang của ngành Thanh tra Việt Nam (23/11/1945 - 23/11/2024).
Khởi động Giải thưởng nghệ thuật Pan Pacific Hà Nội 2025

Khởi động Giải thưởng nghệ thuật Pan Pacific Hà Nội 2025

(LĐTĐ) Tiếp nối thành công của mùa 1, Giải thưởng nghệ thuật Pan Pacific Hà Nội 2025 (năm thứ 2) đã chính thức được khởi động, với cuộc thi vẽ tranh “Thế giới quanh tôi”.
Xem thêm
Phiên bản di động