Thông tư 29: Giáo viên, học sinh và phụ huynh đã sẵn sàng như thế nào?

Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ 14/2/2025. Đến nay, sau gần 2 tuần triển khai, vẫn còn những xáo trộn trong việc học và sắp xếp thời gian của cả các thầy cô, học sinh lẫn các vị phụ huynh. Sẽ cần thời gian để mọi thứ dần trở nên quen thuộc và đi vào quy luật, nhưng những chuyển biến đã và đang diễn ra.
Sẽ thanh tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn TP.HCM Lễ hội chùa Hương: Văn minh hơn nhưng vẫn còn "hạt sạn" cần xóa bỏ

Cơ hội để gia đình tăng sự đồng hành cùng con cái

Cô Trần Thị Thanh, một giáo viên giàu kinh nghiệm tại một trường tiểu học ở Nam Định, đã chứng kiến nhiều thay đổi trong chính sách giáo dục suốt những năm giảng dạy. Cô chia sẻ: Giáo dục trẻ không chỉ là trách nhiệm của nhà trường, mà cần sự phối hợp chặt chẽ từ ba môi trường: Nhà trường, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, không ít phụ huynh quá bận rộn với công việc, dẫn đến việc dành ít thời gian cho con cái.

Thông tư 29: Giáo viên, học sinh và phụ huynh đã sẵn sàng như thế nào?
Thông tư 29 là cơ hội để gia đình tăng sự đồng hành cùng con cái.

“Tại lớp tôi, nhiều bậc phụ huynh của các em đi làm từ sáng sớm đến tối mịt, việc chăm sóc con cái chủ yếu do ông bà đảm nhiệm. Có học sinh từng kể rằng, em hiếm khi gặp cha mẹ, vì họ rời nhà trước khi em thức giấc, và chỉ về khi em đã ngủ. Đôi lúc, các bậc phụ huynh còn kiến nghị nhà trường mở lớp học thêm đến hết chiều thứ Bảy để cha mẹ có thời gian đi làm, bởi không ai nghỉ để ở nhà trông trẻ được. Điều này làm tôi cảm thấy như các bậc phụ huynh đã “khoán trắng” việc trông coi con trẻ cho nhà trường và giáo viên. Thế thì trường tiểu học khác gì trường mầm non dành cho những đứa trẻ lớn tuổi hơn?”

Với việc áp dụng thực hiện Thông tư 29, hiện việc học thêm ở trường tiểu học của các em đã dừng lại, tạo điều kiện để học sinh có nhiều thời gian hơn bên gia đình. Cô Thanh nhận định, tác động lâu dài của chính sách này còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình, song trước mắt, đây là một tín hiệu tích cực. “Mọi đứa trẻ đều cần sự đồng hành của cha mẹ trên hành trình trưởng thành. Khi thời gian học thêm giảm bớt, phụ huynh cũng cần điều chỉnh công việc để dành nhiều thời gian hơn cho con cái” - cô bày tỏ.

Học sinh lớp 9 thích nghi ra sao?

Cô Lại Thị Vui, giáo viên chủ nhiệm lớp 9 tại tỉnh Nam Định cho rằng, cả thầy cô và học sinh lớp 9 phải nhanh chóng thích nghi, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm ôn thi vào lớp 10.

Những năm trước, học sinh lớp 9 thường có lịch học thêm từ 4-6 buổi/tuần tại trường, thậm chí, có thêm ca học muộn từ 17h30 - 18h30 trong giai đoạn nước rút. Theo cô, nhiều học sinh có nguyện vọng được học thêm để chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi quan trọng này. Tuy nhiên, cô cũng thừa nhận rằng, với cường độ học tập cao như vậy, không chỉ học sinh, mà ngay cả giáo viên cũng gặp nhiều áp lực.

Việc áp dụng Thông tư 29 vào thời điểm gần cuối năm học khiến học sinh và giáo viên phải nhanh chóng điều chỉnh phương pháp học tập và giảng dạy. “Chúng tôi đã tận dụng tối đa thời gian trên lớp, giao bài tập về nhà và khuyến khích học sinh tự học. Những em có ý thức tốt sẽ thích nghi nhanh, trong khi học sinh trung bình và yếu cần thêm thời gian để bắt nhịp” – cô Vui chia sẻ.

Một điểm tích cực mà cô ghi nhận từ Thông tư 29 là khuyến khích tinh thần tự học của học sinh, và giúp gia đình tiết kiệm một phần chi phí học thêm. Dù vậy, để hỗ trợ học sinh lớp 9 ôn tập cho kỳ thi vào Trung học phổ thông, nhà trường vẫn có kế hoạch tổ chức các lớp học theo nhu cầu, tuân thủ quy định hiện hành. Bên cạnh đó, cũng có đề xuất trích một phần kinh phí hoạt động của nhà trường để hỗ trợ giáo viên.

Theo cô Vui, việc thay đổi cơ chế quản lý dạy thêm không ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động giảng dạy trên lớp, nếu giáo viên và học sinh có sự chuẩn bị tốt. “Quan trọng là chúng ta có tâm thế vững vàng và mục tiêu rõ ràng. Tuy nhiên, một lộ trình triển khai hợp lý hơn sẽ giúp giáo viên và học sinh thích nghi dễ dàng, giảm bớt áp lực trong quá trình chuyển đổi” - cô bày tỏ.

Chị Linh, một phụ huynh tại tỉnh Ninh Bình cho biết, ban đầu chị rất lo lắng khi biết tin các lớp học thêm buổi chiều bị cắt giảm. “Con gái tôi học lực không tốt, tôi sợ rằng, nếu không có các buổi học thêm, con sẽ bị tụt lại so với các bạn”.

Tuy nhiên, sau khi lắng nghe giải thích từ nhà trường và tham khảo các thông tin từ nhiều nguồn, chị dần yên tâm hơn khi biết rằng, vẫn có các lớp hỗ trợ ôn thi cuối cấp theo nhu cầu. “Dù vậy, tôi vẫn sẽ theo sát việc học của con, nhắc nhở con tự ôn tập nhiều hơn. Nếu cần thiết, tôi cũng sẵn sàng cho con theo học tại các trung tâm bên ngoài để bổ sung kiến thức những môn còn yếu” – chị Linh chia sẻ.

Cần một sự điều chỉnh đồng bộ?

Đứng ở vai trò là một giáo viên cấp 3, cô Nguyễn Thị Dịu (tỉnh Nam Định) nhận định rằng, Thông tư 29 đã giúp học sinh và giáo viên có thể điều chỉnh nhịp điệu học tập, giảm bớt áp lực trong môi trường giáo dục Trung học phổ thông vốn khá căng thẳng.

Thông tư 29: Giáo viên, học sinh và phụ huynh đã sẵn sàng như thế nào?
Học sinh và giáo viên cấp 3 có cơ hội để điều chỉnh lại nhịp học.

Theo cô Dịu, chương trình Trung học phổ thông hiện tại vẫn còn tương đối nặng so với năng lực trung bình của đa số học sinh, dù đã được điều chỉnh theo hướng "vừa sức". Đặc biệt, với việc điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông vẫn là một trong những phương thức xét tuyển đại học quan trọng, thời gian học trên lớp chỉ đủ để hoàn thành chương trình sách giáo khoa, nhưng chưa đảm bảo đủ thời gian ôn tập chuyên sâu. Do đó, nhiều trường đã tổ chức các lớp học thêm buổi chiều, nhằm củng cố kiến thức và giúp học sinh chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi quan trọng này.

Việc thực hiện Thông tư 29 tạo cơ hội để giáo viên và học sinh nhìn nhận lại phương pháp giảng dạy và học tập. Thay vì dựa vào học thêm, các trường hiện đang điều chỉnh cách tổ chức giảng dạy, nhằm tối ưu hóa thời gian trên lớp, đồng thời khảo sát nhu cầu học bổ sung của học sinh cuối cấp, hoặc học sinh giỏi để triển khai các lớp ôn tập theo đúng quy định.

Cô Dịu cho rằng, để Thông tư 29 phát huy hiệu quả thực sự, cần có sự điều chỉnh đồng bộ trong cơ chế thi cử. “Nếu chỉ thay đổi thời gian học mà không điều chỉnh mục tiêu của kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, học sinh vẫn sẽ gặp áp lực ôn tập lớn. Hiện nay, một số trường đại học đã tổ chức các kỳ thi riêng để đánh giá năng lực để xét đầu vào. Nếu có sự phân tách rõ ràng giữa kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, học sinh sẽ có chiến lược ôn tập hợp lý hơn” - cô chia sẻ.

Nguyễn Kim Ngân, học sinh lớp 11 Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), cũng chia sẻ góc nhìn của mình. Với mục tiêu thi vào các trường Y Dược như Đại học Y Hà Nội hoặc Y học Cổ truyền, Ngân cho biết: “Năm học này là một năm khá đặc biệt với em, vì có nhiều sự thay đổi chính sách từ Bộ Giáo dục và Đào tạo như điều chỉnh đề thi hay Thông tư 29. Ban đầu, em khá lo lắng, vì những thay đổi có thể ảnh hưởng đến kế hoạch học tập, nhưng nhanh chóng lấy lại cân bằng, vì em tin rằng, kết quả học tập chủ yếu phụ thuộc vào ý thức và nỗ lực của bản thân. Các thầy cô luôn tận tâm hỗ trợ, giúp chúng em thích nghi với mọi thay đổi, như thế là đủ để em vững tin tiếp tục học tập”.

Phương Mai - Kim Quyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Làm rõ khoảng cách an toàn khi sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư

Làm rõ khoảng cách an toàn khi sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư

Đại biểu Nguyễn Trần Phượng Trân bày tỏ băn khoăn dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) chưa có quy định về khoảng cách an toàn đối với các cơ sở sản xuất và kinh doanh hóa chất trong khu dân cư, các doanh nghiệp nhỏ lẻ vẫn có thể kinh doanh hóa chất trong khu dân cư...
Những người hùng hồi sinh “mạch đập” môi trường

Những người hùng hồi sinh “mạch đập” môi trường

Không phải những siêu anh hùng với áo choàng tung bay, cũng chẳng có những công cụ tối tân như trong các bộ phim giả tưởng, họ chỉ đơn thuần là những con người bình dị, mang trong mình một tình yêu mãnh liệt với môi trường và xã hội. Hằng tuần, hàng tháng họ sẵn sàng ngâm mình trong dòng nước ô nhiễm, cần mẫn thu gom và phân loại lượng rác khổng lồ, từng bước hồi sinh sự sống cho những dòng nước đen quánh bốc mùi xú uế.
Giá vàng nhẫn đã "vọt" lên gần 102 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn đã "vọt" lên gần 102 triệu đồng/lượng

Vào lúc 14h chiều nay (31/3), các doanh nghiệp kinh doanh vàng trong nước điều chỉnh tăng mạnh giá vàng miếng và vàng nhẫn lên mốc 101,9 triệu đồng/lượng. Đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn

Sáng nay (31/3), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 06b/NQ-TLĐ ngày 3/8/2015 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XI và 5 năm thực hiện Kết luận số 01/KL-BCH ngày 15/3/2021 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XII về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Ủy ban kiểm tra (UBKT) Công đoàn.
Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực

Tết Hàn thực cũng như Tết Nguyên đán thể hiện sự tri ân đối với thần thánh, hiếu kính tiên tổ. Có thể chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực như khi cúng các lễ, tết khác nhưng nên có bánh trôi, bánh chay.
“Cha tôi người ở lại” tập 19: An bối rối khi gặp lại Nguyên, mẹ Đại quyết “đẩy thuyền”

“Cha tôi người ở lại” tập 19: An bối rối khi gặp lại Nguyên, mẹ Đại quyết “đẩy thuyền”

Tập 19 của bộ phim "Cha tôi người ở lại" lên sóng tối 31/3 tiếp tục đẩy cao kịch tính trong cả công việc lẫn chuyện tình cảm, khi các mối quan hệ bắt đầu có nhiều chuyển biến bất ngờ.
Tỷ giá USD hôm nay (31/3): Thế giới vẫn suy yếu, thị trường tự do giảm nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (31/3): Thế giới vẫn suy yếu, thị trường tự do giảm nhẹ

Sáng nay (31/3), tỷ giá trung tâm VND với đồng USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.843 VND/USD. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 104,01 điểm.

Tin khác

Kết quả kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực

Kết quả kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực

Tối 30/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố kết quả kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025.
Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã

Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã

Kế hoạch tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2025 - 2026 của 30 quận, huyện, thị xã ở Hà Nội đã được công bố. Phụ huynh có thể tra cứu trên Cổng thông tin điện tử của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (tại địa chỉ https://hanoi.edu.vn/) để nắm được thông tin chi tiết.
Kế hoạch tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2025 - 2026 tại TP.HCM

Kế hoạch tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2025 - 2026 tại TP.HCM

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành Quyết định số 1186 về phê duyệt Kế hoạch huy động trẻ ra lớp và tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2025 - 2026.
Đồng hành với học sinh trên hành trình chọn nghề

Đồng hành với học sinh trên hành trình chọn nghề

Ngày 29/3, tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Cổ Loa (huyện Đông Anh) đã diễn ra chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp năm 2025” với sự tham gia của nhiều chuyên gia, các trường đại học, cao đẳng danh tiếng cùng hơn 2.000 học sinh THPT.
Khi nào công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025?

Khi nào công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025?

Theo kế hoạch chuẩn bị, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết quả thi sẽ được công bố vào 8h ngày 16/7.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Lưu ý cách tô phiếu trả lời trắc nghiệm đạt điểm cao

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Lưu ý cách tô phiếu trả lời trắc nghiệm đạt điểm cao

Với dạng thức mới của đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), phiếu trả lời trắc nghiệm và cách tô phiếu trả lời trắc nghiệm cũng có những thay đổi mà thí sinh cần lưu ý để có kết quả chính xác nhất.
Quản lý dạy thêm, học thêm: Không “đánh trống bỏ dùi”

Quản lý dạy thêm, học thêm: Không “đánh trống bỏ dùi”

Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định về dạy thêm, học thêm (gọi tắt là Thông tư số 29) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/2, đến nay, sau hơn một tháng triển khai đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Tăng gấp đôi mã đề môn tự chọn

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Tăng gấp đôi mã đề môn tự chọn

Để bảo đảm yếu tố an ninh, thay vì chỉ có 24 mã đề thi môn tự chọn cho 24 học sinh trong 1 phòng thi như trước đây, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 nâng số mã đề lên thành 48 cho 2 khung thời gian của buổi thi thứ 3.
Tăng cường giải pháp bảo đảm an toàn trong việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ

Tăng cường giải pháp bảo đảm an toàn trong việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ

Sau sự việc cháu bé 9 tháng tuổi bị bỏng tại cơ sở lớp mầm non độc lập Vạn Phúc trên địa bàn quận Ba Đình, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình đã tổ chức họp các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn; đồng thời yêu cầu tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn trong việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ.
Một số lưu ý từ khi đăng ký đến lúc dự thi tốt nghiệp THPT

Một số lưu ý từ khi đăng ký đến lúc dự thi tốt nghiệp THPT

Chỉ còn gần 3 tháng nữa là kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 sẽ chính thức diễn ra. Đây là kỳ thi tốt nghiệp THPT đầu tiên theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới. Thời điểm này, về cơ bản, các thông tin quan trọng liên quan đến kỳ thi đều đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố. Thí sinh cần chủ động cập nhật, đặc biệt lưu ý đến những thay đổi để tránh chủ quan, nhầm lẫn mà ảnh hưởng đến việc học tập.
Xem thêm
Phiên bản di động