“Thổi phồng” tin đồn quy hoạch để đẩy giá đất

(LĐTĐ) Mới đây, thông tin quy hoạch 3 huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn lên thành phố đã khiến thị trường bất động sản khu vực phía Đông của Thủ đô trở nên sôi động. Nhiều “cò đất” lợi dụng thông tin quy hoạch tạo ra sôi động và đẩy giá đất lên mức rất cao, khiến người mua gặp rủi ro lớn.
Giá đất sốt ảo, người mua không nên chạy theo tâm lý đám đông Mỗi ngày tăng 1 triệu/m2: Cò đất náo loạn Hà Nội

Lợi dụng thông tin quy hoạch để “kích sóng” bất động sản

Theo khảo sát của phóng viên báo Lao động Thủ đô tại các huyện như Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn, nhiều văn phòng giao dịch bất động sản đi vào hoạt động, cùng hàng loạt tờ rơi, biển quảng cáo mua, bán, ký gửi đất thổ cư, đất vườn, đất trang trại… xuất hiện la liệt trên đường to, ngõ nhỏ của khu vực này.

Chị Thanh, một nhà đầu tư cho biết, nhiều bạn bè chia sẻ đang “sôi sục” với đất Đông Anh vì nghe tin nơi này đang được quy hoạch lên thành phố. “So với đợt giãn cách, giá đất vùng Sơn Du, Nguyên Khê ở Đông Anh đã lên mạnh”, chị Thanh kể.

Một nhà đầu tư khác tên Bảo cho biết, các thành viên trong nhóm chat trên Zalo, Facebook đợt này bàn luận khá sôi nổi về câu chuyện quy hoạch “thành phố trong thành phố” của Hà Nội. “Có mấy anh chị em hào hứng quá còn rủ nhau xin nghỉ làm để đi xem đất”, anh Bảo nói.

“Thổi phồng” tin đồn quy hoạch để đẩy giá đất
Nhiều người dân đổ về “săn” đất ở các huyện Đông Anh, Mê Linh và Sóc Sơn.

Theo khảo sát, đất ở Đông Anh đang được rao với giá khoảng 20-40 triệu đồng/m2, với những mảnh gần đường là 45-55 triệu đồng/m2, và có thể lên tới 80-150 triệu đồng/m2 với những mảnh đất đẹp ở trung tâm huyện Đông Anh.

Một số “cò đất” cho biết, đất Đông Anh từ trước đến nay vốn giá đã cao, thậm chí một số vị trí được rao ngang ngửa đất trong nội đô. Sau giai đoạn đỉnh dịch sốt đất vừa qua, giá đất có giảm nhưng nay bắt đầu có dấu hiệu tăng nhẹ trở lại.

Tại Mê Linh, một “cò đất” cho biết, mảnh đất trong khu dân cư được rao bán 20-30 triệu đồng/m2, đất dự án khoảng 20-25 triệu đồng/m2. Còn đất nền tại Sóc Sơn đang được rao bán 4-10 triệu đồng/m2.

Tại Sóc Sơn, ngoài đất thổ cư, các “cò đất” còn rao bán rầm rộ đất lâm nghiệp, đất rừng... Trên một số trang rao bán bất động sản, đất rừng có sổ lâm bạ ở thôn Lâm Trường, xã Minh Phú được một số hộ chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất vườn, trong đó có một phần diện tích được xây công trình trông coi đang được rao bán cho những người có nhu cầu xây homestay, biệt thự nghỉ dưỡng với giá 130-140 triệu đồng/1 sào (360m2)…

Trước đó, cũng tại Hà Nội, thông tin về quy hoạch hai bên bờ sông Hồng cũng đã khiến cho cả vùng đất bãi dậy sóng. Dù chưa rõ ràng về thông tin các quy hoạch, nhưng nhiều “cò đất” đã mời gọi, tô vẽ cho vùng bãi bồi ven sông những mỹ từ để thu hút nhà đầu tư xuống tiền rồi “vỡ mộng”, vì trót mua phải đất công, không thể chuyển đổi sang đất thổ cư. Không chỉ có vậy, giá đất được đẩy lên còn ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn. Nhiều hộ dân đã tranh thủ cơi nới, san lấp ao, ruộng, bãi bồi, vườn để sẵn sàng rao bán.

Người dân cần tỉnh táo

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng giám đốc trang Batdongsan dẫn dữ liệu lớn trên trang địa ốc trực tuyến này cho biết, mức độ quan tâm của nhà đầu tư đã hồi phục 50-70% so với hồi tháng 8, thời điểm được xem là vùng đáy. Riêng với khu vực Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn, một tuần sau khi có thông tin những nơi này có thể được quy hoạch lên thành phố, mức độ quan tâm của nhà đầu tư lần lượt bằng 50%, 60% và 75% so với hồi tháng 3 - giai đoạn cả nước đang “sốt đất”.

Cùng quan điểm, ông Vũ Trường Thắng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Winhousing Việt Nam cũng cho rằng, khu vực này đã được nhà đầu tư quan tâm trước khi có thông tin được quy hoạch “thành phố trong thành phố”.

“Thổi phồng” tin đồn quy hoạch để đẩy giá đất

Đất Sóc Sơn được rao bán rầm rộ sau thông tin quy hoạch lên thành phố.

Chia sẻ trên báo giới gần một tuần sau thông tin quy hoạch, Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Mê Linh cho biết, giao dịch đất đai trên địa bàn gần đây chủ yếu là đấu giá, hồ sơ chuyển nhượng rất ít. Theo đó, việc sốt giá không thực tế, và không loại trừ có đối tượng lợi dụng thông tin quy hoạch để “thổi giá”.

Theo các chuyên gia, dòng tiền sẽ tiếp tục đổ vào nhà đất khi lãi suất dự kiến giảm vì dòng tiền được bơm vào nền kinh tế nhiều hơn và một số lĩnh vực kinh doanh e ngại dịch bệnh nên chưa được đầu tư mạnh trở lại. Việc rót vốn vào các nơi có tiềm năng quy hoạch như Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn theo đó có thể là một lựa chọn của giới đầu tư.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý, những nhà đầu tư muốn mua vào ở thời điểm này, cần xác định đây là khoản đầu tư dài hạn và không sử dụng đòn bẩy tài chính quá nhiều mới có lợi trong tương lai. Nguyên nhân các khu vực này có điểm chung là đang chờ quy hoạch, dự án lớn triển khai, và hạ tầng giao thông kết nối nội đô vẫn chưa hoàn chỉnh. Hiện chỉ có cầu Thăng Long, Nhật Tân nối Đông Anh, Mê Linh vào trung tâm Hà Nội. Bên cạnh đó, thị trường cũng khó xảy ra một cơn sốt giúp nhiều nhà đầu tư có cơ hội lướt sóng như trước.

Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, cho rằng, nhà đầu tư khi xuống tiền mua bất động sản ở những khu vực có thông tin quy hoạch ban đầu đều muốn có lãi, sản phẩm thanh khoản tốt nhưng cuối cùng không thanh khoản được, tìm cách “cắt lỗ”, thậm chí chẳng ai mua nên lâm vào tình cảnh khá thê thảm.

“Khi có thông tin liên quan đến quy hoạch ở những khu vực này sẽ có một số đối tượng lợi dụng để “kích sóng” nhằm tạo “sóng mới” trong khi bản chất là thông tin cũ. Và chỉ có những nhà đầu tư lẻ tẻ, thiếu chuyên nghiệp, chưa va vấp bị dính vào”, ông Đính nhấn mạnh.

“Trên thực tế, hiện nay tôi cũng đồng ý rằng có sự bùng nổ về giá ở một số khu vực khi có thông tin về quy hoạch nhưng mà tất cả những điều đó chỉ mang tính tận dụng, lợi dụng thông tin để đẩy “sóng” thị trường lên và những điều đó không phải là sự thật”, ông Đính khẳng định.

Chia sẻ tại tọa đàm “Thị trường bất động sản nhìn từ thông tin quy hoạch” diễn ra gần đây, ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, giống như cơn “sốt đất” diễn ra hồi đầu năm, tại nhiều địa phương xuất hiện tình trạng một số nhà đầu cơ, môi giới bất động sản lợi dụng các thông tin về quy hoạch, việc ban hành bảng giá đất mới, việc sáp nhập thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính, nâng cấp hệ thống hạ tầng và việc triển khai các dự án lớn tại các địa phương… để “thổi” giá đất.

Mục đích của việc này là để tung tin đồn thổi, mua đi bán lại bất động sản, lôi kéo người dân tham gia theo tâm lý đám đông vào các giao dịch bất động sản (quyền sử dụng đất, nhà ở chưa đảm bảo điều kiện pháp lý đưa vào kinh doanh, giao dịch,…) gây nhiễu loạn thông tin nhằm đẩy giá nhà đất lên cao để lợi dụng trục lợi.

Để ngăn chặn cơn “sốt đất”, theo ông Khởi, Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương tổ chức công bố công khai thông tin về quy hoạch, tiến độ triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án bất động sản đặc biệt là các dự án lớn và việc sáp nhập thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính… tại địa phương. Việc làm này để minh bạch thông tin, ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi bất hợp pháp.

H.Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…
Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

(LĐTĐ) Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Agribank để phục vụ nhu cầu đời sống, Agribank dành khoảng 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Tin khác

Đấu giá quyền sử dụng đất: Nếu làm tốt hiệu quả sẽ rất cao

Đấu giá quyền sử dụng đất: Nếu làm tốt hiệu quả sẽ rất cao

(LĐTĐ) Với tính pháp lý rõ ràng, hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ, mức giá phù hợp, đất đấu giá tại nhiều địa phương của Hà Nội đang ngày càng được nhiều người dân quan tâm tìm hiểu. Trong điều kiện lý tưởng, việc hoàn thành các phiên đấu giá đất không những tạo nguồn thu cho ngân sách mà còn giúp dẫn dắt thị trường; ngược lại, nếu làm không tốt, dễ dẫn đến tình trạng đầu cơ, tạo bong bóng bất động sản.
Người mua “choáng” vì giá nhà

Người mua “choáng” vì giá nhà

(LĐTĐ) “Đua” cùng giá vàng, sau Tết, bất động sản bất ngờ tăng “phi mã” khiến những ai đang có nhu cầu mua đều “choáng”. Nếu như năm ngoái, nhiều người còn chần chừ chưa quyết định mua chung cư, nhà đất gần nội thành, thì đến nay, chung cư vùng ven cũng chỉ là “giấc mơ” xa vời.
Khắc phục "nghịch lý" thừa phân khúc cấp cao, thiếu nhà giá rẻ

Khắc phục "nghịch lý" thừa phân khúc cấp cao, thiếu nhà giá rẻ

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị, các nhà đầu tư, doanh nghiệp bất động sản (BĐS) phải nhìn nhận trách nhiệm của mình trong việc khắc phục "nghịch lý" thừa phân khúc cấp cao, thiếu sản phẩm dành cho người thu nhập trung bình và thấp; giải quyết tình trạng "thổi giá", "đẩy giá" để cung và cầu gặp nhau…
Bỏ đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản

Bỏ đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản

(LĐTĐ) Sáng 5/3, dự thảo về Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản đang được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng đã có sự điều chỉnh. Dự thảo mới đã lược bỏ đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ tại Điều 7.
Đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ

Đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ

(LĐTĐ) Hiện, Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản 2023, theo đề xuất mới của Bộ sẽ có 3 phương án để xác định cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ.
Một dự án nhà ở xã hội được vay vốn với số tiền 125,84 tỷ đồng

Một dự án nhà ở xã hội được vay vốn với số tiền 125,84 tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Ngân hàng Nhà nước, hiện mới chỉ có một chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được vay vốn với số tiền là 125,84 tỷ đồng.
Hà Nội phấn đấu đạt 7,147 triệu m2 sàn nhà ở vào năm 2024

Hà Nội phấn đấu đạt 7,147 triệu m2 sàn nhà ở vào năm 2024

(LĐTĐ) Căn cứ các chỉ tiêu trong Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hà Nội năm 2024, nhằm xác định các mục tiêu phát triển trong năm.
Năm 2024: Cơ hội mới cho các nhà đầu tư bất động sản

Năm 2024: Cơ hội mới cho các nhà đầu tư bất động sản

(LĐTĐ) Theo nhận định của các chuyên gia, năm 2024, tình hình bất động sản Việt Nam sẽ thay đổi dựa vào tình hình kinh tế thế giới, điều hành kinh tế vĩ mô cũng như kết quả cải thiện thể chế, pháp lý liên quan với sự tham gia “thực sự” của chính quyền các cấp.
Thị trường bất động sản 2024 sẽ vào chu kỳ khởi sắc

Thị trường bất động sản 2024 sẽ vào chu kỳ khởi sắc

(LĐTĐ) "Thị trường bất động sản năm 2024 sẽ bước vào một chu kỳ mới, với sự phục hồi rõ nét vào thời điểm cuối năm", một số chuyên gia nhận định.
32 trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội theo luật mới

32 trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội theo luật mới

(LĐTĐ) Luật Đất đai sửa đổi được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, quy định 32 trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội.
Xem thêm
Phiên bản di động