Thổi “hồn” vào môn Hóa
Lan tỏa nhiều ý tưởng mới trong phương pháp giảng dạy | |
Nhiều sáng tạo trong phương pháp giảng dạy |
Nhiều đổi mới hiệu quả
Đứng trước yêu cầu đổi mới của thời đại và của ngành Giáo dục, cô giáo Nguyễn Thị Ánh Nguyệt nhận thức được rằng, bản thân mình phải không ngừng thay đổi về chuyên môn, năng lực và phẩm chất để góp một phần công sức nhỏ bé trong những thành tích của nhà trường nói riêng và nền giáo dục Thủ đô nói chung.
Theo đó, trong công tác chuyên môn, là giáo viên giảng dạy bộ môn Hóa học, cô Nguyệt luôn trăn trở, tìm tòi các phương pháp để có những bài dạy hay cho học sinh. Cô chú trọng đến việc đổi mới và linh hoạt sử dụng các phương pháp dạy học theo đặc thù bộ môn, phù hợp với đối tượng học sinh từng lớp nhằm khuyến khích tính chủ động, sáng tạo, nâng cao năng lực tự học của học sinh.
Cô giáo Nguyễn Thị Ánh Nguyệt luôn tạo được sự hào hứng cho các em học sinh trong giờ học Hóa học. |
Chia sẻ với chúng tôi, cô giáo Nguyễn Thị Ánh Nguyệt cho biết, từ năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện đổi mới công tác chuyên môn, trong đó có dạy học theo phương pháp nghiên cứu bài học.
Từ đây, cô Nguyệt đã nghiên cứu từng bài Hóa học cụ thể và học hỏi kinh nghiệm của các trường khác để có những phương pháp giảng dạy tốt như: Dạy học dự án, dạy học nhóm… nhằm giúp học sinh ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế. "Dạy học không khó nhưng dạy học với phương pháp nào mới là điều cần quan tâm. Vì vậy, bản thân tôi luôn say mê tìm tòi các phương pháp đổi mới trong và ngoài nước tế để học sinh tiếp thu nhanh, hội nhập quốc tế" - cô Nguyệt tâm sự.
Là một nhà giáo có uy tín cao trong nhà trường, nhiều năm nay, cô Nguyệt được giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa. Đã có nhiều học sinh của cô đi thi và đạt giải cấp cụm, cấp thành phố. Đồng thời bản thân cô Nguyệt cũng gặt hái được nhiều thành tích về chuyên môn; nhiều sáng kiến kinh nghiệm, đồ dùng dạy học tự làm được hội đồng khoa học ngành Giáo dục nghiệm thu và đánh giá cao.
Theo cô Nguyệt, Hóa học là môn học có nhiều công thức. Vì vậy, để học sinh có thể dễ dàng tiếp thu, cô Nguyệt đã dẫn chứng nhiều ví dụ thực tế trong từng bài giảng, linh hoạt ứng dụng vì mỗi bài học sẽ có một phương pháp riêng nhằm khuyến khích tính chủ động, sáng tạo, nâng cao năng lực tự học của các em.
Đáng nói, bên cạnh nhiệm vụ giảng dạy chuyên môn ở những lớp mũi nhọn có nhiều học sinh học tốt môn Hóa; cô Nguyệt cũng thường xuyên quan tâm, bồi dưỡng học sinh yếu kém, học sinh chậm tiến ở những lớp thông thường. Nhiều học sinh vốn trước đó cảm thấy nhàm chán, ghét học môn học này sau khi nhận được sự tận tình hướng dẫn cũng như cô luôn sáng tạo, truyền cảm hứng vào mỗi giờ giảng mà các em đều có những chuyển biến tích cực, kết quả học tập tốt hơn.
Tự chế tạo đồ dùng dạy học
Được biết, lãnh đạo Trường Trung học phổ thông Thanh Oai B luôn tạo điều kiện cho giáo viên trong hoạt động chuyên môn để có thể phát huy hết năng lực và cống hiến. Thời gian qua, nhà trường cũng đã trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, dụng cụ thí nghiệm phục vụ cho các môn học đòi hỏi phải thực hành nhiều.
Cô giáo Nguyễn Thị Ánh Nguyệt trình bày tại Hội đồng xét duyệt Giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo. |
Tuy nhiên, cô Nguyệt và học sinh của mình vẫn tự tìm tòi, sáng tạo ra nhiều đồ dùng độc đáo để ứng dụng hiệu quả trong việc dạy học. Những đồ dùng dạy học tự làm của cô Nguyệt khá độc đáo, sáng tạo, có sản phẩm đạt giải Nhì trong cuộc thi đồ dùng dạy học tự làm cấp Ngành. Điều này đã góp phần không nhỏ vào việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học.
Ngoài ra, cô giáo Nguyễn Thị Ánh Nguyệt cũng luôn biết cách biến những giờ học khô khan của môn Hóa thành những buổi trải nghiệm sáng tạo. Thông qua những thí nghiệm, tiết học thực hành trong phòng thí nghiệm mà các em học sinh được tự tay làm hay xem những clip sinh động liên quan đến kiến thức môn Hóa và cả những hoạt động trải nghiệm thực tế. Nhờ vậy, những giờ học luôn sôi động và cuốn hút. Học sinh của cô nhìn thấy được những ứng dụng thực tiễn của Hóa học và từ đó, thấy yêu và trân trọng môn học này hơn.
Với những cố gắng và nỗ lực không mệt mỏi trong quá trình “trồng người”, cô giáo Nguyễn Thị Ánh Nguyệt đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Cụ thể: 1 lần đạt giải Giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố, 1 lần đạt giấy khen đồ dùng dạy học tự làm cấp Ngành, 9 lần đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, có 9 sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cấp Ngành… |
Trong công tác chủ nhiệm, cô Nguyệt luôn là tấm gương mẫu mực, nhiệt tình, tâm huyết, gần gũi, yêu thương học sinh. Cô luôn thấu hiểu và chia sẻ với hoàn cảnh của từng học sinh, đặt niềm tin tưởng ở bản thân mình sẽ dẫn dắt các em đi đúng, làm đúng, biến những điều không thể thành có thể để các em có được thành tích cao nhất trong học tập và rèn luyện .
Bên cạnh đó, với vai trò là Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn Trường Trung học Phổ thông Thanh Oai B, cô Nguyệt luôn là hạt nhân, cổ vũ động viên các công đoàn viên trong tổ, trong trường tham gia Hội thi cô giáo tài năng duyên dáng; nét đẹp công sở; các hội thi văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao... cấp cụm và cấp thành phố do Công đoàn ngành tổ chức và được tặng giấy khen.
Với sự tâm huyết và sáng tạo trong công việc, cô Nguyệt đã đạt được nhiều thành công đáng khích lệ cả về chuyên môn cũng như công tác chủ nhiệm. Hàng năm, những đóa hoa tươi thắm, những lời chúc mừng nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của các thế hệ học trò chính là phần thưởng giản dị mà cô trân trọng nhất.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: "Nghề dạy học là nghề cao quý vào bậc nhất trong các nghề cao quý, nghề dạy học là một nghề sáng tạo vào bậc nhất trong các các nghề sáng tạo. Vì nó tạo ra những con người sáng tạo". Như dòng sông chở nặng phù sa, hình ảnh người giáo viên tận tụy với nghề, hết lòng vì sự nghiệp trồng người như cô giáo Nguyễn Thị Ánh Nguyệt đã và đang làm sáng đẹp thêm hình ảnh người giáo viên nhân dân trong thời đại mới, góp phần đưa chất lượng giáo dục nói chung ngày càng hoàn thiện và phát triển.
Trung học phổ thông Thanh Oai B là ngôi trường công lập nằm ở phía Tây Nam thành phố Hà Nội với bề dày truyền thống hơn 40 năm. Những năm qua, lãnh đạo nhà trường luôn tạo điều kiện để giáo viên có cơ hội phát huy năng lực và cống hiến. Công tác ở môi trường sư phạm này, cô giáo Nguyễn Thị Ánh Nguyệt đã cùng các đồng nghiệp của mình góp phần tạo nên những bước tiến mới của nhà trường. Theo đó, cô Nguyệt là giáo viên có nhiều đổi mới hiệu quả trong công tác giảng dạy; luôn có ý thức chủ động, sáng tạo để những bài giảng luôn thu hút được sự chú ý của học sinh nhằm giúp các em thêm yêu môn Hóa học. |
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên lão thành
Giá vàng thế giới “bất động” giữa lúc Mỹ sắp có tổng thống mới
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11
Tin khác
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH
Cộng đồng 05/11/2024 14:38
Sắc màu văn hóa Chăm qua nghệ thuật dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp
Cộng đồng 05/11/2024 09:51
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Xã hội 05/11/2024 06:30
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Tháng 11, cảm xúc và hoài niệm
Cộng đồng 01/11/2024 14:54
Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu dịp Halloween
Xã hội 31/10/2024 06:37
Tổ chức khóa học Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ thành phố Vinh
Cộng đồng 30/10/2024 19:37
Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024: Lan tỏa thông điệp ý nghĩa
Cộng đồng 28/10/2024 10:41
Nhiều tên miền giả mạo nhằm mục đích lừa đảo
Xã hội 26/10/2024 10:54
Hà Nội chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Cộng đồng 26/10/2024 10:53