Vì sao năm nay không có ngày 30 Tết?
Thị trường đào quất Tết trầm lắng dù nhu cầu vẫn cao Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết |
Lịch âm được xây dựng dựa trên chu kỳ quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất, với mỗi chu kỳ kéo dài khoảng 29,5 ngày. Vì không thể có tháng nửa ngày, người ta làm tròn chu kỳ này thành 29 ngày (tháng thiếu) hoặc 30 ngày (tháng đủ). Trong giai đoạn 8 năm kể từ 2025, tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) liên tục là tháng thiếu, nên không có ngày 30 Tết.
Một năm dương lịch có 365 ngày, trong khi một năm âm lịch chỉ có 354 ngày (tương đương 12 chu kỳ Mặt Trăng). Điều này tạo ra chênh lệch 11 ngày mỗi năm giữa hai loại lịch. Sau 3 năm, sự chênh lệch này tích lũy thành khoảng 33 ngày, tức hơn 1 tháng. Để cân bằng, lịch âm bổ sung một tháng nhuận sau mỗi 3 năm.
Tuy nhiên, thêm một tháng nhuận sau mỗi 3 năm vẫn chưa đủ để bù đắp hoàn toàn chênh lệch giữa hai lịch. Do đó, lịch âm được điều chỉnh theo một chu kỳ phức tạp hơn: cứ 19 năm lại có 7 năm nhuận, trong đó có những năm nhuận cách nhau chỉ 2 năm (thay vì cách 3 năm như quy luật thông thường). Việc bổ sung tháng nhuận này làm cho sự phân chia tháng đủ và tháng thiếu trong lịch âm trở nên không đồng đều. Theo các nhà thiên văn học, từ năm 2025 đến 2032, tháng Chạp của lịch âm luôn là tháng thiếu, vì vậy không có ngày 30 Tết trong các năm này.
Năm nay sẽ không có ngày 30 Tết mà chỉ có ngày 29 Tết. |
Cách tính lịch này không chỉ được áp dụng ở Việt Nam mà còn ở nhiều nơi khác trên thế giới, như Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, một số quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là cộng đồng người Hoa và người Việt ở khắp nơi trên thế giới cũng duy trì việc sử dụng song song hai lịch, nhất là cho các dịp lễ quan trọng. Điều này có nghĩa là các cộng đồng này cũng giống như chúng ta, đều không đón ngày 30 Tết trong 8 năm tới kể từ 2025.
Dù thiếu mất một ngày 30 Tết, nhưng hiện tượng này không ảnh hưởng đến các phong tục truyền thống trong Tết Nguyên Đán. Người dân vẫn sẽ ăn Tết bình thường như mọi năm và lưu ý Tết sẽ đến sớm hơn một ngày. Đây là hiện tượng thú vị minh chứng cho việc âm lịch không chỉ là công cụ giúp đo lường thời gian, mà còn là biểu tượng văn hóa độc đáo, giúp duy trì các giá trị truyền thống và gắn kết cộng đồng trong nhiều thế hệ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tập trung xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Năm 2025, Hà Nội sẽ có ít nhất 12 dự án chung cư mở bán
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh
Nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển ùn ứ ngày đầu phân luồng
Tết sum vầy ấm áp đến với đoàn viên, người lao động quận Đống Đa
Bắt giữ nghi phạm sát hại 4 người ở Phú Xuyên khi đang lẩn trốn tại Vũng Tàu
Tin khác
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54
Amway Việt Nam lần thứ 12 vinh dự nhận giải thưởng sản phẩm vàng vì sức khoẻ cộng đồng
Cộng đồng 14/01/2025 15:50
Thanh Trì bàn giao nhà tình nghĩa tri ân gia đình liệt sĩ dịp Tết
Cộng đồng 13/01/2025 09:42
Các vườn mai tại TP.HCM tất bật vào Tết
Cộng đồng 10/01/2025 10:13
Làng đào Nhật Tân, quất Tứ Liên tất bật vào vụ, phục vụ nhu cầu chơi Tết của người dân
Xã hội 09/01/2025 08:07
Ngân hàng Chính sách xã hội trao 200 suất quà Tết cho hộ nghèo, gia đình chính sách ở Nghệ An
Cộng đồng 09/01/2025 07:24
Khi GenZ biến livestream bán hàng thành nghệ thuật giải trí
Cộng đồng 08/01/2025 20:52
Cảnh giác trước dịch vụ đổi tiền trên mạng xã hội dịp cận Tết Nguyên đán
Xã hội 07/01/2025 12:23
TP.HCM: Phòng chống tệ nạn xã hội trong công nhân, người lao động dịp Tết Nguyên đán 2025
Cộng đồng 07/01/2025 10:05
Duy trì phong trào vệ sinh môi trường, tạo tiền đề xây dựng khu dân cư văn minh
Xã hội 05/01/2025 08:47