Thơ tình cuối mùa thu: Mối giao cảm ngọt ngào giữa thơ và nhạc
Thơ tình mùa ngâu | |
Thuyền trên phố | |
Có thể nào chăng? |
THƠ TÌNH CUỐI MÙA THU
Cuối trời mây trắng bay
Lá vàng thưa thớt quá
Phải chăng lá về rừng
Mùa Thu đi cùng lá
Mùa Thu ra biển cả
Theo dòng nước mênh mông
Mùa Thu vàng hoa cúc
Chỉ còn anh và em
Là của mùa Thu cũ
Chỉ còn anh và em
Tình ta như hàng cây
Đã yên mùa bão gió
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ
Thời gian như ngọn gió
Mùa đi cùng tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi
Chỉ còn anh và em
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại...
Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại.
Thi sỹ Xuân Quỳnh
Mùa thu – mùa yêu, không biết tự bao giờ người ta đã mặc định như thế. Để rồi, cái mùa dịu dàng ấy nghiễm nhiên trở thành nguồn cảm hứng bất tận của biết bao thế hệ những người cầm bút. Dù phản ánh vào thơ ca, âm nhạc, hội họa hay bất cứ một loại hình nghệ thuật nào, ai ai cũng dễ dàng nhận ra trong từng tác phẩm sự giao hòa giữa đất trời, lòng người mỗi độ thu sang lắng dịu bao dư vị ngọt ngào, trong trẻo.
Từ trước đến nay, trên nhiều lĩnh vực sáng tạo, đã có rất nhiều văn nghệ sĩ thành công với đề tài mùa thu – tình yêu. Vậy nhưng, để có một tuyệt phẩm để đời của mối giao cảm thơ – nhạc thì thật hiếm hoi. Và vì thế, tác phẩm càng khẳng định được giá trị và sức sống mãnh liệt, trường tồn qua thăng trầm năm tháng.
Một trong những “bản tình ca mùa thu” đẹp đến nao lòng về tình yêu đôi lứa là giai phẩm “Thơ tình cuối mùa thu” của nữ sĩ Xuân Quỳnh, được chắp cánh bởi những giai điệu âm nhạc trữ tình, tài hoa của cố nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.
Có lẽ, không một trái tim đa cảm nào có thể giấu được thổn thức khi thả hồn mình giữa trời thu mênh mang trong khoảnh khắc này: “Cuối trời mây trắng bay/Lá vàng thưa thớt quá/ Phải chăng lá về rừng/Mùa thu đi cùng lá”. Đẹp thay khi trong những vần thơ tha thiết kia đã có sẵn nhạc tính, nên những giai điệu ngọt ngào cứ thế tự nhiên được rung lên đầy cảm xúc: “Mùa thu ra biển cả/Theo dòng nước mênh mông/Mùa thu vào hoa cúc/Chỉ còn anh và em…”. Hãy lắng lòng lại để chiêm nghiệm những câu thơ mộc mạc mà rất tình này, khi nó được lặp lại đến 4 lần trong bài thơ, và cũng là điểm nhấn được luyến láy nhiều nhất trong bài hát: “Chỉ còn anh và em”.
Giản đơn mà sâu sắc, chừng ấy là đủ để khẳng định một tình yêu lứa đôi son sắt thủy chung, băng qua thời gian, tuổi tác. Niềm tin đó thêm một lần nữa được kiểm chứng dẫu thời gian vẫn trôi, mùa thu đã cũ, ngoái lại nhìn quá khứ nuối tiếc một chút thôi, để biết yêu thương và nâng niu nhiều hơn khi đã cùng nhau đi qua bề bộn thăng trầm: “Tình ta như hàng cây/Đã yên mùa bão gió/Tình ta như dòng sông/Đã yên ngày thác lũ/Trời gian như ngọn gió/Mùa đi cùng tháng năm/Tuổi theo mùa đi mãi/Chỉ còn anh và em…”.
Có khi, “Thơ tình cuối mùa thu” nghe như một lời tự sự về chút tình riêng tư của chính tác giả. Lúc khác, đó lại như là một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng, đầy trìu mến của những đôi lứa đang yêu, về dự cảm thời gian sẽ mang theo tình yêu và tuổi trẻ của mình xuôi về quá vãng. Hiểu cách nào cũng hay, cũng tình. Lời thơ, giai điệu âm nhạc dàn trải toàn bài mang đến một chút dư vị buồn man mác nhưng sâu lắng, ngọt đằm. Đặc biệt, thành công của tuyệt phẩm này là bất cứ người đọc thơ, người nghe nhạc nào cũng có thể dễ dàng bắt gặp chính mình, chuyện tình của mình ở đó, để rồi lay thức bao rung cảm xốn xang giữa tiết trời heo may bảng lảng trong mối giao hòa bất tận giữa thiên nhiên với con người.
Giá trị của tuyệt phẩm này còn được thể hiện ở thông điệp ngợi ca tình yêu thủy chung son sắt, qua thăng trầm dâu bể, bản tình ca lứa đôi vẫn được ngân lên da diết, tiếp nối đời đời, trường tồn với thời gian. Dẫu anh và em đã là những người của mùa thu cũ, của mùa yêu xa, thì ngoài kia: “Kìa bao người yêu mới/Đi qua vùng heo may…”, họ cũng như mình đấy thôi, đã và đang nắm tay nhau đi qua mùa thu, đi qua vùng tuổi trẻ tràn trề khát vọng cùng yêu dấu đong đầy và sẽ viết tiếp những bài ca tình yêu mới.
Cuộc gặp gỡ đầy duyên nợ giữa hai tâm hồn đa cảm, tài hoa khiến cho mối giao cảm giữa thơ và nhạc đạt đến sự thăng hoa tuyệt đỉnh. Cơ duyên đó đã để lại cho bao lứa đôi một “bản tình ca mùa thu” ngọt ngào, lãng mạn, vượt lên sự bào mòn của tuổi tác, thời gian: “Tuổi theo mùa đi mãi/Chỉ còn anh và em cùng tình yêu ở lại/Chỉ còn anh và em…”.
Tác giả: Ngô Thế Tâm
52 Phạm Văn Đồng – Nha Trang – Khánh Hòa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
TP.HCM: Nhiều giải pháp chống thất thu thuế thương mại điện tử
Ấn tượng với show diễn Elise Thu Đông 2024
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Điều tra nguyên nhân vụ cháy kho hàng đồ chơi ở Định Công
Không khoan nhượng với tội phạm ma túy
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Công đoàn Hà Tĩnh: Tập trung nâng cao đời sống văn hóa cho người lao động
Tin khác
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51
Gần 500 người mẫu tham gia Bách Hoa Bộ Hành: Nơi những bông hoa tình yêu văn hóa dân tộc khoe sắc
Văn hóa 18/11/2024 09:28
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: "Đại tiệc" văn hóa thu hút 30 vạn lượt khách
Văn hóa 17/11/2024 22:09
Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024
Văn hóa 17/11/2024 09:13
Sắc màu văn hóa Nhật Bản giữa lòng Thủ đô
Văn hóa 17/11/2024 09:11
20/11 - Ngày gửi gắm lời tri ân
Văn hóa 16/11/2024 14:45
Tái hiện lời căn dặn của Bác Hồ trong đêm diễn đặc biệt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 14/11/2024 18:19