Thích ứng an toàn với dịch trong khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và khó lường các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chủ động về nhân lực và trang thiết bị, triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới. Trong đó, công tác đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế luôn được các bệnh viện ưu tiên hàng đầu.
Huy động cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân tham gia phòng, chống dịch Covid-19 “Y tế từ xa” – giải pháp hiệu quả trong khám, chữa bệnh giữa bối cảnh có dịch bệnh

Khai báo y tế là yêu cầu đầu tiên

Theo Sở Y tế Hà Nội, chỉ tính trong 8 ngày qua (từ ngày 1-7/11), Thành phố đã ghi nhận tổng cộng 597 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 270 ca trong cộng đồng. Đỉnh điểm, có ngày cao điểm nhất 5/11, Hà Nội ghi nhận 133 ca mắc Covid-19 (61 ca trong cộng đồng). Cộng dồn trong đợt dịch thứ tư (tính từ ngày 27/4 đến nay), trên địa bàn thành phố Hà Nội có 4.998 ca mắc Covid-19; trong đó, số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.961 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 3.037 ca. Trên địa bàn, chỉ trong một thời gian ngắn xuất hiện nhiều ổ dịch phức tạp như: Ổ dịch tại huyện Quốc Oai; ổ dịch tại thôn Bạch Trữ (xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh); ổ dịch tại phường Cống Vị, quận Ba Đình…

Thích ứng an toàn với dịch trong khám, chữa bệnh
Ca mổ cho bệnh nhân có yếu tố dịch tễ liên quan tới Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông.

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến khó lường như hiện nay, cùng với Thành phố, các bệnh viện Hà Nội đã tăng cường siết chặt công tác phòng, chống dịch, mục tiêu đảm bảo an toàn, khám chữa bệnh cho nhân dân. Điển hình là những bệnh viện tuyến đầu được Sở Y tế Hà Nội giao tiếp nhận và điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 như Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, hay Bệnh viện Đống Đa.

Là một trong những cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19, thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang luôn tuân thủ nghiêm ngặt công tác phòng, chống dịch Covid-19 để phát hiện sớm ca bệnh, cảnh báo, tránh lây nhiễm trong cộng đồng. Theo đó, tất cả 100% bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, khách mời đến Bệnh viện đều phải khai báo y tế. Với trường hợp có triệu chứng lâm sàng hoặc có yếu tố dịch tễ đều phải làm xét nghiệm ngay lập tức.

Đặc biệt, trước khi vào viện điều trị nội trú, 100% bệnh nhân, người nhà bệnh nhân dù có triệu chứng hay không đều phải làm xét nghiệm, kết quả âm tính mới được ở lại. Đồng thời, định kỳ, cứ một tuần bệnh nhân xét nghiệm một lần theo đúng quy định. Ngoài ra, 100% nhân viên y tế tại Bệnh viện (bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý, nhân viên nhà ăn, bảo vệ…) cũng được xét nghiệm 1 tuần/lần.

Chia sẻ về vấn đề năng lực, chẩn đoán điều trị Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang Nguyễn Văn Thường cho biết, tính đến nay, Bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho gần 900 bệnh nhân Covid-19. Hiện Bệnh viện đang điều trị cho hơn 150 bệnh nhân, trong đó có 6 bệnh nhân thở oxy, thở máy, 2 bệnh nhân lọc máu. Bệnh viện được giao 250 giường điều trị các bệnh nhân mắc Covid-19. Hiện tại theo phương án 1, Bệnh viện đang kích hoạt 150 giường, đồng thời đảm bảo sẵn sàng các trang thiết bị phòng hộ, thuốc men… phục vụ người bệnh.

Tương tự, tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, thời gian qua vẫn triển khai song song hai nhiệm vụ, vừa khám chữa bệnh, vừa điều trị bệnh nhân Covid-19. Đến nay, Bệnh viện đã hỗ trợ, điều trị thu dung cho hơn 1.000 bệnh nhân Covid-19 tại khu Đền Lừ III (quận Hoàng Mai). Để kiểm soát, linh hoạt, an toàn, đặt cảnh báo phòng, chống dịch ở mức độ cao nhất, 100% người ra vào Bệnh viện phải khai báo y tế, khai thác các yếu tố liên quan đến những vùng dịch, đặc biệt là vùng đỏ, da cam, vàng để tăng sàng lọc, phân luồng cũng như làm xét nghiệm.

Bảo đảm khả năng thu dung, điều trị

Còn đối với Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, công tác phòng, chống dịch Covid-19 đang được thực hiện đồng bộ và hiệu quả.Công tác đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế luôn được Bệnh viện ưu tiên hàng đầu. Song song với đó, tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện cũng ban hành quy định các bác sĩ, điều dưỡng khi tiếp nhận bệnh nhân mới, khi đi buồng bệnh cần tiếp tục khai thác yếu tố dịch tễ để sàng lọc lại... kịp thời phát hiện người có yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh để cách ly ngay.

Đặc biêt, từ khi xuất hiện dịch Covid-19, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã tiến hành bố trí phòng phẫu thuật dành riêng cho bệnh nhân có yếu tố liên quan đến dịch tễ Covid-19. Đồng thời, Bệnh viện tính toán chi tiết các phương án có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật, cấp cứu nhằm đảm bảo an toàn tốt nhất cho nhân viên y tế và người bệnh. Đơn cử, vừa qua Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã phẫu thuật thành công đưa hồi tràng ra ngoài làm hậu môn nhân tạo cho bệnh nhân N.T.T N (54 tuổi, ở Sơn Tây, Hà Nội). Đây là một trong những bệnh nhân được chuyển đến từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức do bệnh viện có ca mắc Covid-19.

Thích ứng an toàn với dịch trong khám, chữa bệnh
Nhân viên y tế trong bộ đồ bảo hộ phòng, chống dịch Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.

Bệnh nhân trên được chẩn đoán K trực tràng 1/3 giữa và được phẫu thuật tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, sau đó được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Tại đây, trong quá trình theo dõi và điều trị các bác sĩ phát hiện có các triệu chứng của rò trực tràng - âm đạo, các bác sĩ đã hội chẩn trực tuyến qua telehealth với bác sĩ Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức và được chẩn đoán: Rò trực tràng - âm đạo sau mổ và quyết định phẫu thuật đưa hồi tràng ra ngoài làm hậu môn nhân tạo.

Để ca mổ diễn ra an toàn, Bệnh viện chuẩn bị sẵn sàng phòng phẫu thuật với đầy đủ trang thiết bị, vật tư, đảm bảo các điều kiện phòng chống dịch bệnh và an toàn phẫu thuật. BSCKI Phạm Quang Hưng – Phó trưởng Khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân cho biết: “Do bệnh nhân mổ cũ, tiên lượng ổ bụng dính nhiều nên trong quá trình mổ chúng tôi có sử dụng nội soi hỗ trợ gỡ dính. Ca mổ diễn ra thành công sau 1,5 giờ, hiện tại lỗ rò trực tràng - âm đạo đã ổn định, bệnh nhận được xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp PCR, kết quả 5 lần đều âm tính và ra viện 7 ngày sau mổ”.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, BSCKII Đào Thiện Tiến – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết, trong thời gian tiếp đón bệnh nhân chuyển về từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, từ khám sàng lọc cho đến khi cuộc phẫu thuật kết thúc thành công, cán bộ bệnh viện đều tuân thủ nghiêm ngặt quy định về phòng chống dịch Covid-19. Trong đó, các bác sĩ, nhân viên y tế đều sử dụng các trang phục bảo hộ riêng, khử trùng buồng bệnh, xe ô tô,… nhằm đảm bảo an toàn cho cả nhân viên y tế và người bệnh. Đặc biệt, Bệnh viện luôn bố trí sẵn sàng ê kíp kiểm soát nhiễm khuẩn, bảo đảm trước, trong và sau khi phẫu thuật theo đúng quy định.

Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà, rút bài học kinh nghiệm sâu sắc từ công tác phòng, chống dịch thời gian qua tại thành phố Hồ Chí Minh các tỉnh phía Nam, Hà Nội xác định y tế cơ sở là trọng yếu, trụ cột trong phòng, chống dịch giai đoạn mới. Các trạm y tế, đội y tế lưu động tại khu cách ly, phong toả vẫn đang duy trì hoạt động để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Để đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của các cơ sở khám chữa bệnh, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh đặt cảnh báo phòng, chống dịch Covid-19 ở mức cao nhất, không được chủ quan trước nguy cơ dịch bệnh.

Theo đó, các đơn vị thường xuyên đánh giá việc thực hiện bệnh viện, phòng khám an toàn phòng, chống dịch Covid-19 theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Các cơ sở tăng cường chỉ định xét nghiệm sớm đối với người bệnh, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế có biểu hiện nghi ngờ. Sàng lọc chỉ định xét nghiệm cho người bệnh điều trị ngoại trú, nội trú, lưu ý tại các khoa cấp cứu, hồi sức tích cực, chạy thận chu kỳ, bệnh nhân cao tuổi, người mắc các bệnh mãn tính, hội chứng cúm, viêm phổi nặng, thở máy… để chỉ định xét nghiệm, cách ly kịp thời. Tuyệt đối không để tình trạng phát hiện muộn ca bệnh.

Bên cạnh đó, Sở Y tế cũng yêu cầu các đơn vị đảm bảo sẵn sàng về nhân lực, vật tư, trang thiết bị, thuốc…để phục vụ người bệnh theo các tình huống diễn biến dịch trên địa bàn Thành phố. Đặc biệt lưu ý khu cách ly tiếp nhận các ca bệnh nghi ngờ, ca bệnh dương tính phải được kiểm soát chặt chẽ tuyệt đối không để lây nhiễm chéo trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh./.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

(LĐTĐ) Hội nghị Khoa học thường niên - Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024 với chủ đề "Tiếp cận đa chiều trong xu hướng điều trị mới các bệnh cơ xương khớp" vừa diễn ra tại Thái Nguyên.
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới

Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới

(LĐTĐ) Các thành viên trong Cộng đồng chuyên gia phát triển chiều cao của Việt Nam vừa đề xuất ngày 11/11 là Ngày Chiều cao thế giới.
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”

Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”

(LĐTĐ) “Hành trình tìm con của các gia đình hiếm muộn là một hành trình dài, với rất nhiều rào cản về kinh tế và tâm lý mà họ phải vượt qua. Thấu hiểu điều đó, từ khi thành lập (2009) đến nay, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội luôn chú trọng tới các chương trình hỗ trợ cộng đồng hiếm muộn, với mong muốn san sẻ một phần chi phí cũng như động viên tinh thần các cặp vợ chồng trên hành trình tìm con”, bác sĩ Phạm Văn Hưởng, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội chia sẻ.
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường

Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường

(LĐTĐ) Người đàn ông 62 tuổi gặp tình trạng nguy kịch và đột ngột té ngã khi đang di chuyển trên đường với triệu chứng nhồi máu cơ tim đã được bác sĩ của một cơ sở tiêm chủng gần đó sơ cứu kịp thời.
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non

Phát động giải chạy vì trẻ sinh non

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) phối hợp với Bu Baby tổ chức Giải chạy vì trẻ sinh non 2024 - Tiny Hope. Giải chạy diễn ra từ ngày 2 đến 11/1/2024.
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi

(LĐTĐ) Bệnh viện Nhi Hà Nội vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi bị gãy xương đùi, bằng kỹ thuật đóng đinh nội tủy trên màn hình tăng sáng C-arm. Đây là phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, hiệu quả, giúp bệnh nhân có thể vận động và phục hồi sớm.
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng

6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng

(LĐTĐ) Suốt 16 năm sống chung với bệnh tim bẩm sinh chuyển gốc động mạch phức tạp, bệnh nhi N.V.V (ở Bắc Giang) luôn trong tình trạng mệt mỏi, thở dốc, da xanh tím. Sau ca phẫu thuật sửa chữa toàn bộ dị tật diễn ra vào cuối tháng 7/2024 tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trái tim của em đã được “hồi sinh” hoàn toàn. Và cũng kể từ đây, N.V.V đã bước vào một cuộc đời mới tươi sáng hơn.
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ

Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ

(LĐTĐ) Gần đây, đã xảy ra một số trường hợp đột quỵ khi chạy bộ, khiến nhiều người lo ngại. Để hạn chế nguy cơ và phòng tránh đột quỵ, người chạy cần chú ý một số kiến thức cần thiết cho bản thân.
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng

Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng

(LĐTĐ) Vừa qua, các bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh lồng ngực - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng cho nữ bệnh nhân 25 tuổi. Kỹ thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng với ưu điểm vượt trội, an toàn, không để lại sẹo, tiết kiệm chi phí, phục hồi sức khỏe nhanh chóng cho bệnh nhân.
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng

4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng

(LĐTĐ) Nhập viện trong trình trạng hôn mê sâu, dù đã được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai tích cực điều trị, anh Lê Tiến S (36 tuổi, ở Hà Nam) đã không qua khỏi, được chẩn đoán chết não. Gia đình anh hiến tặng tim, gan, thận để cứu 4 người bệnh khác.
Xem thêm
Phiên bản di động