Thị trường lao động đón vận hội Cộng đồng kinh tế ASEAN
59837Cơ hội gần... mà xa
Tự do dòng vốn đầu tư, tự do hàng hóa trong cộng đồng và tự do thị trường lao động là ba trụ cột chính tạo nên sức sống của AEC. Bởi thế, với nguồn nhân lực dồi dào, khi AEC hình thành, không chỉ đáp ứng nhu cầu lao động trong nước mà chúng ta còn “tiến quân” ra cả cộng đồng. Tuy nhiên, sự thực không đơn giản như vậy.
Cộng đồng kinh tế ASEAN bao gồm 10 quốc gia với dân số hơn 620 triệu người, trong đó 300 triệu người tham gia lực lượng lao động, GDP bình quân hằng năm ước đạt 2.000 tỷ USD. Trong số đó, theo báo cáo của ngành lao động, 03 quốc gia có số lao động chiếm tỷ trọng hơn 70% là Indonesia (40%), Philippines (16%) và Việt Nam (15%).
Khi cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành, các nền kinh tế phát triển như Singapore sẽ hút các lao động có hàm lượng chất xám cao của Việt Nam. Việc chảy máu chất xám là khó tránh khỏi. Ngược lại, do trình độ tay nghề, ngoại ngữ lao động phổ thông kém, cả cộng đồng kinh tế rộng lớn, những lao động của Malaysia, Phippines lại chiếm lợi thế hơn… |
Theo cam kết, khi cộng đồng kinh tế hình thành, lực lượng lao động được tự do di chuyển trong thị trường chung. Còn trong năm nay, có 8 ngành nghề lao động trong các nước ASEAN được tự do di chuyển thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương, gồm kế toán, kiến trúc sư, nha sỹ, bác sỹ, kỹ sư, y tá, vận chuyển và nhân viên ngành du lịch. Ngoài ra, nhân lực chất lượng cao (các chuyên gia, thợ lành nghề), trong đó có nhân lực được đào tạo chuyên môn hoặc có trình độ từ đại học trở lên, thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, được ưu tiên di chuyển tự do hơn. Theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), khi tham gia AEC, số việc làm của Việt Nam sẽ tăng lên 14,5% vào năm 2025. Viễn cảnh là như vậy, song căn cứ vào trình độ, tay nghề hiện nay của lao động Việt Nam, các chuyên gia cho rằng, ít nhất trong thời gian ngắn (5 năm) thị trường lao động có hàm lượng chất xám cao trong cộng đồng nói chung, Việt Nam nói riêng sẽ chảy về các thị trường có trình độ kinh tế cao như Singapore, Malaysia, Thái Lan. Nghĩa là “nước chảy chỗ trũng”; còn lao động phổ thông thì chủ yếu dịch chuyển qua lại giữa các quốc gia có trình độ ngang nhau.
Xét trên số lượng lao động, cơ hội của chúng ta là rất lớn. Vì khi thị trường hình hành lao động Việt Nam kể cả phổ thông dễ dàng qua các nước làm việc. Tuy nhiên, xét trên góc độ hiện tại, thách thức là vô cùng lớn. Theo Tổng cục Thống kê, hiện Việt Nam có khoảng 48 triệu người trong độ tuổi lao động; trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 30%. Nhìn một cách tổng thể, số ít lao động Việt Nam hiện đã đủ khả năng làm chủ các cộng nghệ mới. Tuy vậy, vì cơ cấu kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp, nên tỷ lệ lao động tham gia vào thị trường lao động chính thức còn thấp, đạt khoảng 30%. Chất lượng và cơ cấu lao động vẫn còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển và hội nhập. Các chuyên gia trong lĩnh vực lao động cho hay: Hiện có khoảng 45% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp hầu như chưa qua đào tạo. Các lĩnh vực khác được đào tạo thì trình độ chưa cao, khả năng ngoại ngữ rất kém. Chất lượng nguồn nhân lực không cao, dẫn đến năng suất lao động thấp. Năng suất lao động của Việt Nam bằng khoảng 1/5 Malaysia và 2/5 Thái Lan là ví dụ điển hình.
Điều đáng nói, trong khi Chính phủ, các nhà ngoại giao đã không ngừng đàm phán để Cộng đồng kinh tế ASEAN trở thành hiện thực trong suốt cả thập kỷ, thì hệ thống giáo dục từ bậc đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề ở nước ta vẫn bình chân như vại. Số trường mọc lên quá nhiều, ngoài các trường trực thuộc Bộ Giáo dục- Đào tạo thì bộ, ngành, tỉnh nào cũng có trường đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề. Cơ cấu đào tạo na ná nhau, dẫn đến thực tế: Tinh chưa thông, thành chưa tới.
Với một thị trường trên 600 triệu dân, tạo ra khoảng 2.000 tỷ USD/năm, đặt trong điều kiện nước ta khi dân số trong độ tuổi lao động nhiều là cơ hội rất lớn. Nhưng với những gì chúng ta đang có (tay nghề, ngoại ngữ, chuyên sâu…) thì dường như rất xa vời.
Kỳ 2: Mỏi mắt tìm chuyên gia
Hà Lê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân
Chính sách 05/11/2024 18:14
Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?
Chính sách 04/11/2024 07:26
Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết
Chính sách 03/11/2024 19:23
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa
Gương sáng 03/11/2024 09:10
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người
Gương sáng 02/11/2024 13:11
Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025
Chính sách 02/11/2024 06:22
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách
Việc làm 01/11/2024 14:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa
Gương sáng 30/10/2024 14:39
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống
Gương sáng 30/10/2024 12:24