Thị trường chứng khoán: Nhận diện cơ hội nửa cuối năm 2021

(LĐTĐ) Sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán thời gian tới phụ thuộc khá nhiều vào dòng tiền. Theo nhận định của các chuyên gia, nhà đầu tư chuyên nghiệp, yếu tố tiền rẻ như hiện tại sẽ là động lực hỗ trợ dòng tiền chảy vào chứng khoán. Cùng với đó, các doanh nghiệp kỳ vọng thị trường chứng khoán vào quý 4 sẽ tăng trở lại sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát.
Các ngân hàng thương mại có đang kinh doanh 'âm vốn'? Bộ Tài chính yêu cầu HoSE đảm bảo khả năng vận hành của hệ thống giao dịch mới Thành phố Hồ Chí Minh: Ngân hàng, chứng khoán hoạt động mức độ duy trì công suất

Dịch bệnh khiến các nhà đầu tư giảm kỳ vọng

Nhìn nhận về thị trường chứng khoán thời gian qua, bà Nguyễn Thị Phương Lam, Giám đốc Phân tích - Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, thống kê của Chứng khoán Rồng Việt cho thấy sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán thời gian tới phụ thuộc khá nhiều vào dòng tiền. Yếu tố tiền rẻ như hiện tại sẽ là động lực hỗ trợ dòng tiền chảy vào chứng khoán. Lãi suất ngân hàng thấp sẽ kích thích dòng tiền đổ vào các kênh sinh lời cao hơn. Với tiềm năng tăng trưởng của thị trường chứng khoán như hiện tại, dòng tiền sẽ đổ vào đầu tư như một kênh sinh lời khả dĩ.

“Tổng số tài khoản mở mới 6 tháng đầu năm đến nay lên tới gần 620.000 tài khoản, tăng 58% so với số lượng của cả năm 2020 - năm mà thị trường lập kỷ lục lịch sử về số tài khoản cá nhân mới. Tổng tiền đầu tư của các nhà đầu tư trong nước cũng đã cân hết được lượng tiền rút ra của khối ngoại. Do đó, sự phát triển dài hạn của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tương lai sẽ phụ thuộc vào nhà đầu tư trong nước và nội lực trong nước nhiều hơn”, bà Phương Lam nhận định.

Thị trường chứng khoán: Nhận diện cơ hội nửa cuối năm 2021
Dịch bệnh đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết. (Ảnh minh họa: Bảo Thoa)

Bà Nguyễn Hoài Thu, Giám đốc điều hành Khối Đầu tư chứng khoán và trái phiếu – VinaCapital cho rằng, thị trường chứng khoán là sự phản ánh lại kỳ vọng của nhà đầu tư về nền kinh tế nên thị trường chứng khoán nửa đầu năm đã có nhiều diễn biến rất tốt, nhưng đó là trước khi làn sóng dịch thứ 4 bùng nổ. Thời điểm cuối tháng 4 đầu tháng 5 khi mới bùng dịch cũng chưa có nhiều thay đổi, các nhà đầu tư vẫn kỳ vọng rất tốt vào sự phục hồi. Tuy nhiên, diễn biến phức tạp của dịch bệnh khiến các nhà đầu tư giảm kỳ vọng.

“Khi thị trường mới xảy ra, nhà đầu tư phản ứng tích cực bởi họ tin dịch bệnh lần này sẽ không quá lớn. Tuy nhiên sau nhiều tuần, diễn biến dịch bệnh cho thấy sự khó lường. Đầu năm các công ty chứng khoán, quản lý quỹ đều kỳ vọng sự tăng trưởng doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán có thể lên đến 40%, nhưng cho đến giờ những người tham gia vào thị trường kể cả những nhà đầu tư chuyên nghiệp như chúng tôi cũng phải giảm kỳ vọng”, bà Hoài Thu chia sẻ.

Theo bà Hoài Thu, thị trường chứng khoán hiện tại đang “phân vân” và đang cố gắng để cân bằng, nhiều người vẫn tin tưởng kinh tế phục hồi vào quý 4 và năm sau.

Phục hồi phụ thuộc vào việc kiểm soát dịch bệnh

Tọa đàm trực tuyến "Nhận diện cơ hội thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2021", ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) cho rằng, dịch bệnh đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết. Năm 2020, Việt Nam rất tốt trong việc kiểm soát dịch bệnh nên vẫn thu hút được dòng vốn đầu tư nước ngoài. 6 tháng đầu năm vẫn rất tốt, đặc biệt chính sách tiêm vắc-xin, không đóng cửa doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động nên đóng góp GPD có thể đạt 6,5%. Việt Nam đã từng ghi nhận những phiên giao dịch 20.000 - 25.000 tỷ đồng/phiên giao dịch cho thấy thị trường chứng khoán rất tốt.

Theo thống kê của Bộ kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 16,7 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm. Các doanh nghiệp lớn của nước ngoài vẫn đặt niềm tin rất lớn tại Việt Nam. Các doanh nghiệp niêm yết huy động vốn tốt, tạo niềm tin cho thị trường sắp tới.

“Với chính sách hiện tại, tôi hy vọng chỉ trong vài tháng nữa, Việt Nam sẽ kiểm soát được dịch bệnh tại các tỉnh thành, các chính sách của Việt Nam sẽ sớm thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Nhìn vào các nước đã kiểm soát được dịch bệnh thì tiêu dùng, du lịch, hàng không… tăng lên, thúc đẩy kinh tế trong nước tăng, sản xuất cung ứng tăng. Với vai trò nhà sản xuất công nghiệp, chúng tôi vẫn quyết tâm mở rộng, xây dựng khu công nghiệp. Bản thân KBC vẫn tiếp tục phát triển và mở rộng bất động sản khu công nghiệp, đồng thời tham gia vào các dự án bất động sản nhà ở như tại Khu đô thị Tràng Cát Hải Phòng…”, ông Đặng Thành Tâm kỳ vọng.

Theo ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong 6 tháng đầu năm 2021, thị trường chứng khoán có biến động do ảnh hưởng của dịch bệnh, đặc biệt là do hệ thống nghẽn lệnh, nhưng với sự quyết tâm và chỉ đạo quyết liệt của Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đến nay vui mừng là hệ thống trên HoSE đã thông suốt.

Đánh giá về triển vọng thị trường chứng khoán cuối năm 2021, ông Phạm Hồng Sơn cho biết: "Với quyết tâm cao của Chính phủ, các bộ, ngành trong phòng ngừa dịch bệnh, các chính sách đồng bộ của Chính phủ, như chiến dịch tiêm vắc-xin..., hy vọng đến cuối năm, có thể kiểm soát được dịch bệnh, qua đó đảm bảo tăng trưởng. Việt Nam là quốc gia thu hút FDI tốt và Chính phủ có quyết tâm cao về kiểm soát lạm phát, duy trì mặt bằng lãi suất.

Với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, chúng tôi kiên định với việc hạn chế can thiệp hành chính vào thị trường, đảm bảo thị trường được hoạt động xuyên suốt, công bằng, minh bạch. Đồng thời, tuyên truyền thêm về Luật Chứng khoán 2019 và các văn bản hướng dẫn luật tới nhà đầu tư, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn, và đặc biệt ban hành chiến lược phát triển thị trường chứng khoán 2020-2030, hiện đã cơ bản hoàn thành bản dự thảo và xin ý kiến thành viên cho giai đoạn phát triển 10 năm tới. Kế tiếp, hoàn thành dự án công nghệ, hiện đại hóa công nghệ KRX phục vụ cho hoạt động giao dịch, thanh toán, triển khai sản phẩm tài chính mới.

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý sẽ thực hiện tái cấu trúc thị trường trên cơ sở 4 trụ cột hàng hóa, nhà đầu tư, tổ chức kinh doanh chứng khoán và Sở Giao dịch chứng khoán, cũng như hoàn thiện Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam. Cuối cùng là tiếp tục tăng cường giám sát và thực hiện nghiêm minh trên thị trường chứng khoán".

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.

Tin khác

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Ngân hàng không được khuyến mại cho người gửi tiền

Ngân hàng không được khuyến mại cho người gửi tiền

(LĐTĐ) Từ hôm nay 20/11, tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi không được khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất, các hình thức khác) không đúng với quy định.
TP.HCM: Nhiều giải pháp chống thất thu thuế thương mại điện tử

TP.HCM: Nhiều giải pháp chống thất thu thuế thương mại điện tử

(LĐTĐ) Với những nỗ lực đồng bộ của ngành thuế Thành phố, trong 10 tháng năm 2024, tổng doanh thu thương mại điện tử trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đạt 91.962 tỉ đồng, tăng 43,7% so cùng kỳ, chiếm 33,5% doanh thu thương mại điện tử cả nước.
Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0%

Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0%

(LĐTĐ) Bộ Tài chính cho biết, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nhưng kết quả vẫn chưa được như kỳ vọng. Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0% hoặc tỷ lệ giải ngân thấp.
Cơ quan thuế sắp triển khai hoãn xuất cảnh tự động

Cơ quan thuế sắp triển khai hoãn xuất cảnh tự động

(LĐTĐ) Trong 10 tháng qua, Tổng cục Thuế đã đẩy mạnh công tác thu nợ thu được trên 58 nghìn tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2023. Các dịch vụ khai thuế điện tử đã đạt 4 triệu tài khoản, tăng 47% so với cuối năm 2023.
Đề xuất bãi bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua đường chuyển phát nhanh

Đề xuất bãi bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua đường chuyển phát nhanh

(LĐTĐ) Bộ Tài chính đã có Tờ trình Chính phủ về dự thảo Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử, trong đó đã đề xuất bãi bỏ việc miễn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị dưới 1 triệu đồng.
Đề xuất chủ sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho hộ kinh doanh

Đề xuất chủ sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho hộ kinh doanh

(LĐTĐ) Dư luận đặt câu hỏi về việc quản lý thuế đối với các sàn thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới đang hoạt động tại Việt Nam, nhưng chưa đăng ký cấp phép và cơ sở nào đề xuất các sàn giao dịch TMĐT nộp thay thuế? Bộ Tài chính cho biết việc triển khai cơ chế sàn TMĐT khai, nộp thuế thay cho người bán là nội dung được khuyến nghị triển khai trong các tài liệu, nghiên cứu của các tổ chức quốc tế khác, cũng như đã chứng minh thực tế hiệu quả triển khai của các nước tiên tiến trên thế giới và trong khu vực.
Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công để đưa dòng tiền vào thị trường

Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công để đưa dòng tiền vào thị trường

(LĐTĐ) Các chuyên gia cho rằng, để thúc đẩy kinh tế trong năm 2025, giải ngân đầu tư công cần được thực hiện nhanh chóng để đưa dòng tiền vào thị trường, từ đó giảm áp lực cho các ngân hàng thương mại.
Công ty CP Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin bị xử phạt liên quan đến lĩnh vực thuế

Công ty CP Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin bị xử phạt liên quan đến lĩnh vực thuế

(LĐTĐ) Mới đây, Cục Thuế thành phố Hà Nội đã ban hành Kết luận Thanh tra thuế tại Công ty Cổ phần Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin (mã chứng khoán: TMB).
Vốn tín dụng cho “tam nông”

Vốn tín dụng cho “tam nông”

(LĐTĐ) Trong nhiều năm qua, Ngân hàng Nhà nước luôn xác định việc thúc đẩy phát triển tín dụng cho “tam nông” (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) là một mục tiêu cốt lõi trong chương trình hành động của ngành nhằm thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ liên quan đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông nghiệp - nông thôn một cách bền vững.
Xem thêm
Phiên bản di động