Các ngân hàng thương mại có đang kinh doanh 'âm vốn'?

(LĐTĐ) Thị trường tài chính đang xuất hiện nhiều trường hợp các ngân hàng thương mại bán trái phiếu với lãi suất thấp hơn lãi suất huy động, gần như toàn bộ số trái phiếu này được mua bởi các ngân hàng và công ty chứng khoán.
Thành phố Hồ Chí Minh: Ngân hàng, chứng khoán hoạt động mức độ duy trì công suất Thị trường tuyển dụng nhân sự Quý III: Dự báo “nóng” mảng ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm SeABank được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên gần 14.785 tỷ đồng

Hiện tượng này có bất thường và cho thấy điều gì trong thị trường vốn và hoạt động của các ngân hàng thương mại hiện nay?

6 tháng phát hành 68,2 nghìn tỷ đồng trái phiếu

Các giao dịch mua các lô trái phiếu với lãi suất thấp hơn so với lãi suất cho doanh nghiệp vay đang diễn ra khá phổ biến trên thị trường.

Kết quả thống kê của SSI Research cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2021, 15 ngân hàng thương mại phát hành 68,2 nghìn tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn bình quân 3,37 năm và lãi suất bình quân 4,3%/năm. Nhà đầu tư mua trái phiếu ngân hàng gồm: Các ngân hàng (17,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 26%); công ty chứng khoán (38,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 56%); tổ chức trong nước (10,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 15%) và cá nhân (2 nghìn tỷ đồng, chiếm 3%).

Các nhà đầu tư cá nhân chỉ mua trái phiếu tăng vốn cấp 2 có kỳ hạn dài (7 - 15 năm), hầu hết lãi suất thả nổi, năm đầu dao động từ 6,2% đến 7,9/năm. Các trái phiếu này thường kèm theo quyền mua lại trước hạn của tổ chức phát hành sau 2 - 5 năm (hoặc 10 năm với trái phiếu 15 năm).

Theo ghi nhận, có 56,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 83% tổng khối lượng trái phiếu ngân hàng phát hành nửa đầu năm 2021 là kỳ hạn 2 - 3 năm có lãi suất cố định từ 3,0 - 4,2%/năm, trả lãi hàng năm. Mức lãi suất này thấp hơn hẳn lãi suất tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 12 tháng trả sau (5,6 - 6%/năm). Gần như toàn bộ số trái phiếu này được mua bởi các ngân hàng và công ty chứng khoán.

Các ngân hàng thương mại có đang kinh doanh 'âm vốn'?
Nguồn vốn các ngân hàng thương mại chảy nhiều vào lĩnh vực bất động sản thời gian qua.

Trước đây, theo quy định tại Thông tư 34/2013/TT-NHNN, tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu phát hành trên thị trường sơ cấp của tổ chức tín dụng khác nên các công ty chứng khoán thường đứng ra làm trung gian, mua trái phiếu ngân hàng trên thị trường sơ cấp sau đó bán lại cho các tổ chức tín dụng khác. Hiện nay, quy định này đã được gỡ bỏ tại Thông tư 01/2021/TT-NHNN nên các ngân hàng thương mại đã có thể trực tiếp mua chéo trái phiếu của nhau trên thị trường sơ cấp từ ngày Thông tư có hiệu lực là 17/5/2021.

Các ngân hàng thương mại nếu không huy động vốn với lãi suất thị trường thì sẽ dẫn đến hiệu ứng khách hàng rút tiền và trước mắt các ngân hàng thương mại sẽ phải đối diện với rủi ro thanh khoản. Nhưng vì sao các ngân hàng thương mại lại mua bán các lô trái phiếu với lãi suất thấp hơn so với lãi suất cho vay doanh nghiệp thậm chí là thấp hơn lãi suất huy động?

Gần đây, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Residence vừa huy động 2.500 tỷ đồng thông qua 5 lô trái phiếu thông thường, không chuyển đổi. Trái phiếu có kỳ hạn 1 năm, được phát hành trong khoảng tháng 5-6/2021. Lãi suất chi trả cố định là 9,75%/năm.

Mục tiêu huy động nhằm bổ sung vốn thực hiện thanh toán tiền đảm bảo mua sỉ 130 bất động sản là biệt thự nghỉ dưỡng thuộc dự án Tổ hợp Khu du lịch thung lũng đại dương tại xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận theo văn bản thoả thuận ký kết giữa Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Residence với Công ty Cổ phần Kinh doanh nhà Nova.

Được biết, lô trái phiếu có tài sản đảm bảo là: Cổ phiếu NVL; Tài sản hình thành trong tương lai là 130 sản phẩm bất động sản thuộc dự án Tổ hợp Khu du lịch thung lũng Đại dương (NovaWorld Phan Thiết) tại xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận theo văn bản thoả thuận ký kết giữ Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Residence với Công ty Cổ phần Kinh doanh nhà Nova; và toàn bộ quyền phát sinh từ văn bản thoả thuận mua sỉ 130 bất động sản trên.

Theo chuyên gia tài chính TS Đinh Thế Hiển, với các lô trái phiếu thấp hơn so với lãi suất cho vay doanh nghiệp thì đó là con đường vòng nhằm xử lý tình trạng vốn, có thể là một khoản tín dụng cực lớn của một doanh nghiệp khó có khả năng thu hồi và quá hạn làm tăng tình trạng nợ xấu có khả năng mất vốn. Trong khi việc cho vay đảo nợ và đầu tư vào công ty của doanh nghiệp đang nợ đã không được phép như các năm 2010 nên buộc các ngân hàng thương mại phải đi đường vòng.

Giá phát hành thấp hơn lãi suất huy động

Thời gian gần đây nhiều ngân hàng thương mại phát hành các lô trái phiếu với lãi suất thấp hơn so với lãi suất huy động.

Đơn cử, Ngân hàng ACB vừa thông báo hoàn tất phát hành 2.000 trái phiếu có mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu, tương đương với tổng giá trị là 2.000 tỷ đồng. Trái phiếu có kỳ hạn 3 năm, lãi suất 4%/năm, trả lãi định kỳ mỗi năm. Ngày phát hành là 6/5/2021, đáo hạn 6/5/2024. Trái phiếu là loại không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không phải nợ thứ cấp của ACB và không có tài sản đảm bảo. Theo thông tin có được,hai công ty chứng khoán đã mua lô trái phiếu này.

“Với các lô trái phiếu được phát hành với mức lái suất thấp hơn lãi suất huy động được các ngân hàng thương mại khác và điển hình là các công ty chứng khoán (chiếm 56%) mua lại thì đó không phải là hoạt động kinh doanh đầu tư. Vì hiện tại các công ty chứng khoán vay vốn các ngân hàng thương mại và các tổ chức khác để cho nhà đầu tư vay theo nghiệp vụ margin trên thị trường chứng khoán. Vì vậy việc mua lại các lô trái phiếu thấp hơn lãi suất huy động có thể là một “dịch vụ tài chính” bởi khi một ngân hàng A phát hành trái phiếu để ngân hàng B và công ty chứng khoán C mua sẽ giúp ngân hàng A này tăng vốn. Còn ngân hàng B và công ty chứng khoán C kể trên sẽ lại phát hành trái phiếu cho ngân hàng D khác và công ty chứng khoán E khác mua. Với các vòng quay như vậy các ngân hàng thương mại đều được tăng vốn, tăng quy mô tài sản (tài sản nợ)”, ông Hiển cho biết.

Ái Nghi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thanh Trì nâng cao chất lượng phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”

Thanh Trì nâng cao chất lượng phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”

(LĐTĐ) Bằng việc đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động hiệu quả, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Trì đã tạo nên không khí thi đua sôi nổi đến người lao động để đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” năm 2024. Từ kết quả đạt được, LĐLĐ huyện tiếp tục rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng hoạt động của phong trào trong năm tới.
Cảnh sát giao thông hỗ trợ người dân trên cao tốc

Cảnh sát giao thông hỗ trợ người dân trên cao tốc

(LĐTĐ) Trong quá trình tuần lưu trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, tổ công tác của Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ số 3, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) đã phát hiện 1 xe ô tô hiệu Transit 16 chỗ, màu trắng, dừng đỗ bên đường khẩn cấp. Ngay tại đó, có 10 người dân đang đứng chờ.
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

(LĐTĐ) Quý I/2024, bên cạnh công tác đại diện, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đoàn viên, người lao động, Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng còn triển khai nhiều hoạt động và đạt được một số kết quả nổi bật.
Tặng 13.000 bản đồ Việt Nam cho các trường học trong cả nước

Tặng 13.000 bản đồ Việt Nam cho các trường học trong cả nước

(LĐTĐ) 13.000 bản đồ Việt Nam đã được trao cho các trường học trên cả nước, giúp các bạn học sinh nắm rõ về thông tin địa lý, địa hình, dân cư, biển, đảo Trường Sa, Hoàng Sa… và chủ quyền của đất nước Việt Nam.
Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

(LĐTĐ) Khi tiếng cười trẻ thơ vang lên khắp nhà cửa, liệu chúng ta có tìm thấy niềm vui hay chỉ là lo lắng không nguôi? Mỗi dịp nghỉ lễ kéo dài, các bậc phụ huynh lại đứng trước thách thức giữ gìn hòa bình gia đình trước "cơn bão" năng lượng của các bé. Nhưng đừng lo, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 này sẽ là cơ hội để mọi người cùng nhau tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ thông qua những trò chơi gắn kết yêu thương.
13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

(LĐTĐ) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội được ủy quyền thực hiện giải quyết 13 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực GD&ĐT thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố.
Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

(LĐTĐ) Các đơn vị, trường học hướng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường bằng cách lồng ghép các hoạt động giáo dục, tuyên truyền về nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân cho người học trong môn học chính khóa, hoạt động giáo dục và hoạt động ngoại khóa.

Tin khác

VN-Index bứt phá, lấy lại mốc 1.200 điểm

VN-Index bứt phá, lấy lại mốc 1.200 điểm

(LĐTĐ) Sau chuỗi ngày lao dốc, thị trường chứng khoán hôm nay bất ngờ đảo chiều tăng mạnh, VN-Index quay trở lại ngưỡng hỗ trợ 1.200 điểm.
Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

(LĐTĐ) Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Đồng thời, sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi.
Sắp xếp, xử lý tài sản công: Tiếp tục gỡ vướng chính sách

Sắp xếp, xử lý tài sản công: Tiếp tục gỡ vướng chính sách

(LĐTĐ) Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công (thay thế Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017, Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ).
Tỉnh Nghệ An đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

Tỉnh Nghệ An đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung vừa ký công điện yêu cầu người đứng đầu các sở, ban, ngành, địa phương, ban quản lý dự án và chủ đầu tư đề cao trách nhiệm, tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đồng bộ, kịp thời, hiệu quả và quyết liệt hơn nữa.
Kinh tế Việt Nam 2024: Nỗ lực phục hồi trong bối cảnh nhiều bất định

Kinh tế Việt Nam 2024: Nỗ lực phục hồi trong bối cảnh nhiều bất định

(LĐTĐ) Những “cơn gió ngược” từ kinh tế thế giới như xung đột chính trị, lạm phát và lãi suất tăng cao, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm,… đã gây những tác động bất lợi, khiến kinh tế Việt Nam giảm đà tăng trưởng một cách đáng kể, có những lúc xuống mức thấp trong nhiều năm trở lại đây.
Ngân hàng nào đang có lãi suất huy động cao nhất?

Ngân hàng nào đang có lãi suất huy động cao nhất?

(LĐTĐ) Lãi suất huy động của các ngân hàng hiện vẫn duy trì ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, vậy lãi suất ngân hàng nào cao nhất?
Vẫn tăng sốc, giá vàng nhẫn lên gần 79 triệu đồng/lượng

Vẫn tăng sốc, giá vàng nhẫn lên gần 79 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng 11/4, giá vàng miếng SJC tăng trở lại và neo ở mốc 84 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn tiếp tục tăng điên cuồng, tiến sát mốc 79 triệu đồng/lượng.
Nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động

Nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động

(LĐTĐ) Hôm nay (10/4), nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động, trong đó có những ngân hàng lần thứ hai điều chỉnh tăng lãi suất.
TP.HCM: Triển khai nhiều giải pháp để cải thiện chỉ tiêu phát triển kinh tế

TP.HCM: Triển khai nhiều giải pháp để cải thiện chỉ tiêu phát triển kinh tế

(LĐTĐ) Mặc dù đã có nhiều cải thiện, nhưng một số chỉ tiêu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn tăng trưởng thấp hoặc không đạt, cần phải có giải pháp khắc phục.
Xem thêm
Phiên bản di động