Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Hồng Siêm: Trọn đời vì sự nghiệp cứu người

Là chủ nhiệm của một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, 3 đề tài cấp thành phố đã được nghiệm thu đạt xuất sắc; biên soạn, biên tập xuất bản hàng chục cuốn sách, trong đó có 9 đầu sách chuyên môn có giá trị phố biến cho đồng nghiệp… Đó chỉ là vài nét sơ qua về những cống hiến của Chủ tịch Hội Đông y TP Hà Nội Nguyễn Hồng Siêm. 
thay thuoc nhan dan nguyen hong siem tron doi vi su nghiep cuu nguoi 61892 Vinh danh 134 Thầy thuốc Nhân dân
thay thuoc nhan dan nguyen hong siem tron doi vi su nghiep cuu nguoi 61892 Người khai sáng cho ngành bỏng Việt Nam

Với những cống hiến ấy, ông vinh dự được Chủ tịch Nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và tự hào khi là 1 trong 10 gương mặt được vinh danh là công dân ưu tú Thủ đô năm 2017.

Thành công từ đam mê và nhiệt huyết

Sinh thời, Bác Hồ đã từng nói: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”…Bác sĩ – Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Hồng Siêm là một tấm gương như thế. Bởi lẽ, trong suốt hơn 40 năm qua, những cống hiến của ông cho nền Đông y Việt Nam không chỉ có giá trị phổ biến cho các đồng nghiệp, cho chuyên môn, mà còn có sức lan tỏa trong xã hội và cho cả thế hệ mai sau.

thay thuoc nhan dan nguyen hong siem tron doi vi su nghiep cuu nguoi 61892
Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Hồng Siêm dành cả cuộc đời cho nghiên cứu khoa học và cứu người.

Chia sẻ về cuộc đời mình, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Hồng Siêm kể, ông sinh năm 1956 (tại Lệ Xá, Tiên Lữ, Hưng Yên), ngay từ thủa bé ông đã có đam mê và tin tưởng rằng sau này lớn lên mình sẽ được làm thầy. Có được niềm tin ấy chính là việc ông được thừa hưởng sự say mê, nhiệt huyết từ mẹ mình, người cũng đã dành cả cuộc đời nghiên cứu và cống hiến cho nền y học Việt Nam. Vì thế, khi đến với nghề, được nghiên cứu và khám chữa bệnh cho người dân ông luôn làm với nhiệt huyết và đam mê nhất.

“Năm 1975 tôi đi phục vụ tại miền núi, khi đó, tôi được điều về công tác tại Trung tâm y tế Thị xã Cam Đường (Lào Cai). Mỗi lúc rảnh rỗi tôi thường đến các bản ở vùng sâu, vùng xa chăm sóc sức khỏe cho người dân, ban đêm lại về trực tại Trung tâm y tế. Thời gian công tác tại đây tôi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tìm và nghiên cứu ra những bài thuốc hay kết hợp điều trị với Tây y để giúp bà con có hoàn cảnh khó khăn thoát được bệnh tật…

Với những cống hiến của mình dành cho Y học cổ truyền, năm 2013, ông vinh dự được tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba; năm 2016 được tặng thưởng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc; đầu năm 2017 ông được tặng thưởng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân…

Năm 1985, sau 9 năm công tác tại Lào Cai tôi được điều chuyển về công tác tại Khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tây (nay là Bệnh viện Đa khoa Hà Đông). Đây chính là bước ngoặt đã để lại nhiều dấu ấn khó quên trong cuộc đời của tôi”, ông Siêm nhớ lại.

Về công tác tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tây, bác sĩ Nguyễn Hồng Siêm như “cá gặp nước”. Tại đây, ông có nhiều hơn những điều kiện học tập, trao dồi y đức, y thuật và cũng nơi này tài năng và năng lực của Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Hồng Siêm có nhiều cơ hội để phát triển…

Qua bàn tay của ông cùng phương pháp khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền dùng thuốc và không dùng thuốc như châm cứu, cấy chỉ, châm tê để mổ, đặc biệt là sự kết hợp tài tình giữa Đông – Tây y kết hợp, hàng ngàn bệnh nhân mắc bệnh nan y, hiểm nghèo như: Tiêu chảy kéo dài, liệt sau hội chứng não cấp, teo gai thị, xoang…đã được cứu chữa thành công.

Ông Siêm kể, vào khoảng năm 1986 – 1987 tôi có điều trị châm tê cho một bệnh nhân nữ là giáo viên khoảng 28 – 30 tuổi, người bệnh này khi đó vừa bị bệnh xoang, lại vừa bị polip mũi (mọc mụn thịt trong mũi) khiến bệnh nhân khó thở. Sau khi thăm khám, chẩn đoán tôi đã sử dụng phương pháp châm tê trước khi phẫu thuật.

Đặc biệt, với phương pháp này bệnh nhận không cần phải tiêm thuốc tê, sau 15 phút châm tê, chúng tôi tiến hành phẫu thuật xử lý polip mũi, lúc này bệnh nhân vẫn nói chuyện bình thường. “15 phút sau khi xử lý xong các mụn thịt trong mũi, bệnh nhân tiếp tục đề nghị ê kíp thực hiện mổ và xử lý xoang ngay.

Sau khi kiểm tra và chẩn đoán người bệnh có đủ sức khỏe, đủ khả năng tiếp tục thực hiện mổ xoang, ê kíp mổ đã bắt tay vào thực hiện…Ca mổ kéo dài trên 1 giờ đã thành công ngoài mong đợi, bệnh nhân ra viện sau đó quay trở lại tìm tôi cám ơn rất nhiều”, giọng ông Siêm đầy hạnh phúc đây là 1 ca kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong phẫu thuật tai mũi họng.

Hơn 40 năm công hiến cho ngành Đông y, đến thời điểm hiện tại số bệnh nhân được ông chữa khỏi là bao nhiêu, có lẽ ông cũng không thể nhớ hết. Thậm chí, nhiều người bệnh sau khi được ông chữa khỏi đã quay lại cảm ơn và nhận làm con nuôi, lúc đó ông mới giật mình nhớ ra là mình đã từng điều trị cho họ.

Trước những tình huống ấy ông tự nhủ, bản thân cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và y đức… Để làm sao đẩy mạnh công tác khám, chữa bệnh đạt kết quả cao nhất và bệnh nhân cũng được khám, điều trị tốt nhất.

Viết tiếp những ước mơ…

Có thể nói, không chỉ với những người đồng nghiệp của mình, mà với cả những người bệnh đã từng được Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Hồng Siêm cứu chữa đều cho rằng, dấu ấn đậm nét nhất kể về người thầy thuốc này không chỉ được đánh giá qua những công trình nghiên cứu khoa học, những cuốn sách ghi tỉ mỉ từng phương pháp, công thức chữa bệnh của thầy, mà bằng chứng rõ nét nhất chính là tài năng và y đức đã in đậm trong tâm trí của mỗi người.

Không ngừng học hỏi các đồng nghiệp, trao đổi nâng cao chuyên môn, y đức, Nguyễn Hồng Siêm còn trực tiếp tham gia giảng dạy, truyền đạt những kinh nghiệm, bài thuốc hay của mình cho thế hệ mai sau. Hơn 40 năm bốc thuốc, châm cứu chữa bệnh, người bệnh được ông cứu chữa có thể là người nổi tiếng, có địa vị xã hội.

Nhưng, bệnh nhân nghèo tìm đến ông cũng nhiều vô kể. Với Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Hồng Siêm, mọi bệnh nhân đều được chăm sóc tận tình như nhau, đặc biệt là bệnh nhân nghèo hoặc các cháu nhỏ, người bệnh ở vùng sâu, vùng xa…được ông chăm sóc ưu ái hơn.

Bên cạnh niềm đam mê cháy bỏng với nghề, với nghiên cứu khoa học, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Hồng Siêm còn có một tình yêu mãnh liệt dành cho các chương trình thiện nguyện. Bởi lẽ, chỉ cần nhìn thấy nụ cười trên môi người bệnh, của những gia đình có hoàn cảnh khó khăn là ông cảm thấy hạnh phúc và sung sướng vô cùng.

Vì thế, hàng năm ông thường xuyên tổ chức các chương trình khám chữa bệnh miễn phí, cấp thuốc, tặng quà cho các gia đình chính sách, gia đình thương binh, liệt sĩ và các hộ nghèo trên địa bàn Thành phố. Đặc biệt, mới đây ông còn triển khai mô hình “Tuệ Tĩnh Đường” mở phòng khám tại Chùa để khám và chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách, cho người nghèo.

“Ngày 9/10, Phòng khám Tuệ Tĩnh Đường đầu tiên tại chùa Vạn Phúc (huyện Sóc Sơn) sẽ chính thức được khánh thành. Những năm tiếp theo, nếu như thuận lợi tôi sẽ cố gắng kết hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, UBND TP triển khai mỗi năm 3 phòng khám Tuệ Tĩnh Đường ở 3 quận huyện để 10 năm sau 30 quận huyện trên Thành phố đều có Tuệ Tĩnh Đường khám và chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, gia đình chính sách”, ông Siêm hạnh phúc chia sẻ.

Một ngày, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Hồng Siêm quay cuồng với công việc, với nghiên cứu khoa học, với thiện nguyện…tất cả những công việc ấy khiến ông không lúc nào được nghỉ ngơi. Thậm chí, chưa làm hết ngày hôm nay, ông đã nghĩ đến những công việc sẽ phải làm trong ngày mai.

Chia sẻ về niềm vui khi được UBND TP Hà Nội tặng danh hiệu công dân ưu tú Thủ đô năm 2017, ông Siêm bảo: “Tôi thật sự rất vui mừng và hạnh phúc. Tuy nhiên, niềm mong mỏi lớn nhất của tôi lúc này đó là, nền Đông y Việt Nam sớm có những quy hoạch phát triển, gìn giữ nguồn dược liệu quý để không chỉ phục vụ trong nước, mà còn có thể xuất khẩu.

Ngoài ra, những thế hệ trẻ mai sau cũng cần có thêm nhiều tâm huyết, kiến thức sâu rộng, đặc biệt là áp dụng khoa học kỹ thuật vào nghiên cứu để cho ra những bài thuốc, phương pháp chữa bệnh mới không chỉ mang tầm cỡ quốc gia, mà còn vươn tầm thế giới và phải cơ bản nghiên cứu được mô hình bệnh nào thì chẩn đoán, điều trị đông y tốt, bệnh nào phải điều trị bằng y học hiện đại tốt, bệnh nào thì điều trị đông y tây y kết hợp tốt”.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.

Tin khác

Cô hiệu trưởng “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

Cô hiệu trưởng “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Cô Nguyễn Thị Kim Hoa - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hồng Thái (xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), có thâm niên công tác trong ngành giáo dục 27 năm. Từ một giáo viên trẻ còn nhiều bỡ ngỡ trở thành một cán bộ quản lý giỏi là cả một quá trình phấn đấu nỗ lực không ngừng của cô giáo Nguyễn Thị Kim Hoa.
Người truyền lửa cho công nhân cơ điện

Người truyền lửa cho công nhân cơ điện

(LĐTĐ) Nhờ những sáng kiến trong vận hành cơ điện, anh Lê Đình Lam, trưởng bộ phận Cơ điện, Công ty TNHH Sản xuất nhựa Bình Thuận (Thanh Trì, Hà Nội) được tôn vinh là 1 trong 100 Công nhân giỏi của Thủ đô Hà Nội.
Gia đình là nền tảng vững chắc cho sự phát triển cá nhân và cống hiến xã hội

Gia đình là nền tảng vững chắc cho sự phát triển cá nhân và cống hiến xã hội

(LĐTĐ) Gia đình anh Phan Trung Thắng vừa được Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội biểu dương là "Gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu". Bản thân anh Thắng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt nhiều danh hiệu thi đua. Cùng đó, gia đình anh luôn duy trì giá trị truyền thống, khuyến khích con học tập và cân bằng cuộc sống.
Nữ cán bộ Công đoàn hết lòng vì công nhân

Nữ cán bộ Công đoàn hết lòng vì công nhân

Từng là lao động trực tiếp nên bà Hoàng Thị Bích Hạnh - Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội hiểu rất rõ những vất vả, nhọc nhằn của người công nhân môi trường. Vì thế, bà luôn trăn trở, tìm tòi, tham mưu và triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm bảo đảm tốt nhất quyền lợi, giảm thiểu nhất những khó khăn, vất vả cho công nhân.
Hết lòng vì sự nghiệp “trồng người”

Hết lòng vì sự nghiệp “trồng người”

(LĐTĐ) Giáo viên mầm non là người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng cho sự phát triển nhân cách của trẻ, vì thế, quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Trong đội ngũ cán bộ, giáo viên của Trường Mầm non Châu Can A (huyện Phú Xuyên) có rất nhiều giáo viên tận tâm với nghề, giỏi nghề, trong đó có cô Lê Thị Loan.
Cô giáo trẻ Nguyễn Đào Thùy Dương: Tâm huyết, sáng tạo và truyền cảm hứng

Cô giáo trẻ Nguyễn Đào Thùy Dương: Tâm huyết, sáng tạo và truyền cảm hứng

(LĐTĐ) Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Mỗi người tốt, việc tốt là một bông hoa đẹp. Cả dân tộc ta sẽ là một vườn hoa đẹp”. Đặc biệt đối với nghề giáo, Bác đã dạy: “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Thấm nhuần tư tưởng này của Bác, tập thể cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học Lê Văn Tám (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) luôn phấn đấu rèn luyện để trở thành những bông hoa đẹp, tỏa ngát hương thơm cho đời. Một trong những bông hoa đẹp ấy là cô giáo Nguyễn Đào Thùy Dương - người luôn tận tâm, sáng tạo với nghề.
Huyện Ứng Hòa (Hà Nội): Trao tặng hàng nghìn suất ăn cho học sinh thi tốt nghiệp THPT

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội): Trao tặng hàng nghìn suất ăn cho học sinh thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Nhằm tiếp sức mùa thi cho các sĩ tử thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024, Hội Chữ thập đỏ, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Huyện Đoàn Ứng Hoà phối hợp tổ chức hàng nghìn suất ăn để tặng cho các học sinh. Đây là năm thứ 3 huyện Ứng Hòa trao suất ăn yêu thương đến các sĩ tử.
Người Tổ trưởng dân phố gương mẫu

Người Tổ trưởng dân phố gương mẫu

(LĐTĐ) Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: "Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”, gần 15 năm qua, ông Đàm Ngọc Doanh - Tổ trưởng Tổ dân phố 8, phường Xuân Khanh (thị xã Sơn Tây) luôn phát huy tốt vai trò tiền phong, gương mẫu của người cán bộ, đi đầu trong mọi phong trào thi đua tại cơ sở, đặc biệt là phong trào hiến đất làm đường, hiến máu tình nguyện, từ thiện xã hội.
Tấm gương nhà giáo mẫu mực

Tấm gương nhà giáo mẫu mực

(LĐTĐ) Qua nhiều năm thực hiện cuộc vận động: “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, đội ngũ nhà giáo Trường Tiểu học Vân Từ, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, ngày càng chuyển biến mạnh mẽ trong công cuộc “trồng người”. Tập thể nhà trường luôn tự hào khi nhắc đến cô giáo Bùi Thị Thanh Thắm - một tấm gương điển hình tiên tiến, bởi lòng nhiệt tình, sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi…
Tấm gương cán bộ quản lý mẫu mực

Tấm gương cán bộ quản lý mẫu mực

(LĐTĐ) Cô giáo Nguyễn Thị Thúy Hằng là tấm gương về cán bộ quản lý có trách nhiệm. Cô là Hiệu trưởng Trường THCS Tân Dân, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, từ năm 2020 đến nay. Những năm qua, cô đã xây dựng Hội đồng sư phạm nhà trường thành một tập thể đoàn kết, trí tuệ, dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm.
Xem thêm
Phiên bản di động