Người khai sáng cho ngành bỏng Việt Nam
Cách xử trí khi bị bỏng lửa, dầu ăn và nước sôi | |
Lặng thầm đóng góp của phụ nữ ngành Y tế Thủ đô | |
Viện Bỏng Quốc gia cắt thi đua của điều dưỡng vi phạm quy tắc ứng xử |
Thiếu tướng, Thày thuốc nhân dân, GS.TS Lê Năm |
Cả cuộc đời cống hiến cho khoa học
Sinh năm 1952 tại vùng quê nghèo huyện Cam Lộc (tỉnh Hà Tĩnh) tuổi thơ của ông Lê Nam là những chuỗi ngày dài đầy nắng và gió. Ông kể: “Vì lớn lên với biển, buồn vui với biển, nên thấy biển quê mình nắng nóng hơn, nhiều gió Lào hơn, mùa đông rét hơn và bão cũng dữ dội hơn thì phải. Hồi ấy, mình đi học xa lắm, nhà cách trường hơn 6 cây số, nhưng chưa bao giờ biết đến chiếc xe đạp như chúng bạn. Lên 7 tuổi, đã phải tranh thủ đi làm thêm để lấy tiền đi học và phụ giúp bố mẹ. Bữa ăn chỉ có khoai, sắn, nhưng cũng chỉ bữa đói, bữa no. Nhưng kết quả học của tôi cũng luôn đạt xuất sắc”.
Về duyên định với ngành y, ông Lê Năm kể: “Năm 1970, lần đầu tiên mình bước vào kỳ thi đại học. Vì ước ao được làm bác sĩ, nên hồ sơ ban đầu mình đăng ký là vào Trường Đại học Quân y (nay là Học viện Quân y). Nhưng không hiểu sao, thời điểm đó, hồ sơ của tôi lại bị “gạt” và được chuyển sang Trường Đại học Thương nghiệp (Đại học Thương mại ngày nay) học. Không đạt được kỳ vọng, chàng trai Lê Năm vẫn luôn nung nấu ý chí tương lai được làm bác sĩ. Thế rồi, năm 1972, cuộc chiến tranh chống Mỹ bước vào giai đoạn ác liệt, những sinh viên như ông đã “xếp bút nghiên” lên đường làm nhiệm vụ và ông cũng không thể ngờ rằng, chính môi trường quân đội đã giúp ông “tìm lại” được ước mơ lớn nhất cuộc đời.
Ông đã được Trường Đại học Quân y tuyển chọn để đào tạo trở thành bác sĩ phục vụ lâu dài trong quân đội. Sau 6 năm theo học tại Trường Đại học Quân y (1973 - 1979), ông được điều về công tác tại Bệnh viện Quân khu 4 (thuộc Bệnh viện dã chiến TP.Vinh). Đó là những ngày đầu tiên ông công tác trong một bệnh viện lớn và cũng là thời gian ông “bén duyên” với chuyên ngành bỏng. Với bản lĩnh sẵn sàng đối mặt với khó khăn, không ngại gian khổ, ông ngày đêm lao vào công việc. Người đã giúp ông bước một bước ngoặt lớn trong cuộc đời là Nhà khoa học, Giáo sư Lê Thế Trung - Giám đốc Đại học Quân y lúc bấy giờ.
Thiếu tướng, Thày thuốc nhân dân, Giáo sư, Tiến sĩ Lê Năm - được vinh danh “Tri thức tiêu biểu năm 2014”. |
Tiếp đó, được sự giúp đỡ của nhiều giáo viên trong trường, năm 1987, ông được cử đi thực tập sinh ở Liên Xô (cũ) và ông cũng là người đầu tiên bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ về lĩnh vực bỏng. Trở về nước năm 1990, ông cùng các đồng nghiệp tiếp tục lăn lộn, phát triển chuyên ngành bỏng. Sau 10 năm, khoa bỏng của Học viện Quân y đã được “lột xác” trở thành Viện Bỏng Quốc gia với cơ ngơi khang trang và đội ngũ y, bác sĩ chuyên ngành bỏng hàng đầu đất nước. Từ những minh chứng bằng kết quả học tập, nghiên cứu, năm 2000, GS.TS Lê Năm đã được bổ nhiệm làm Giám đốc Viện Bỏng Quốc gia.
Luôn trăn trở với nghề
Khi mới nhận nhiệm vụ làm Giám đốc Viện, GS.TS Lê Năm không ít lần tâm sự với bạn bè, đồng nghiệp về nỗi lo lắng của mình về trách nhiệm và hướng hoạt động của Viện. Vừa kể, ông vừa xoay xoay cốc trà trên tay, như thể “lục lọi” những ký ức cũ: “Trong đầu tôi lúc đó luôn nung nấu khát vọng phải đổi mới, phải cải cách. Phải cải cách, nếu không là tự đánh mất chính mình, là tụt hậu”. Nhưng cải cách như thế nào mới chính là câu hỏi lớn cần đặt ra. Và rồi như người ta nói cứ đi thì sẽ đến, sau nhiều trăn trở, tìm tòi, ông đã tìm ra được con đường sáng: “Tôi đã mừng rơi nước mắt sau khi được tham dự Hội thảo Bỏng quốc tế tại Pháp năm 2001 và từ đây, tôi đã tìm thấy cho mình chân trời để đi tới”.
Ảnh hồi trẻ của Thiếu tướng Lê Năm và vợ là bà Phạm Thị Trọng. |
Theo Thiếu tướng Lê Năm, muốn thành công, phải biết kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, kỹ thuật cao và chỉ khi nào làm được kỹ thuật cao, thì Viện Bỏng Quốc gia mới có thể có tiếng nói với bạn bè quốc tế. Chả thế mà người ta vẫn nói đùa về ông là “tình báo y tế”. Vì mỗi lần đi công tác nước ngoài, ông thường chú trọng quay phim, chụp ảnh những viện, trung tâm điều trị về bỏng hiện đại của thế giới hay những tài liệu về kỹ thuật bỏng mới thế giới đang phát triển để về nước nghiên cứu kinh nghiệm và chia sẻ với đồng nghiệp. Ông vẫn thường nói với các bác sĩ của ông rằng, mỗi nước, mỗi trung tâm đều có một thế mạnh và điểm yếu riêng, biết cái mạnh mà học, biết cái yếu, cái sai lầm mà tránh thì sẽ giúp mình tiến nhanh và không lãng phí tiền của.
Sau mỗi chuyến công tác như thế, ông lại mang về Viện Bỏng những kỹ thuật mới, đem lại kết quả cao trong điều trị. Từ đó, hàng loạt những kỹ thuật mới đã được triển khai tại viện như kỹ thuật siêu lọc máu, kỹ thuật oxy cao áp, kỹ thuật ghép da kiểu mảnh siêu nhỏ, kỹ thuật giãn vạt da, kỹ thuật vi phẫu thuật… Kết quả đến như một điều kỳ diệu, nhiều bệnh nhân bỏng sâu đến 78% và diện bỏng nặng đến 90% đã được chữa khỏi hoàn toàn bằng công nghệ mới, sử dụng bằng trung bì lợn. Để rồi, Viện Bỏng không chỉ được biết đến là “con chim đầu đàn của ngành bỏng Việt Nam” mà nó còn được bạn bè quốc tế nhắc đến như một địa chỉ tin cậy.
Nói về những thành công của ngày hôm nay, Thiếu tướng, Thày thuốc Nhân dân, Giáo sư, Tiến sĩ Lê Năm cho rằng, những gì ông có được ngày hôm nay không phải là thành quả của một cá nhân, mà là công lao của cả một tập thể đồng lòng. Vì chỉ có sự đồng lòng và quyết tâm của cả một tập thể mới có thể làm được nhiều điều lớn lao đến vậy. Và, bất kỳ vị tướng nào thì đằng sau họ vẫn một gia đình. Nếu hậu phương không vững chắc sẽ giống như biển không lặng sóng thì “con thuyền” không thể xa khơi. Đó là những hàm ý sâu sắc, chứa chan lòng biết ơn của vị tướng già khi kể về người vợ - bà Phạm Thị Trọng. Ông nói: “Cả đời mình chỉ luôn một mục đích là nghiên cứu khoa học và cống hiến cho khoa học. Nhưng nếu bên cạnh mình không có đồng đội, sau lưng mình không có hậu phương vững chắc, thì có lẽ cũng không có được thành quả như hôm nay.
Dù Thiếu tướng Lê Năm không phải là người “đặt viên gạch đầu tiên” cho ngành bỏng Việt Nam, nhưng một điều chắc chắn, ông chính là người có công rất lớn trong việc “khai sáng” cho ngành bỏng nước nhà.
Thu Trang
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình
Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025
Long Biên: Ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở thứ hai
VinFast miễn phí sạc pin cho tất cả ô tô điện đến ngày 30/6/2027
Cựu phó Giám đốc Sở thừa nhận tổ chức chuyến bay giải cứu là cơ hội tăng thu nhập
Techcombank hỗ trợ khách hàng gấp rút hoàn thiện, đăng ký sinh trắc học trước giờ “G”
Tin khác
Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám chữa bệnh
Y tế 24/12/2024 16:35
Bộ Y tế tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả
Y tế 24/12/2024 16:01
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Y tế 24/12/2024 08:35
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52