Thành phố Hồ Chí Minh: Kiến nghị nhiều giải pháp gỡ khó cho các khu công nghiệp
Cụ thể, Ban quản lý kiến nghị Ủy ban nhân dân Thành phố thu hồi, huỷ bỏ các quyết định chuyển từ tiền thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần cho thời gian thuê còn lại và điều chỉnh hình thức thuê đất đối với Khu công nghiệp Hiệp Phước, giai đoạn 2.
Ban quản lý đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức đẩy nhanh tiến độ đền bù tại Khu công nghiệp Tân Bình. |
Về kết nối giao thông, Ban quản lý kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Bộ Giao thông vận tải đẩy nhanh tiến độ dự án đường Vành đai 3, bố trí vốn đầu tư các dự án nâng cấp, mở rộng các tuyến đường kết nối đến các khu công nghiệp.
Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố, Ban quản lý đề nghị ký hợp đồng thuê đất đối với diện tích đã hoàn thành công tác bồi thường của Khu công nghiệp Cơ khí ô tô, Khu công nghiệp Lê Minh Xuân; tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất cho các doanh nghiệp đầu tư tại Khu công nghiệp Linh Trung 2 để doanh nghiệp tiếp cận vốn vay.
Ngoài ra, Ban quản lý cũng đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận huyện nơi có khu công nghiệp đẩy nhanh tiến độ đền bù tại Khu công nghiệp Cơ khí ô tô, Đông Nam, Tân Phú Trung, Tân Tạo, Vĩnh Lộc, Lê Minh Xuân 3, Tân Bình, Cát Lái, Hiệp Phước.
Theo đại diện Ban quản lý, hiện nay nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp chưa hoàn tất công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, trong đó Khu công nghiệp Hiệp Phước vẫn chưa xác định được đơn giá trả tiền thuê đất một lần cho nhà nước nên chưa thu hút được doanh nghiệp tham gia.
Một số khu công nghiệp đã hoàn thành bồi thường giải phóng mặt bằng chọn ô đất quy hoạch đã được duyệt nhưng vẫn chưa được ký hợp đồng thuê đất, đang bỏ không, gây lãng phí đất đai. Nhiều dự án tái định cư cho người dân khi thực hiện dự án khu công nghiệp chưa được xây dựng, ảnh hưởng đến tiến độ quy hoạch các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn.
Hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh có 19 khu chế xuất, khu công nghiệp đã có quyết định thành lập, trong đó 17 khu chế xuất, khu công nghiệp (3 khu chế xuất, 14 khu công nghiệp) đã đi vào hoạt động, sử dụng gần 270.000 lao động Việt Nam và gần 2.300 lao động nước ngoài. Đến nay các khu chế xuất, khu công nghiệp thu hút 1.652 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 11,49 tỷ USD. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 7 tỷ USD, chiếm 17,34% tổng kim ngạch xuất khẩu của Thành phố. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?
Chính sách 04/11/2024 07:26
Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết
Chính sách 03/11/2024 19:23
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa
Gương sáng 03/11/2024 09:10
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người
Gương sáng 02/11/2024 13:11
Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025
Chính sách 02/11/2024 06:22
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách
Việc làm 01/11/2024 14:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa
Gương sáng 30/10/2024 14:39
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống
Gương sáng 30/10/2024 12:24
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động
Gương sáng 28/10/2024 06:05