Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo khẩn tăng cường kiểm soát di biến động dân cư
Ngày 24/11, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (UBND TP.HCM) có văn bản khẩn gửi các sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân Thủ Đức và các quận, huyện về tiếp tục thực hiện nghiêm, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Theo đó, thời gian gần đây số ca mắc mới ở thành phố Thủ Đức và các quận, huyện đều có xu hướng tăng. Chủ yếu tập trung ở thành phố Thủ Đức, quận 12, Gò Vấp, Bình Tân, huyện Bình Chánh và Hóc Môn.
Trước tình hình đó, UBND TP.HCM giao thành phố Thủ Đức và các quận, huyện chỉ đạo phường, xã, thị trấn thực hiện nghiêm Nghị quyết 128 của Chính phủ, Quyết định 4800 của Bộ Y tế và Quyết định 3900 của UBND TP.HCM, đảm bảo thống nhất, phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương, không cục bộ, "cát cứ" hoặc ban hành quy định vượt quá mức cần thiết.
Đồng thời, thần tốc truy vết, xét nghiệm là then chốt để sớm kiểm soát hiệu quả dịch, thích ứng an toàn, linh hoạt theo diễn biến dịch, chuyển dần các vùng cấp độ 2, 3, 4 về cấp độ 1.
Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu các địa phương phải tăng cường kiểm soát chặt di biến động dân cư, nắm tình hình người dân ra, vào địa bàn. |
UBND TP.HCM yêu cầu các địa phương chủ động xây dựng kịch bản đáp ứng với các tình huống dịch bệnh trên địa bàn cụ thể, chi tiết, khả thi và thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
Cần bám sát quan điểm tiếp cận toàn dân, lấy người dân là trung tâm, là chủ đề và lấy cơ quan, đơn vị, địa phương là nên tảng trong phòng, chống dịch; rà soát, đôn đốc, đẩy mạnh việc tiêm vắc xin, nhất là mũi 2, tiêm lưu động, tiếp cận đối tượng có nguy cơ cao; đảm bảo thuốc điều trị, trang thiết bị y tế; khoanh vùng cách ly trên phạm vi hẹp nhất có thể. Thực hiện nới lỏng, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, mở cửa lại nền kinh tế có lộ trình và ở những nơi an toàn, đủ điều kiện.
UBND TP.HCM chỉ đạo quận, huyện rà soát, đôn đốc, đẩy mạnh việc tiêm vắc xin, nhất là mũi 2, tiêm lưu động, tiếp cận đối tượng có nguy cơ cao; đảm bảo thuốc điều trị, trang thiết bị y tế; khoanh vùng cách ly trên phạm vi hẹp nhất có thể. Thực hiện nới lỏng, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, mở cửa lại nền kinh tế có lộ trình và ở những nơi an toàn, đủ điều kiện.
Đồng thời, các địa phương phải tăng cường kiểm soát chặt di biến động dân cư, nắm tình hình người dân ra, vào địa bàn, người có nguy cơ đang lưu trú, làm việc tại địa phương, doanh nghiệp như lái xe, phụ xe đường dài, liên tỉnh; người làm việc ngoài tỉnh về địa phương lưu trú, người lưu trú ngoài tỉnh về địa phương làm việc…
Sở Y tế có trách nhiệm giám sát trọng điểm hội chứng cúm (ILI), viêm phổi nặng (SVP), giám sát trọng điểm Covid-19, giám sát dựa vào sự kiện (EBS), sớm phát hiện trường hợp nghi mắc Covid-19 tại cộng đồng.
Sẵn sàng thiết lập trạm y tế lưu động ở phường, xã, bổ sung nhân lực cho trạm y tế phường có ca mắc tăng cao…
Đối với các cơ sở khám chữa bệnh phải nghiêm túc phân luồng, khai báo y tế, đo thân nhiệt, thực hiện nghiêm quy trình khám sàng lọc; đảm bảo đủ oxy, máy thở, giường cấp cứu, các điều kiện cần thiết khác trong thời gian sớm nhất. Sở Y tế phải hoàn chỉnh kế hoạch sẵn sàng thiết lập hệ thống điều trị bao gồm các trung tâm hồi sức tích cực, bệnh viện dã chiến.
UBND TP.HCM giao các sở, ngành chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học… thực hiện nghiêm biện pháp phòng chống dịch, cập nhật thường xuyên lên hệ thống An toàn Covid-19. Đảm bảo an toàn ở khu chế xuất, khu công nghiệp, doanh nghiệp đông công nhân, trường học. Duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nơi đủ điều kiện theo nguyên tắc "an toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn".
Các sở, ngành tăng cường kiểm tra tại các bệnh viện, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, nhà ga, sân bay, bến xe, thường xuyên cập nhật trạng thái trên Bản đồ chung sống an toàn với Covid-19, xử nghiêm vi phạm phòng chống dịch.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33
Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép
Đời sống 23/09/2024 10:31
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày
Đời sống 17/09/2024 13:40