Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

(LĐTĐ) Huyện Thanh Oai đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm phát huy giá trị, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; đồng thời, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng.
Chuẩn y đồng chí Nguyễn Khánh Bình làm Phó Bí thư Huyện ủy Thanh Oai Chi tiết các hoạt động tại Lễ hội Bình Đà năm 2024 Trình diễn nghệ thuật múa rồng đỉnh cao tại huyện Thanh Oai

Tại Ngày hội hưởng ứng “Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III - năm 2024” do 3 đơn vị của huyện Thanh Oai (gồm: Trung tâm Văn hóa thông tin & thể thao, Phòng Giáo dục & đào tạo, Huyện Đoàn) phối hợp tổ chức, ngày 20/4, bà Phạm Thị Hồng Nhung, Giám đốc Trung tâm Văn hóa thông tin & thể thao huyện Thanh Oai bày tỏ, trước sự phát triển như vũ bão của các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, việc đọc sách dường như ngày càng bị quên lãng. Điều này khiến văn hóa đọc dần trở nên phai nhạt, đặc biệt là giới trẻ.

Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam"
Giám đốc Trung tâm Văn hóa thông tin & thể thao huyện Thanh Oai Phạm Thị Hồng Nhung phát biểu tại Ngày hội.

“Với thông điệp “Sách hay cần bạn đọc”, “Sách quý tặng bạn”, “Tặng sách hay - Mua sách thật”, “Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe”, thông qua các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và văn hoá đọc Việt Nam tại huyện Thanh Oai sẽ góp phần tôn vinh giá trị, khẳng định vai trò vị trí của sách, đồng thời khơi dậy và phát huy thói quen đọc sách trong các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh, thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn”, bà Phạm Thị Hồng Nhung nêu rõ.

Tại Ngày hội, Đại tá, Tiến sĩ Bùi Đình Tiệp, Trưởng khoa Lịch sử - Nghệ thuật quân sự (Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng) đã nói chuyện chuyên đề về cuộc trường kỳ kháng chiến, công tác chuẩn bị, diễn biến, ý nghĩa Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đại tá, Tiến sĩ Bùi Đình Tiệp khẳng định, Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đi và lịch sử dân tộc như “Một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa”, là bản hùng ca về truyền thống yêu nước chống xâm lược của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là kết quả của sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, là sự kết hợp tài tình giữa chiến lược quân sự hiện đại với nghệ thuật chiến tranh du kích, thế trận lòng dân và chiến tranh nhân dân đậm chất Việt Nam.

“Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, một quân đội với vũ khí thô sơ đã đập tan cỗ máy quân sự hùng mạnh và hiện đại, một dân tộc “chân trần, chí thép” đã vùng lên cởi bỏ xiềng nô lệ, làm nên một Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. 70 năm đã trôi qua, nhưng dư âm của Chiến thắng Điện Biên Phủ còn vang vọng trên thế giới, được ghi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi, rực sáng nhất trong thế kỷ XX”, Đại tá, Tiến sĩ Bùi Đình Tiệp nhấn mạnh.

Buổi nói chuyện chuyên đề đã giúp các đại biểu, đặc biệt là thế hệ trẻ nhìn lại lịch sử vẻ vang của dân tộc, khơi dậy niềm tự hào, ý thức trách nhiệm, từ đó giáo dục truyền thống yêu nước ý chí tự lực tự cường, khát vọng hòa bình, xây dựng đất nước phồn vinh.

Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam"
Trưng bày các ấn phẩm, tài liệu, hình ảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ; về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; về truyền thống lịch sử văn hóa của quê hương.

Trong khuôn khổ của Ngày hội đã diễn ra hoạt động trưng bày các ấn phẩm, tài liệu, hình ảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ; về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; về truyền thống lịch sử văn hóa của quê hương. Đặc biệt, việc trưng bày các tác phẩm quý về Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, càng làm cho các đại biểu tham gia ngày hội nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ; khẳng định công lao to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh thần đại đoàn kết dân tộc và sức mạnh của quân đội ta.

Đáng chú ý, nhằm tạo sân chơi bổ ích và lý thú dành cho các em thanh thiếu niên, học sinh trên địa bàn huyện, lan tỏa niềm đam mê đọc sách đối với thế hệ trẻ; giới thiệu, quảng bá về vùng đất Thanh Oai nói riêng và thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến nói chung trên tiến trình hộp nhập và phát triển, Bí thư Huyện đoàn Thanh Oai Nguyễn Thị Minh Nguyện đã triển khai Kế hoạch tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc huyện Thanh Oai năm 2024, chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc huyện Thanh Oai năm 2024 dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 đang theo học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trường quốc tế và các loại hình giáo dục khác, theo 2 hình thức thi. Thi Đại sứ văn hóa đọc (cá nhân) viết hoặc video clip gửi về Ban Tổ chức; thi trực tiếp tập thể và cá nhân. Cuộc thi sẽ được tổ chức từ cấp trường, cấp xã, cấp huyện. Cuộc thi cấp trường hoàn thành trước ngày 15/4, cấp xã trước ngày 1/5 và cấp huyện hoàn thành trước ngày 1/7/2024.

“Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc huyện Thanh Oai năm 2024 nhằm khơi dậy niềm đam mê đọc sách lứa tuổi thanh, thiếu nhi; khẳng định vai trò, những giá trị của văn hóa đọc trong việc nâng cao năng lực của người Việt Nam, đặc biệt trong việc tiếp cận thông tin và tri thức, góp phần phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh cho thế hệ trẻ, đẩy mạnh việc xây dựng xã hội học tập”, Bí thư Huyện đoàn Thanh Oai cho biết.

Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam"
Bí thư Huyện đoàn Thanh Oai Nguyễn Thị Minh Nguyện triển khai Kế hoạch tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc huyện Thanh Oai năm 2024.

Để Cuộc thi đạt kết quả tốt, Trưởng phòng Giáo dục & đào tạo huyện Thanh Oai Đoàn Việt Dũng đề nghị, các trường học trên địa bàn tích cực triển khai nhằm xây dựng thói quen đọc, nâng cao nhận thức về văn hoá đọc làm tiền đề xây dựng văn hoá đọc trong nhà trường và trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, tích cực đổi mới các hoạt động và xây dựng thư viện, góp phần đẩy mạnh học tập suốt đời, Các em học sinh, sẽ tiếp tục phát huy niềm đam mê đọc sách, chia sẻ những cuốn sách hay, phương pháp đọc sách hiệu quả, để qua đó thắp lên tình yêu đọc sách trong thế hệ trẻ với những khát vọng cống hiến và dự định trong tương lai của các em - những “đại sứ” lan tỏa văn hóa đọc ngay từ chính gia đình, nhà trường và cộng đồng

“Đề nghị 100% các trường tham gia, đảm bảo chất lượng; Linh hoạt sáng tạo trong việc chỉ đạo cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc, tạo điều kiện cho các nhà trường và cũng là để cuộc thi có chất lượng tốt nhất”, ông Đoàn Việt Dũng chỉ đạo.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Người dân rơi nước mắt tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân rơi nước mắt tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 26/7, dọc hai bên đường từ Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông tới Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội), hàng nghìn người dân đã đứng chờ sẵn với mong muốn được lần cuối tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Không ít người dân đã bật khóc nức nở khi Linh xa chở linh cữu của Tổng Bí thư đi qua.
Tình cảm và niềm tiếc thương vô hạn của cán bộ Công đoàn, người lao động với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm và niềm tiếc thương vô hạn của cán bộ Công đoàn, người lao động với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Trong ngày tổ chức Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều cán bộ Công đoàn, đoàn viên, người lao động và người dân bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc Việt Nam.
Toàn văn Lời điếu, tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng

Toàn văn Lời điếu, tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng

(LĐTĐ) Chiều 26/7, đồng chí Tô Lâm, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Lễ tang đọc Lời điếu tại Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Báo Lao động Thủ đô xin trân trọng giới thiệu toàn văn Lời điếu.
Người dân xếp hàng dài viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM

Người dân xếp hàng dài viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM

(LĐTĐ) Từ sáng 26/7, đông đảo người dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và các tỉnh, thành phía Nam tiếp tục đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

(LĐTĐ) Ngày 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào sang Việt Nam dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đoàn đại biểu Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đoàn đại biểu Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Trong niềm tiếc thương vô hạn, sáng 26/7, Đoàn đại biểu Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội làm Trưởng đoàn đã vào viếng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) 13 giờ chiều nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia; Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Người dân tiếp tục đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với lòng tiếc thương vô hạn

Người dân tiếp tục đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với lòng tiếc thương vô hạn

(LĐTĐ) Sáng nay (26/7) tại 3 điểm tổ chức Lễ Quốc tang là Nhà tang lễ Quốc gia (Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội) hàng nghìn người dân đã có mặt từ sớm chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và tiễn biệt Tổng Bí thư lần cuối.
Chiều nay (26/7), cử hành Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều nay (26/7), cử hành Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Vào lúc 13 giờ chiều nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia; Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Hơn 1.560 đoàn trong nước và quốc tế đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hơn 1.560 đoàn trong nước và quốc tế đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Từ 7 giờ đến 19 giờ 30 phút ngày 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm
Phiên bản di động