Thăng Long tứ trấn: Đậm nét văn hóa tâm linh

Hà Nội - mảnh đất nghìn năm văn hiến, với nhiều công trình văn hóa, lịch sử mang dấu ấn hào hùng của thời gian. Trong đó, có những địa danh lưu giữ nhiều dấu ấn linh thiêng về một Thăng long huyền thoại với: “Tứ trấn Thăng Long” - nơi thờ 4 vị thần trấn giữ 4 phương huyết mạch che chở, bảo vệ cho  kinh thành Thăng Long xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay luôn được yên bình. 
thang long tu tran dam net van hoa tam linh Khắt khe để giữ gìn văn hoá Thăng Long - Hà Nội
thang long tu tran dam net van hoa tam linh Khám phá trấn Bắc Thăng Long xưa

Đền Bạch Mã:Đông trấn Thăng Long

Thăng Long tứ trấn được nhân dân quan niệm là 4 ngôi đền thiêng trấn giữ 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc của thành Thăng Long. Đó là đền Bạch Mã, thờ thần Long Đỗ (phía Đông); đền Voi Phục, thờ thần Linh Lang Đại Vương (phía Tây); đền Quán Thánh, thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ (phía Bắc) và đền Kim Liên, thờ thần Cao Sơn đại vương (phía Nam). Đây đều là những di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng cấp quốc gia.

thang long tu tran dam net van hoa tam linh

Khi nhắc về đền Bạch Mã - nơi được mệnh danh là Đông trấn Thăng Long người xưa vẫn còn lưu truyền những câu thơ: “Rồng cuộn đất thiêng thành thắng cảnh. Tích truyền Bạch Mã trấn danh châu. Cao Vương truyện cũ nay bùn đất. Vận đổi sao dời đã mấy thu”. Đền Bạch Mã nay tọa lạc giữa phố Hàng Buồm (Hoàn Kiếm). Lặng lẽ, uy nghi và trầm mặc, đền Bạch Mã không biết tự bao giờ đã trở thành điểm nhấn không thể thiếu trong bức tranh muôn màu của phố cổ Hà Nội.

Đền có tên Bạch Mã tức ngựa trắng, biểu tượng thần thoại của mặt trời xuất phát từ tích xưa. Theo cuốn Việt sử giai thoại của nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần, tương truyền năm 1010, khi Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư đến Đại La, đổi tên là Thăng Long. Sau khi dời đô đến Thăng Long, để tiện việc phòng bị giặc giã, Lý Công Uẩn, vị vua khai sáng triều Lý bắt tay ngay vào việc đắp luỹ xây thành.

Tuy nhiên, điều kỳ lạ là thành xây đến đâu, dù gia cố thế nào cũng vẫn bị sụp đổ. Thấy việc dựng thành gặp khó khăn, vua Lý Thái Tổ bèn tới đền thờ thần Long Đỗ - được dân gian coi là thần cai quản chốn Đại La – cầu đảo, xin được phù trợ.

Đêm đó, nhà vua nằm mộng thấy thần Long Đỗ nói rằng, cứ theo dấu chân ngựa mà đắp thì thành tất sẽ vững vàng. Thần vừa dứt lời, một con ngựa trắng từ trong đền đi ra, thủng thẳng bước từ hướng Tây, rẽ qua hướng Đông một vòng, đi đến chỗ nào để lại dấu chân chỗ đó rồi biến mất vào trong đền.

Hôm sau, Lý Thái Tổ cho đắp thành theo dấu chân bạch mã trong giấc mộng. Quả nhiên, thành Thăng Long không bị lún sụt nữa. Nhà vua cảm kích trước sự phò trợ của thần Long Đỗ, bèn ban sắc phong thần làm Quốc đô Định bang Thành hoàng Đại vương. Lại cho tạc một bức tượng ngựa trắng để thờ trong đền. Và đặt tên cho ngôi đền thờ thần Long Đỗ thành Bạch Mã linh từ (đền thiêng ngựa trắng).

Về diện mạo ngày nay, đền Bạch Mã mang nét đặc trưng của lối kiến trúc thế kỷ XIX thời Nguyễn. Điểm nhấn riêng của ngôi đền này chính là mái vòm hình mai con rùa, có tác dụng khép kín các đơn nguyên kiến trúc. Đồng thời, giúp cho ngôi đền Bạch Mã trở thành một công trình nghệ thuật độc đáo riêng biệt của kiến trúc tín ngưỡng vùng đồng bằng Bắc bộ.

Hiện tại Đền có 13 hoành phi, văn bia nói về thần Long Đỗ và Bạch Mã. Ngoài ra đền Bạch Mã còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị khác như Cỗ Long ngai có hàng chữ ghi tên vị thần được thờ chính, ở đây là “Long Đỗ Thần quân quảng lợi Bạch mã Đại Vương”, và bức hoành phi “Đông trấn linh từ”.

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, sự tàn phá ác liệt của chiến tranh đền Bạch Mã vẫn sừng sững đứng đó, như minh chứng rõ ràng nhất nhắc nhở thế hệ hôm nay và mai sau về một thời kỳ vàng son của dân tộc.

Đền Voi Phục: Tây trấn Thăng Long

Trầm mặc, uy nghi, tĩnh mịch, thanh bình, được bao bọc bởi những tán cây cổ thụ và mái ngói nhuốm màu thời gian là những cảm nhận đầu tiên của chúng tôi khi ghé thăm đền Voi phục – Tây trấn của kinh thành Thăng Long xưa.

thang long tu tran dam net van hoa tam linh

Đền Voi Phục tọa lạc bên công viên Thủ Lệ (Ba Đình). Sử sách ghi chép lại rằng, đền được xây dựng vào năm 1065, thờ hoàng tử Linh Lang (SN 1930) là con của Vua Lý Thái Tông, người có công 3 lần phụ giúp các triều đại Lý - Trần – Lê đánh thắng thù trong giặc ngoài.

Sau khi nhà Vua biết tin hoàng tử Linh Lang hy sinh anh dũng nơi chiến trường đã xúc động và ra tuyên cáo sắc phong làm Linh Lang Đại Vương Thượng Đẳng Thần và truyền cho tất cả người dân các nơi hoàng tử đã đi qua đều lập đền thờ để tưởng nhớ công lao. Hoàng tử Linh lang là một bậc nhân thần hóa thánh và được 269 nơi trong cả nước thờ phụng, và được triều Lý trao ấn tín trấn giữ kinh thành Thăng long xưa.

Sau này, khi nhà Trần đánh giặc Nguyên Mông và nhà Lê tiễu trừ Mạc Thị, các vị tướng xuất trận đều tới đền thờ Linh Lang đại vương cầu đảo và đều giành thắng lợi. Vua Trần Thái Tông hàm ơn bèn sắc phong thêm 5 chữ: “Bình Mông Vương Thượng Đẳng”. Triều Lê Trung Hưng phong thêm 8 chữ: “Phối Đồng Thiên Địa – Vạn Cổ Lưu Truyền”. Trải qua các triều đại từ thời nhà Lý đến thời nhà Nguyễn sau này đều phong ngài làm Thượng Đẳng Thần.

Như vậy, Hoàng tử Linh Lang đã nhiều lần cưỡi voi ra trận đánh tan giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi. Đặc biệt Hoàng tử còn có công hóa phép làm mưa, giải trừ đại hạn, giúp cho mùa màng tươi tốt. Do vậy, Linh Lang được người người yêu mến, tôn thờ và kể những câu chuyện huyền bí để thần thánh hóa vị hoàng tử luôn cống hiến sức mình để bảo vệ an nguy cho bờ cõi nước Việt, giữ ấm no cho dân nước Nam. Chính vì vậy, trong đền thờ Linh Lang luôn có câu đối: “Đông cung phút chốc cưỡi rồng bay, vẫn đây truyền thắng tích. Trấn tây mãi mãi có Voi Phục, muôn thủa vững miếu thờ”.

Về kiến trúc, đền Voi Phục được xây theo kiểu chữ công. Gian ngoài là Đại bái, giữa là đền trung, trong cùng là hậu cung. Hậu cung cũng có 5 gian, gian chính giữa sâu và cao nhất là nơi đặt tượng Linh Lang đại vương. Tượng có nét mặt thanh tú cao sang và nhìn còn rất trẻ. Trải qua những biến thiên của lịch sử và nhiều lần trùng tu, đến nay đền không còn hình dáng cũ.

Năm 1947 giặc Pháp đã đốt trụi đền Voi Phục. Đến năm 1953, nhân dân trong vùng đã quyên góp tiền và xây dựng lại ngôi đền. Từ năm 1954 đến nay, đền trải qua nhiều đợt trùng tu, di tích này được tôn tạo khang trang và bề thế hơn. Hiện nay ở đền Voi Phục ngoài 2 con voi nằm phủ phục trước cửa đền, thì trong đền còn có 2 pho tượng đồng và một hòn đá thiêng được người dân bảo trì rất cẩn thận.

Ông Đào Trùy, người quản lý di tích đền Voi Phục cho biết: “Đối với dân làng Thủ Lệ, do Đức thánh sinh ra tại mảnh đất này, nên từ thời phong kiến triều đình vẫn giao trọng trách cho người dân nơi đây thờ phụng hương nhang đức thánh. Vào tuần rằm, mùng Một chúng tôi vẫn dâng hoa, dâng nước, làm lễ đầy đủ.

Hàng năm để tưởng nhớ thần Linh Lang thì cứ đến ngày mùng 9,10,11/2 âm lịch thì nhân dân ở đây lại tổ chức lễ hội đền Voi Phục. Và đây là một hội rước lớn, với cờ quạt, chiêng trống nối nhau thành hàng dài cùng phường bát âm vô cùng nhộn nhịp. Lễ rước với ý nghĩa kiệu thánh đi vi hành ban phúc lộc cho nhân dân”.

Đền Kim Liên:Nam trấn Thăng Long

Đền (đình) Kim Liên nằm ở 148 phường Kim Hoa (Kim Liên – Đống Đa), nơi đây thờ thần Cao Sơn đại vương trấn phía Nam của kinh thành Thăng Long xưa.

thang long tu tran dam net van hoa tam linh

Tương truyền, đền Kim Liên được khởi dựng từ đầu triều Lý, đền Kim Liên, thờ thần Cao Sơn, vị thần núi có công trấn giữ sơn mạch nước Việt từ ngàn xưa. Theo thần phả còn lưu tại đền, Cao sơn Đại vương tên húy là Nguyễn Hiền là em họ của thánh Tản Viên Sơn Tinh.

Nguyễn Hiền thông minh từ nhỏ, làm quan đến chức Thừa tướng triều Lê. Khi còn sống, ông có công giúp vua Lê Tương Dực (1510 - 1516) dẹp loạn và khôi phục nhà Lê. Khi mất, ông được vua Lê phong là "Cao Sơn Quốc Chủ Đại Vương", cho xây đền và dựng bia thờ.

Theo ông Ngô Hoàng, người dân phường Kim Liên cho biết: “Qua thời gian trùng tu, dân làng Kim Liên đã sửa chữa và xây dựng thêm một số công trình làm nơi hoạt động chung của phường nên đền cũng được gọi là đình Kim Liên”. Đến nay, tại đền Kim Liên còn lưu giữ 39 đạo sắc phong cho thần Cao Sơn Đại Vương, trong đó có 26 đạo thời Lê Trung Hưng, 13 đạo thời nhà Nguyễn; sớm nhất trong số đó là sắc phong có niên đại Vĩnh Tộ năm thứ hai (1620).

Tại hậu cung của đền Kim Liên thờ Cao Sơn đại vương và 2 nữ thần là Tôn nữ Tôn Hồ Trung Hương con gái vua Lê và Huệ Minh công chúa. Di vật quan trọng nhất tại đền Kim Liên là tấm bia đá “Cao Sơn đại vương thần từ bi minh” ca ngợi công lao của vị thần này.

Ông Phạm Gia Ngọc, người quản lý di tích đền Kim Liên cho biết: “Hiện tại đền còn lưu giữ một tấm bia nguyên bản cao 2m43cm, rộng1m57cm và dày 22cm. Tấm bia do sử thần Lê Tung (soạn năm 1510) có bài thơ: “Cao Sơn lừng danh/ Vòi vọi oai linh/ Hễ cầu tất ứng/ Ban khắp ơn lành/ Ban thời vận rủi/ Trời sinh Thánh Minh” cho thấy công tước của thần Cao Sơn đối với nước Việt từ bao đời nay.

Điều đáng chú ý của di vật này, chính là hiện tượng nhà miếu chứa tấm bia được bao quanh bởi rễ cây si cổ thụ. Phải chăng đây là một phép lạ để lưu giữ tấm bia ghi công đức to lớn của Cao Sơn đại vương được trường tồn mãi mãi cùng thời gian. Hàng năm, vào ngày 16/3 âm lịch nhân dân nơi đây đều tổ chức lễ hội với những nghi lễ trang trọng để tỏ lòng biết ơn thành kính đối với thần Cao Sơn.

Như vậy, Thăng long tứ trấn mang trong mình những giá trị văn hóa lịch sử trường tồn với thời gian, cùng kiến trúc đặc sắc đã trở thành những điểm đến tâm linh linh thiêng của người dân đất Hà Thành, cũng như du khách nước ngoài khi ghé thăm Hà Nội. Giữa cuộc sống xô bồ và đầy náo nhiệt, thì 4 địa danh sẽ là những điểm tham quan lý tưởng của mỗi người. Bởi 4 đền này được xem là một trong những nơi linh thiêng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến. Và đây cũng chính là điểm đến quen thuộc của những ai muốn lưu giữ khoảnh khắc lắng đọng, bình an và thư thái trong tâm hồn.

Đền Quán Thánh: Bắc trấn Thăng Long

Đền Quán Thánh còn gọi là đền Trấn Vũ. Đền nằm ở ngã tư đường Thanh Niên với đường Quán Thánh (Quận Ba Đình). Tương truyền ngôi đền này có từ đời Lý Thái Tổ, thờ thánh Trấn Vũ - vị thần trấn giữ phương Bắc và có nhiều linh thiêng trong việc cầu tự và cầu mưa đối với các đời Vua sau này.

thang long tu tran dam net van hoa tam linh

Về kiến trúc, cũng giống như các đền khác trong tứ trấn, đền Quán Thánh trải qua các triều đại đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần, xong về cơ bản không thay đổi. Đền Quán thánh được các nhà sử học đánh giá là một quần thể kiến trúc đẹp. Đặt chân vào đền Quán Thánh mọi người có thể cảm nhận không gian linh thiêng với kiến trúc mang tầm vóc văn hóa lịch sử.

Ngay trước cửa đền là 4 cột cao xây theo kiểu kiến trúc cũ. Cổng Tam quan được xây trên những phiến đá lớn, trên có gác chuông, có quả chuông cao đến 1,5m có từ đời vua Lê Hy Tông. Trong đền điểm đáng chú ý nhất là pho Huyền Thiên Trấn Vũ bằng đồng đen, cao 3,72 m, nặng 4 tấn.

Tay trái bắt quyết, tay phải cầm gươm có rắn quấn chống lên lưng rùa, với phong thái như một vị tiên phong đạo cốt. Pho tượng được đúc năm 677 đời vua Lê Hy Tông, và do những nghệ nhân đúc tượng tài hoa làng đúc đồng Ngũ Xá xưa đúc lên.

Tương truyền, thánh Trấn Vũ là người có công diệt trừ loài hồ ly tinh chuyên quấy nhiễu dân lành. Để tưởng nhớ công ơn to lớn của ông, nhân dân đã cùng nhau lập đền thờ, cũng như đúc lên một pho tượng phác họa hình ảnh của ông bằng đồng đen. Bên cạnh đó, tượng Huyền Thiên Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo đánh dấu kỹ thuật đúc đồng điêu luyện của dân tộc Việt Nam cách đây 4 thế kỷ.

Ngoài ra, đền Quán Thánh còn có nhiều tác phẩm nghệ thuật được chạm khắc công phu trên cửa, cột, xà… và hơn 60 bài thơ, hoành phi, câu đối viết bằng chữ Hán. Tác giả của những bài thơ này đều là những người đạt khoa bảng cao trong các kỳ thi xưa. Trong đó có cả thơ của vua Minh Mạng.

Không chỉ là một công trình có giá trị về lịch sử và kiến trúc, mà đền Quán Thánh còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng nổi tiếng của người dân Hà Nội xưa và nay. Đền Quán Thánh tổ chức chính hội vào ngày mùng 3/3 âm lịch hàng năm. Trải qua nhiều thế kỷ, nhưng ngôi đền Quán Thánh vẫn còn giữ gìn nguyên vẹn những giá trị lịch sử cho những thế hệ con cháu mai sau.

Song hành cùng lịch sử, ngôi đền được in dấu bởi nét thời gian tạo nên một vẻ đẹp rất riêng – vẻ đẹp của một Hà Nội thời xưa cũ. Góp phần tô điểm cho vẻ đẹp cổ kính, và thơ mộng của vùng du lịch Hồ Tây Hà Nội. Bởi vậy người xưa vẫn lưu truyền bài thơ: “Mặt hướng Hồ Tây một Quán xưa/ Ngàn năm linh tích tiếng còn đưa/ Hoa chen quanh bến sen giương kiếm/ Lá rụng vào sông trúc thủ bùa”.

Nguyễn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo tăng trưởng bền vững

Điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo tăng trưởng bền vững

(LĐTĐ) Trong năm 2024, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về điều hành tăng trưởng tín dụng linh hoạt, hiệu quả, kịp thời, đáp ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế; Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chủ động thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng (TCTD) nhằm kịp thời đáp ứng vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh.
Thủ tục báo tăng đóng bảo hiểm xã hội

Thủ tục báo tăng đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Chị Trần Thanh Hòa (huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội) hỏi: Công ty tôi có nhân viên mới ký hợp đồng làm việc chính thức từ tháng 11/2024 nhưng do sơ suất chưa được báo tăng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH). Bây giờ đơn vị muốn báo tăng BHXH, cần làm những thủ tục gì và có bị phạt không?
Tin vui: Người dân được nhận 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH trước Tết

Tin vui: Người dân được nhận 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH trước Tết

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam sẽ cấp kinh phí chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 1, 2/2025 cho BHXH các tỉnh, thành phố vào cùng kỳ chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 1/2025, bao gồm cả người hưởng nhận bằng tiền mặt và nhận qua tài khoản cá nhân.
Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”

Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”

(LĐTĐ) Việc chuyển đổi sang phương tiện sử dụng năng lượng sạch không chỉ giúp giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính mà còn thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển vận tải hành khách công cộng. Thông qua đó, sẽ thúc đẩy chuyển đổi xanh trong giao thông đô thị, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, chỉ có định hướng là chưa đủ, doanh nghiệp vẫn cần thêm những chính sách hỗ trợ để hiện thực hóa những mục tiêu đề ra.
Đánh giá tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt

Đánh giá tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt

(LĐTĐ) Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đang được xem xét sửa đổi nhằm khắc phục các vướng mắc phát sinh, hoàn thiện quy định về chính sách thuế để mở rộng cơ sở thu, bảo đảm tính minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, môi trường và điều tiết tiêu dùng của xã hội phù hợp xu hướng cải cách thuế của các nước cũng như thực hiện cam kết quốc tế...
Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới

Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới

(LĐTĐ) Các phong trào thi đua yêu nước do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Trì phát động năm 2024 đã thu hút đông đảo cán bộ, đoàn viên, người lao động (NLĐ) tham gia, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đó là nhờ việc triển khai tốt Chương trình hành động thực hiện đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới và phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) của các cấp Công đoàn huyện.
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động

Tập trung chăm lo Tết cho người lao động

(LĐTĐ) Theo ghi nhận của phóng viên, hiện nay nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), tỉnh Bình Dương, Đồng Nai đang tăng tốc sản xuất để kịp đơn hàng cuối năm đã ký với đối tác. Cùng với đó, các công ty cũng tất bật chuẩn bị kế hoạch thưởng Tết cho người lao động (NLĐ).

Tin khác

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong

(LĐTĐ) Sau một thế kỷ đầy biến động, đám cưới của thế kỷ 21 đã mang dáng vẻ rất khác khi xưa. Nhiều gia đình chuộng việc tổ chức đám cưới ở các trung tâm tiệc cưới, các dịch vụ như chụp ảnh, quay phim, trang trí đám cưới mọc lên như nấm. Sự phát triển của kinh tế kéo theo quy mô của tiệc cưới cũng to hơn. Các gia đình cầu kỳ hơn trong các tiểu tiết như hoa trang trí, trang điểm, tráp cưới,..
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đạt được những kết quả quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực hoạt động. Với phương châm “Tăng tốc, sáng tạo, về đích”, ngành đã bám sát và triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng

"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng

(LĐTĐ) Tối 21/12 tới, tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt "Con đường lịch sử" với quy mô hoành tráng, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1. Chương trình do Bộ Quốc phòng và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”

Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa chấp thuận đề xuất của Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố về thiết kế Hội Hoa xuân Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người

(LĐTĐ) Ba tháng cuối năm luôn là mùa cao điểm cưới hỏi. Người người nhà nhà nhộn nhịp chuẩn bị lễ cưới, cỗ cưới, ảnh cưới, mừng cưới,... Trong những sự tất bật và không khí náo nức của những đám cưới, chúng ta nhận ra nhiều thứ đã thay đổi trong vòng chuyển động bất tận của xã hội này, và đám cưới cũng thế.
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024

Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức sáng 18/12, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã nhấn mạnh những thành tựu, kết quả tích cực của lĩnh vực VHTTDL Thủ đô đã đạt được trong năm qua.
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 18/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị.
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại

Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại

(LĐTĐ) Múa rối nước - loại hình nghệ thuật độc đáo của văn hóa Việt Nam, đã tồn tại suốt hàng nghìn năm nay và gắn liền với nền văn minh lúa nước. Trong nhịp sống hiện đại, những nghệ nhân vẫn ngày đêm thổi hồn vào con rối, mang đến niềm vui cho người xem và giữ sức sống cho một nghệ thuật độc đáo của dân tộc.
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ

Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ

(LĐTĐ) Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt" do Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức đã giới thiệu tới công chúng những dấu mốc lịch sử của lực lượng quân đội qua 80 năm, đặc biệt, tôn vinh 9 vị tướng tiêu biểu từng bị thực dân Pháp giam cầm tại các nhà tù. Sau khi thoát khỏi "ngục tù", trải qua rèn luyện và chiến đấu gian khổ, họ đã trở thành những nhà lãnh đạo quân sự tài ba, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Xem thêm
Phiên bản di động