Tháng 4/2023, Hà Nội có gần 3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới
Thị trường trái phiếu đang dần hồi sinh Công đoàn vững mạnh, góp phần đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển Mỗi tháng có gần 20.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường |
Cộng dồn 4 tháng đầu năm, Hà Nội có 10,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. (Ảnh minh họa: HH) |
Cũng trong tháng 4, Hà Nội thực hiện thủ tục giải thể cho 330 doanh nghiệp, giảm 1%; 412 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể, tăng 23%; cùng với các doanh nghiệp được thành lập mới, trong tháng 4 cũng có khoảng 1.900 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động; 765 doanh nghiệp trở lại hoạt động.
Cộng dồn 4 tháng đầu năm, Hà Nội có 10,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký đạt 93,1 nghìn tỷ đồng.
Tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng được duy trì 100%, đảm bảo chất lượng và đúng hạn.
Trong tháng 4, Thành phố thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến Hà Nội đầu tư với gần 1.548 triệu USD vốn FDI. Trong đó, cấp mới 30 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 13,9 triệu USD; có 17 dự án được điều chỉnh tăng vốn đầu tư với số vốn đăng ký tăng thêm đạt 17,8 triệu USD.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua phần cổ phần 32 lượt, đạt 16,3 triệu USD và 1 lượt giao dịch của Nhà đầu tư Nhật Bản (Sumitomo) mua cổ phiếu của VPBank trên sàn giao dịch chứng khoán với giá trị giao dịch đạt 1,5 tỷ USD.
Tính chung 4 tháng đầu năm, toàn thành phố Hà Nội thu hút 1.707 triệu USD vốn FDI, trong đó cấp mới 103 dự án với số vốn đạt 35,2 triệu USD; 50 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 91,8 triệu USD; 105 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đạt 79,9 triệu USD và 1 lượt giao dịch của Nhà đầu tư Nhật Bản (Sumitomo) mua cổ phiếu của VPBank trên sàn giao dịch chứng khoán với giá trị giao dịch đạt 1,5 tỷ USD.
Để tăng cường thu hút doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư kinh doanh tại Hà Nội, thành phố Hà Nội đang tập trung vào một số trọng tâm như: Xây dựng các khung quy hoạch và Luật Thủ đô sửa đổi; đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, coi đây là tiềm năng, động lực phát triển kinh tế; thúc đẩy công nghiệp theo hướng công nghệ cao, tăng cường phát triển lĩnh vực phần mềm; phát triển nông nghiệp mang sắc thái Thủ đô, đầu tư phục vụ nhu cầu trong nước, phục vụ nhu cầu đặc thù như người nước ngoài tại Việt Nam, sản xuất đặc sản tinh tuý…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024
Doanh nghiệp 20/12/2024 14:19
3 doanh nghiệp bị phạt do vi phạm báo cáo về tài chính và trái phiếu
Doanh nghiệp 15/12/2024 21:01
Công ty Thuỷ điện Bản Vẽ: 14 năm một chặng đường phát triển
Doanh nghiệp 15/12/2024 10:56
Những sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2024
Infographic 15/12/2024 10:53
Thêm doanh nghiệp bị xử phạt do vi phạm về lĩnh vực chứng khoán
Doanh nghiệp 14/12/2024 10:31
Hộp quà Tết SONA - Thương hiệu của doanh nghiệp
Doanh nghiệp 12/12/2024 16:04
Nghệ An chú trọng nâng tầm sản phẩm OCOP
Doanh nghiệp 12/12/2024 14:00
Doanh nghiệp cơ khí cần “sếu đầu đàn” để lớn mạnh
Doanh nghiệp 12/12/2024 14:00
Cùng Vietjet trải nghiệm lễ hội khắp Trung Quốc với ưu đãi hấp dẫn
Doanh nghiệp 10/12/2024 09:58
Vietjet tiếp tục nhận tàu bay mới những tháng cuối năm 2024, mở rộng đội tàu bay hiện đại
Doanh nghiệp 07/12/2024 06:59