Thận trọng với cây trồng biến đổi gene là cần thiết

Trong khi cây trồng biến đổi gene vẫn còn gây nhiều tranh cãi về cái được, cái mất xét trên bình diện chung của cả nền kinh tế - xã hội thì các nghiên cứu từ phía những người ủng hộ cây trồng biến đổi gene cho rằng, nhiều bằng chứng khoa học không thể phủ nhận về lợi ích của loại cây trồng này đối với nền nông nghiệp và môi trường, cũng như sinh kế của người nông dân.
than trong voi cay trong bien doi gene la can thiet Gà biến đổi gen có thể đẻ trứng từ các giống khác nhau
than trong voi cay trong bien doi gene la can thiet Hiểu đúng và đủ về sữa tươi organic tiêu chuẩn USDA Hoa Kỳ
than trong voi cay trong bien doi gene la can thiet Nhiều học giả Nobel phản đối thực phẩm biến đổi gen
than trong voi cay trong bien doi gene la can thiet Thực phẩm biến đổi gen: Hệ lụy khó lường!

Đây là ý kiến được nêu tại hội thảo về tác động xã hội - môi trường của cây trồng biến đổi gene vừa diễn ra ở TPHCM.

Vì sao cây trồng biến đổi gene bị chỉ trích?

Thái độ hoài nghi với những phát kiến mới của khoa học vốn dĩ không có gì lạ. Và cây trồng biến đổi gene là một điển hình như vậy. Dù đã được trồng phổ biến hàng chục năm qua ở Mỹ - nơi mà các cơ quan về kiểm dịch, dịch tễ, y tế và an toàn thực phẩm được cho là có cái nhìn rất khắc nghiệt đối với sản phẩm nông nghiệp - nhưng cho đến nay cây trồng biến đổi gene vẫn bị phản đối kịch liệt ở châu Âu.

Nằm trong vòng xoáy ấy, không khó để tìm thấy những bài báo chỉ trích cây trồng biến đổi gene hoặc thực phẩm biến đổi gene tại Việt Nam, với các luận điểm cho rằng biến đổi gene là can thiệp “thô bạo” vào quá trình tiến hóa của tự nhiên, phá vỡ đa dạng sinh học và gây ra rủi ro tiềm ẩn cho sức khỏe con người. Ngoài ra, có những quan điểm còn tin rằng cây trồng biến đổi gene thậm chí cũng không mang lại lợi ích kinh tế cho người trồng trọt khi khảo nghiệm trên thực tế.

Tuy nhiên, theo TS. Dương Hoa Xô, Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM, những thông tin tiêu cực ấy đa số không đến từ các chuyên gia và giới khoa học mà chủ yếu theo con đường lan truyền từ các diễn đàn xã hội và mang đậm màu sắc cảm tính. Theo đó, những người phản đối cho rằng cây trồng biến đổi gene không chắc tạo ra sự khác biệt nào về năng suất khi trồng trọt trên thực tế. Tuy nhiên, giới khoa học khẳng định đây là sự lập lờ quan điểm bởi cây trồng biến đổi gene (ví dụ cây ngô biến đổi gene hiện nay tại Việt Nam) phải trồng ở khu vực có điều kiện khắc nghiệt về sâu bệnh và cỏ dại thì mới cho ra kết quả thuyết phục mang tính khoa học.

Vậy tại sao những quan điểm khoa học ủng hộ cây trồng biến đổi gene lại đang bị “chìm nghỉm” giữa một rừng thông tin phản bác? Theo Croplife, tổ chức cổ vũ đưa ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp, thì công bố các bằng chứng khoa học là một chuyện, còn cách truyền thông cho công chúng dễ hiểu và dễ chấp nhận lại là chuyện khác.

Những bằng chứng khoa học ủng hộ

Theo nghiên cứu về tác động kinh tế-xã hội của cây trồng biến đổi gene trên toàn cầu giai đoạn 1996-2015 từ PG Economics (Anh), hãng nghiên cứu và tư vấn giải pháp cho dịch vụ nông nghiệp và các ngành công nghiệp dựa trên khai thác tài nguyên tự nhiên, cây trồng biến đổi gene mang lại lợi ích cho toàn bộ chuỗi sản xuất nông nghiệp, từ nhà cung cấp giống, nhà sản xuất công nghệ lẫn nông dân canh tác và người tiêu dùng.

Cụ thể, nhờ phát triển cây trồng biến đổi gene, lượng thuốc trừ sâu được sử dụng trên toàn cầu đã giảm đi 691 triệu kg, nhiều hơn tổng lượng thuốc trừ sâu mà Trung Quốc sử dụng trên cây trồng trong 1 năm. Từ đó giảm tác động lên môi trường 18,6%. Thu nhập của người nông dân cũng tăng 167,7 tỷ USD, tức mỗi hecta cây trồng biến đổi gene thì nông dân sẽ có thêm thu nhập 88 USD.

Trồng cây biến đổi gene cũng không cần làm đất, đồng nghĩa giảm phát thải carbon trong đất, tiết kiệm chi phí nhiên liệu và máy móc; Cây trồng biến đổi gene có thể chống chịu được sâu bệnh, cỏ dại tốt hơn nên năng suất cao hơn. Giá cả loại nông sản này vì vậy giảm xuống. Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu cũng là cải thiện sức khỏe cho nông dân. Về môi trường, công nghệ biến đổi gene cho cây trồng cũng góp phần giảm phát thải 26,7 tỷ kg khí carbonic, tương đương giảm 11,9 triệu ô tô lưu thông trên đường. Trong đó, giảm 2,8 tỷ kg khí CO2 nhờ hạn chế phun thuốc trừ sâu, trừ cỏ và giảm 23,9 tỷ kg CO2 nhờ không làm đất.

Còn vô vàn những con số khác chứng minh lợi ích của cây trồng biến đổi gene từ nghiên cứu trên mà trong phạm vi một bài báo, người viết chưa thể dẫn chứng đầy đủ. Nhưng có thể lập luận một cách nôm na như ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục trồng trọt (Bộ NN& PTNT) rằng “để thích nghi với biến đổi khí hậu hiện nay, tại sao lại từ chối những nghiên cứu biến đổi gene kiểu như tạo ra cây lúa có thể tưới bằng nước mặn?”

Sự thận trọng cần thiết

Trong khi cây trồng biến đổi gene được những người ủng hộ đưa ra rất nhiều bằng chứng về lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường thì phía tranh biện lại đặt câu hỏi “vậy tại sao giống ngô biến đổi gene đã được phép thương mại hóa ở Việt Nam từ năm 2013 nhưng lại đang phổ biến rất chậm, đến nay cũng mới chiếm chưa đến 10% tổng diện tích trồng ngô của cả nước?”.

Theo giải thích nghiêng về tính kinh tế thì đó là do chi phí sản xuất ngô thành phẩm tại Việt Nam khá cao so với thế giới, năng suất lại mới chỉ 4,5-4,8 tấn/ha nên ngô trong nước vốn đã kém cạnh tranh với ngô nhập khẩu, còn để cạnh tranh được thì phải có sản lượng 5 tấn/ha và phải bán được với giá từ 5.000-6.000 đồng/kg vì ngô nhập khẩu về đến Việt Nam hiện mới chỉ 4.400 đồng/kg. Đây là bài toán kinh tế tổng thể liên quan đến cả cơ giới hóa nông nghiệp, đến công tác bảo quản và chế biến sau thu hoạch… chứ không chỉ là bài toán về giống cây trồng.

Về phương diện quản lý nhà nước, Việt Nam cũng được xem là khá thận trọng khi mới từng bước công nhận 5 giống ngô được biến đổi gene và cũng chỉ mới công nhận biến đổi gene trên cây ngô mà thôi. Việt Nam cũng phải mất đến 10 năm từ lúc có chủ trương ứng dụng công nghệ sinh học, trong đó có công nghệ biến đổi gene vào nông nghiệp, cho đến lúc hoàn thiện các văn bản bước đầu thiết lập hành lang pháp lý giám sát cây trồng biến đổi gene.

Theo Phương Hiền/Báo điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khai trương đoàn tàu chất lượng cao Sài Gòn - Đà Nẵng

Khai trương đoàn tàu chất lượng cao Sài Gòn - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Tàu SE21/22 là một sản phẩm mới với nhiều tiện ích và thẩm mỹ vượt trội, được ngành đường sắt đưa vào khai thác, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Lễ 30/4, 1/5 và được kỳ vọng sẽ trở thành sản phẩm du lịch “hot” đối với du khách trong dịp hè 2024.
Rộ tin đồn Sơn Tùng M-TP tham gia "Anh trai vượt ngàn chông gai" tại Trung Quốc

Rộ tin đồn Sơn Tùng M-TP tham gia "Anh trai vượt ngàn chông gai" tại Trung Quốc

(LĐTĐ) Thông tin Sơn Tùng M-TP sẽ góp mặt vào chương trình truyền hình thực tế "Anh trai vượt ngàn chông gai" tại Trung Quốc đã nhận được sự quan tâm của nhiều Sky.
Giữ tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như hiện hành

Giữ tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như hiện hành

(LĐTĐ) Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), việc điều chỉnh tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ tác động rất lớn đến bộ phận người tham gia. Vì vậy, việc giữ tỷ lệ đóng như hiện hành sẽ góp phần bảo đảm ổn định chính sách và quyền lợi của người lao động...
Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

(LĐTĐ) Liên tiếp 3 bệnh nhi bị đuối nước nghiêm trọng vừa được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tai nạn đuối nước ở trẻ ngay trong dịp hè, nhất là dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 này.
Kiểm tra ma túy, nồng độ cồn các lái xe trước khi xuất bến

Kiểm tra ma túy, nồng độ cồn các lái xe trước khi xuất bến

(LĐTĐ) Ngay từ sáng sớm 27/4 hàng loạt tuyến đường lớn nhỏ nối ra cửa ngõ Thủ đô như: Trục đường Vành đai 3, Vành đai 2, Giải Phóng - Ngọc Hồi,... đã chật cứng phương tiện. Dưới thời tiết nắng nóng, dòng người di chuyển rất khó khăn. Lực lượng chức năng đã rất nỗ lực để điều tiết giao thông.
Nghệ An: Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 các trường công lập

Nghệ An: Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 các trường công lập

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An vừa hoàn thành việc duyệt kế hoạch tuyển sinh năm học 2024 - 2025 cho 21 huyện, thành, thị
Chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh

Chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Công văn số 2197/BYT-DP về việc chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.

Tin khác

Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Tính đến 8h30 sáng 27/4, giá vàng miếng SJC trong nước quanh ngưỡng 83-85.2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng khoảng 1 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn giao dịch quanh mức 74.5-76.7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới hồi phục mạnh mẽ lên ngưỡng 2.337,4 USD/ounce.
Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng miếng và vàng nhẫn được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng trong phiên giao dịch sáng 26/4, trong đó giá vàng miếng đã lên 85 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/4), giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh. Theo đó, giá vàng miếng SJC sắp vượt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 76 triệu đồng/lượng.
Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Theo đó, giá xăng E5 RON 92 giảm 310 đồng/lít, có giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, có giá bán là 24.910 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm mạnh 730 đồng/lít, có giá bán là 20.710 đồng/lít.
Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Theo ghi nhận, giá vàng SJC bán ra trong chiều 25/4 đã giảm so với phiên giao dịch buổi sáng, tuy nhiên vẫn trụ vững quanh mốc 84 triệu đồng/lượng.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

(LĐTĐ) Chỉ trong vài ngày, Ngân hàng Nhà nước đã hai lần hủy đấu thầu vàng miếng.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

(LĐTĐ) Nhiều ý kiến dự báo giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai 25/4 có thể giảm theo xu hướng trên thế giới.
Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước quyết định đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung cho thị trường. Đây cũng được coi là giải pháp nhằm giảm bớt sự mất cân đối cung - cầu. Liệu rằng sắp tới giá vàng sẽ “ngừng nhảy múa” và “giảm nhiệt”?
Xem thêm
Phiên bản di động