Nhiều học giả Nobel phản đối thực phẩm biến đổi gen
![]() | Ứng dụng ngô chuyển gien: Mang lại lợi ích cho nông dân |
Chiến dịch phản đối quan điểm của Greenpeace được khởi xướng bởi Richard Roberts, Giám đốc Khoa học của Viện nghiên cứu New England Biolabs, và Phillip Sharp, chủ nhân giải Nobel Sinh lý học và Y khoa cho công trình khám phá ra chuỗi gen intron.
Ngày 30/6 vừa qua, nhóm các nhà khoa học ủng hộ chiến dịch này đã tổ chức buổi họp báo ở Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia toạ lạc tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ.
Roberts cho biết ngoại trừ chuyện này ra, ông vẫn rất ủng hộ nhiều hoạt động khác của Greenpeace và hy vọng rằng sau khi đọc bức thư, tổ chức môi trường phi chính phủ này sẽ “thừa nhận sai lầm của mình và tập trung hơn vào những gì vốn được họ làm tốt”.
Phía Greenpeace đến nay vẫn chưa đưa ra câu trả lời chính thức cho bức thư ngỏ này. Mặc dù không phải tổ chức duy nhất phản đối cây trồng biến đổi gen nhưng Greenpeace, với độ phủ sóng rộng khắp toàn cầu, tạo nên tầm ảnh hưởng lớn mạnh nhất trong chiến dịch ngăn cấm giống lúa/gạo vàng.
![]() |
Danh sách chữ ký trong thư giờ đã đạt số lượng 107, trong khi theo ước tính của ông Roberts, trên thế giới chỉ còn lại khoảng 296 người đoạt giải Nobel hiện vẫn còn sống.
“Tổ chức Y tế Thế giới WHO ước tính khoảng 250 triệu người trên thế giới mắc chứng thiếu hụt Vitamin A, với 40% trong số đó là trẻ em dưới 5 tuổi ở những nước đang phát triển. Dựa trên số liệu của UNICEF, 1-2 triệu trường hợp tử vong hàng năm là do triệu chứng làm suy yếu hệ miễn dịch này và đặt trẻ em cũng như trẻ sơ sinh vào tình trạng vô cùng nguy hiểm. Thiếu hụt Vitamin A cũng là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà ở trẻ em, với số lượng trường hợp lên đến 250000 – 500000 mỗi năm. Một nửa trong số đó qua đời chỉ sau khoảng 12 tháng mất đi thị lực.”
Một quan điểm khoa học đã được thống nhất rằng công nghệ chỉnh sửa gen trong phòng thí nghiệm không hề nguy hiểm hơn thay đổi thông qua phương pháp nhân giống truyền thống. Bên cạnh đó, cây trồng biến đổi gen còn mang lại lợi ích cho sức khoẻ và môi trường, đơn cử như hạn chế đáng kể lượng thuốc trừ sâu cần sử dụng.
Theo báo cáo vừa được công bố trong tháng Năm của Viện nghiên cứu Mỹ về Khoa học, Kỹ thuật và Y tế, không có bằng chứng thuyết phục chứng minh những tác hại của cây trồng biến đổi gen đối với sức khoả con người và môi trường. Tuy nhiên, viện cũng đồng thời cảnh báo rằng vẫn còn quá sớm để khẳng định tính an toàn của những giống sinh vật còn khá mới mẻ này.
Những người phản đối GMO cho rằng chúng không an toàn cho con người và động vật, đồng thời chưa thể hiện được khả năng cải thiện năng suất cây trồng, dẫn đến việc sử dụng quá liều lượng thuốc trừ cỏ và nguy cơ lây lan gen biến đổi vượt ra ngoài ranh giới cho phép của các trang trại.
Nói chung, hầu hết tất cả các loại cây trồng và vật nuôi đều đã được biến đổi gen. Không còn những con bò hoang, trong khi những cánh đồng ngô hiện nay ở Mỹ là kết quả của nhiều thế kỷ biến đổi gen thông qua phương pháp gây giống truyền thống. Cây trồng biến đổi gen bắt đầu trở nên phổ biến vào giữa thập niên 90 của thế kỷ trước và ngày nay, đa số các loại ngô, đậu tương và bông đều đã được “tinh chỉnh” để tăng cường khả năng kháng sâu bệnh, côn trùng hay chống chịu lại thuốc trừ cỏ.
Làn sóng phản đối GMO còn tập trung chủ yếu vào những tác động lên kinh tế và xã hội của những loại cây trồng biến đổi biến đổi gen trong phòng thí nghiệm này. Greenpeace đưa ra lời cảnh báo các tập đoàn lớn trong ngành cung cấp lương thực, rằng người nông dân sẽ phải hứng chịu hậu quả. Gần đây, một phát ngôn viên đã công bố với truyền thông ấn phẩm của tổ chức mang tựa đề “20 năm thất bại: Vì sao cây trồng biến đổi gen không thể giữ đúng lời hứa của mình”.
Cuộc tranh cãi không hồi kết giữa các nhà khoa học chính thống và những nhà hoạt động môi trường này không phải là cái gì đó mới lạ, vậy nên có rất ít lý do để tin rằng bức tâm thư với cả trăm chữ ký của các học giả chiến thắng giải Nobel này sẽ có thể thuyết phục và thay đổi quan điểm của những người phản đối GMO.
Dẫu vậy thì giáo sư Martin Chalfie từ Đại học Columbia, đồng sở hữu giải Nobel Hoá học năm 2008 với công trình nghiên cứu một loại protein phát sáng, lại có tinh thần lạc quan hơn về chiến dịch ủng hộ GMO của ông và những học giả khác.
“Có gì đặc biệt ở những người từng giành giải Nobel? Tôi không chắc mình có điểm gì hơn những nhà khoa học khác cũng đang ngày đêm nghiên cứu về vấn đề này nhưng chúng tôi, với khả năng chuyên môn đã được chứng minh, công nhận bằng giải thưởng danh giá đó, có lẽ sẽ có được tầm nhìn rộng rãi, đa chiều và đúng đắn hơn. Tôi tin rằng thẳng thắn nói ra mọi thứ suy nghĩ trong đầu là điều cần thiết, nhất là khi khoa học đang không được tôn trọng lắng nghe một cách đúng mực như lúc này.”
Ông Roberts chia sẻ rằng mình từng vận động nhiều chiến dịch trong quá khứ nhằm tìm cách tận dụng tầm ảnh hưởng của các khôi nguyên Nobel. Đơn cử như năm 2012, ông kêu gọi chính quyền Trung Quốc phóng thích “tù nhân chính trị” Liu Xiabo, nhà hoạt động nhân quyền từng giành giải Nobel Hoà bình. Roberts cho biết ông quyết định chạy chiến dịch ủng hộ GMO sau khi nghe được rằng các đồng nghiệp nghiên cứu khoa học của mình bị những tổ chức phản đối GMO như Greenpeace cản trở gây khó dễ.
“Các tập đoàn đang ‘thần thánh hoá’ giống Lúa/Gạo Vàng này nhằm mở đường cho những cây trồng biến đổi gen mang lợi ích kinh tế khác dễ dàng được chấp nhận trên toàn thế giới. Suốt 20 năm qua, thử nghiệm tốn kém này đã thất bại trong việc đưa ra kết quả, trong khi đó còn làm lu mờ những phương pháp khác vốn đã được chứng minh tính hiệu quả. Vậy nên thay vì tập trung đầu tư vào thứ đắt đỏ sặc mùi PR này, chúng ta cần phải giải quyết nạn suy dinh dưỡng bằng một chế độ ăn, có cách tiếp cận hợp lý hơn với nguồn lương thực và nền nông nghiệp sinh thái.”
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 13/4: Trời chuyển rét, chiều và tối có mưa dông rải rác

Quan tâm, chăm lo sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

Năm học 2025 - 2026, Hà Nội tăng 14 lớp chuyên với gần 500 chỉ tiêu

Nhận định Lazio vs Roma: “Trận chung kết mini” giành tấm vé Champions League

Hàn Quốc thu hút lao động nước ngoài đến làm việc

Nhận định Wolves vs Tottenham, 20h00 ngày 13/4: Bầy Sói tự tin giăng bẫy

Chăm lo cho người lao động bằng những hoạt động thiết thực
Tin khác

Tin tức của Báo Nhân Dân chính thức xuất hiện trên ứng dụng VNeID
Công nghệ 09/04/2025 17:25

Máy in phun khô đầu tiên trên thế giới: Bước đột phá trong công nghệ in siêu nhỏ
Công nghệ 09/04/2025 10:59

Lượt tải ứng dụng ChatGPT vượt mốc 150 triệu: Cơn sốt tính năng "Images in ChatGPT"
Công nghệ 02/04/2025 20:16

Tủ lạnh Samsung biết “gọi điện thoại”: Khi AI biến nhà bếp thành trung tâm điều khiển thông minh
Công nghệ 02/04/2025 17:14

Google phát hành bản bảo mật khẩn cấp cho Chrome để xử lý lỗ hổng zero-day
Công nghệ 29/03/2025 17:18

Google Maps nâng cấp lớn: Hỗ trợ lái xe thông minh hơn với giao diện trực quan
Công nghệ 29/03/2025 08:45

Những điều cần biết về internet vệ tinh Starlink
Công nghệ 28/03/2025 06:39

Rạng Đông và VinFast Energy hợp tác thúc đẩy chuyển đổi năng lượng bền vững tại Việt Nam
Công nghệ 27/03/2025 16:26

Google công bố Gemini 2.5 - Mô hình AI mạnh nhất từ trước đến nay, vượt trội về tư duy và lập trình
Công nghệ 26/03/2025 13:26

FBI phát cảnh báo về mã độc tiền Medusa
Công nghệ 24/03/2025 20:09