Thực phẩm biến đổi gen: Hệ lụy khó lường!
Thực phẩm biến đổi gen: Lợi thế nhãn tiền, nguy cơ lâu dài | |
Mập mờ thực phẩm biến đổi gen |
Theo TS Trang Quan Sen đến từ Cộng hòa Liên bang Đức, gen dùng để ghép trong cây trồng biến đổi gen chủ yếu là 2 loại: gen Bt (Bacillus thurigiensis) diệt côn trùng và gen kháng thuốc diệt cỏ (Glyphosat). Với gen Bt, được phát hiện từ một loại vi khuẩn có khả năng tiết ra một loại protein dạng dung dịch keo đặc có thể chống lại côn trùng. Tức là côn trùng ăn phải loại protein này sẽ kết hợp với môi trường kiềm ở mức độ cao trong ruột của chúng tạo nên chất độc để tiêu diệt chúng. Trong một thời gian dài đặc tính này được con người tận dụng làm thuốc bảo vệ thực vật. Và dựa vào đó, người ta kết luận chất này không độc với con người vì trong con người không có môi trường kiềm ở mức độ cao như các loại côn trùng.
TS Trang Quan Sen cũng chỉ ra rằng, khi gen Bt được ghép vào cây ngô, cây đậu nành… để tạo nên cây biến đổi gen thì trên chính cây trồng này cũng có khả năng tạo ra loại protein diệt côn trùng nhưng bản chất không hòan toàn giống với bản chất ban đầu, mà nó chính là chất độc dạng lỏng không cần kết hợp với môi trường kiềm. Do đó, rất có khả năng sẽ gây hại cho con người khi ăn thực phẩm chứa chất độc này.
Với gen kháng thuốc diệt cỏ Glyphosat, được ghép thành công vào cây đậu nành, tạo ra giống đậu nành biến đổi gen “không sợ thuốc diệt cỏ”. Người trồng cây có gen này có thể “sử dụng thoải mái” thuốc diệt cỏ mà không lo cây bị chết. Tuy nhiên, điều đó cũng đặt ra những lo ngại về tồn dư thuốc diệt cỏ trên cây trồng.
Cây trồng biến đổi gen được trồng khảo nghiệm tại Việt Nam |
Trên thế giới cũng có một vài nghiên cứu tính an toàn của thực phẩm biến đổi gen. Như nghiên cứu về độc tố trên cây ngô biến đổi gen, nhà sinh học Pháp Gilles - Eric Seralin thuộc Trường ĐH Caen kết luận, sau 2 năm cho chuột ăn ngô biến đổi gen thì nhóm chuột này tăng tỷ lệ bị mắc ung thư và có những chứng bệnh khác mà nhóm chuột không ăn không mắc phải. Sau đó nghiên cứu này bị phản đối vì cho rằng không đạt chuẩn khoa học, yêu cầu rút lại các kết luận đã công bố!
Thống kê ở Mỹ cho thấy, tỷ lệ người bị dị ứng thực phẩm, tự kỷ, ung thư và một số bệnh mãn tính liên quan đến thận, cao huyết áp tăng song song với lượng thuốc diệt cỏ dùng cho cây ngô và cây đậu nành biến đổi gen trong 20 năm qua. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là nghiên cứu ở dạng thống kê, chứ không phải là nghiên cứu khoa học đưa ra bằng chứng cụ thể để chứng minh có sự liên quan giữa thực phẩm biến đổi gen và các loại bệnh tật trên.
Hiện nay, phe ủng hộ cây trồng biến đổi gen, đưa ra quan điểm ủng hộ dựa trên lý lẽ, đến năm 2050, dân số toàn cầu có thể chạm mốc 9 tỉ người, gia tăng nhu cầu lương thực, thực phẩm. Trong khi diện tích đất canh tác nông nghiệp ngày càng thu hẹp, biến đổi khí hậu gay gắt, thế giới đang đối mặt với nguy cơ hơn một tỉ người rơi vào tình trạng thiếu đói. Vì thế, cây trồng biến đổi gen được tạo ra nhằm nâng cao năng suất trên cùng một diện tích đất canh tác nhờ các ưu thế lai chính xác và vượt trội, giảm lượng thuốc trừ sâu, xói mòn đất, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.
Tại Việt Nam, nhiều chuyên gia cho rằng, việc cho phép trồng cây biến đổi gen có thể dẫn đến một số hệ luỵ như: Bị lệ thuộc vào giống từ các nhà cung cấp nước ngoài (Tập đoàn Monsanto) vì mỗi vụ phải mua giống mới, các nhà cung cấp có thể ngừng cung cấp hoặc tăng giá bất cứ lúc nào vì độc quyền; dễ gây ra hiện tượng độc canh cây trồng trên một vùng đất nông nghiệp và lai giữa cây trồng biến đổi gen với cây trồng truyền thống khi được trồng gần nhau; phá vỡ sự cân bằng sinh thái tự nhiên…
Đồng thời, sản phẩm nông nghiệp Việt Nam còn có thể mất đi thị trường châu Âu, Nhật Bản vì châu Âu và Nhật Bản đều công bố lệnh cấm với thực phẩm biến đổi gen.
Từ những nhận định trên cho thấy, thực phẩm biến đổi gen không phải là thực phẩm cho tương lai, vì rõ ràng cây trồng biến đổi gen không tăng năng suất hơn so với cây trồng truyền thống. Trong khi đó rất có thể nó có những tác hại không lường trước được mặc dù đến nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào về sự nguy hại của thực phẩm biến đổi gen được công nhận chính thức.
PGS.TS Ngô Thị Xuyên, nguyên giảng viên Đại học Nông nghiệp Hà Nội nhận định: “Với những cây trồng biến đổi gen chống lại côn trùng gây hại thì năm thứ nhất chống chịu rất tốt, năm thứ 2 ít hơn, năm thứ 3 trở lại bình thường.
Mặc dù Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phép trồng đại trà 3 giống ngô biến đổi gen, nhưng thực tế cho thấy năng suất không hơn ngô của Việt Nam, tính miễn nhiệm sâu bệnh cũng không vượt trội. Như vậy, tại sao phải trồng cây biến đổi gen của Tập đoàn Monsento?”.
Đến nay, việc lựa chọn sử dụng hay không sử dụng thực phẩm biến đổi gen phụ thuộc chủ yếu vào người tiêu dùng, các quy định dán nhãn đối với thực phẩm để người tiêu dùng phân biệt và quyết định. Ở châu Âu, phải dán nhãn khi sản phẩm có sử dụng quá 0,9% là thực phẩm biến đổi gen. Còn ở Việt Nam, yêu cầu dán nhãn khi có thực phẩm biến đổi gen chiếm tỷ lệ từ 5% trở lên trong sản phẩm. Thế nhưng, điều đáng nói là các doanh nghiệp chưa tuân thủ nghiêm túc các quy định dán nhãn với thực phẩm biến đổi gen. Nhiều người tiêu dùng sử dụng thực phẩm biến đổi gen nhưng không biết vì không thể phân biệt sản phẩm từ cây trồng biến đổi gen và cây trồng truyền thống bằng mắt thường.
Tại Việt Nam, nhiều chuyên gia cho rằng, việc cho phép trồng cây biến đổi gen có thể dẫn đến một số hệ luỵ như: Bị lệ thuộc vào giống từ các nhà cung cấp nước ngoài (Tập đoàn Monsanto) vì mỗi vụ phải mua giống mới, các nhà cung cấp có thể ngừng cung cấp hoặc tăng giá bất cứ lúc nào vì độc quyền; dễ gây ra hiện tượng độc canh cây trồng trên một vùng đất nông nghiệp và lai giữa cây trồng biến đổi gen với cây trồng truyền thống khi được trồng gần nhau; phá vỡ sự cân bằng sinh thái tự nhiên… |
Theo PGS.TS Ngô Thị Xuyên, hiện nay có 900 sản phẩm thực phẩm biến đổi gen đã có mặt trên các kệ hàng. Người tiêu dùng sử dụng rất nhiều thực phẩm biến đổi gen mà họ không biết và dường như vấn đề này chưa được cơ quan nào kiểm soát.
Hai loại thực phẩm biến đổi gen có mặt phổ biến trên thị trường Việt Nam là ngô và đậu nành. Theo TS Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Nông nghiệp Việt Nam, có đến 90% lượng đậu nành tiêu thụ toàn quốc là đậu nành biến đổi gen và mỗi năm Việt Nam nhập vài triệu tấn ngô biến đổi gen.
Mặc dù các tranh cãi về tính an toàn đối với thực phẩm biến đổi gen đến nay chưa ngã ngũ nhưng thiết nghĩ cần quản lý chặt việc dán nhãn đối với thực phẩm biến đổi gen để người tiêu dùng có thể tự quyết định sử dụng hay không sử dụng. Đây là quyền lợi mà người tiêu dùng cần được tôn trọng và bảo vệ.
Phương Mai
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Công nghệ 02/11/2024 20:33
Meta phát triển nền tảng tìm kiếm AI độc lập
Công nghệ 30/10/2024 19:06
Google bổ sung 15 ngôn ngữ bản địa châu Phi vào nền tảng dịch thuật
Công nghệ 30/10/2024 10:12
Sắp ra mắt mô hình AI mới mạnh hơn GPT-4 gấp 100 lần
Công nghệ 28/10/2024 10:43
Singapore đầu tư 270 triệu USD đào tạo nhân lực siêu máy tính thế hệ mới!
Công nghệ 27/10/2024 11:41
Meta thử nghiệm công nghệ mới chống lừa đảo bằng hình ảnh người nổi tiếng
Công nghệ 24/10/2024 16:07
Robot hình người STAR1 của Trung Quốc lập kỷ lục thế giới về tốc độ
Công nghệ 21/10/2024 08:25
Điểm mặt 5 chatbot AI miễn phí được nhiều người quan tâm
Công nghệ 16/10/2024 06:57
Tăng cường bảo mật cho Windows: Cách bảo vệ máy tính của bạn khỏi các cuộc tấn công
Công nghệ 21/09/2024 09:53
Làm gì khi Windows tích hợp ứng dụng Microsoft Photos làm chậm máy tính?
Công nghệ 15/09/2024 11:01