Tham vấn ý kiến các tổ chức quốc tế đối với Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030

(LĐTĐ) Sáng 26/7, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức hội thảo Tham vấn ý kiến các tổ chức, đơn vị tư vấn quốc tế đối với Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050.
Lấy ý kiến đối với nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Kiên quyết thu hồi dự án chậm tiến độ; khắc phục tình trạng “quy hoạch treo”, “dự án treo” Bài cuối: Rà soát quy hoạch đất đai, tránh tình trạng "chạy" nghị quyết

Sau quá trình phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương và trên cơ sở các nội dung của Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hoàn thiện dự thảo Báo cáo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Trình bày tóm tắt về dự thảo Báo cáo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050, Tiến sĩ Trần Hồng Quang, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển cho biết, mục tiêu kiến tạo một mô hình phân bổ không gian phát triển quốc gia hiệu quả, bền vững, hình thành được các vùng động lực, các trung tâm kinh tế, đô thị chiến lược, mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn. Tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế cao, thúc đẩy thực hiện mục tiêu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2050 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Tham vấn ý kiến các tổ chức quốc tế đối với Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030
Toàn cảnh hội thảo Tham vấn ý kiến các tổ chức, đơn vị tư vấn quốc tế đối với Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Đánh giá về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Việt Nam cho rằng, quy hoạch thể hiện tầm nhìn rõ ràng, có tính chiến lược, tổng hợp và khái quát cao, đồng thời bao quát nhiều ngành, lĩnh vực theo quy định của Luật Quy hoạch.

Bà Carolyn Turk nhấn mạnh quy hoạch phải đáp ứng một số yêu cầu, mục tiêu quan trọng như: Xác định, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, nguồn lực tổng hợp của từng vùng và cả quốc gia; tổ chức phát triển kinh tế theo không gian vùng và liên kết vùng; dự báo tình hình, tận dụng cơ hội để tăng tốc phát triển; nâng cao năng lực cạnh tranh của các vùng cũng như toàn lãnh thổ.

Theo bà Carolyn Turk, trong khi các nguồn lực phát triển có hạn, trong một giai đoạn nhất định cần ưu tiên, tập trung đầu tư cho một số lãnh thổ có điều kiện thuận lợi nhất về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có để các lãnh thổ đó phát triển đi trước một bước, tạo động lực và làm đầu tàu lôi kéo các lãnh thổ khác cùng phát triển.

Ngoài ra, cần tập trung hình thành và phát triển một số hành lang kinh tế, vùng động lực, các đô thị lớn, các khu kinh tế gắn với bộ khung kết cấu hạ tầng quốc gia; đảm bảo khung quy hoạch các địa phương phát triển đồng đều cả theo chiều dọc và chiều ngang.

Bà Carolyn Turk cho hay, Việt Nam cần đặc biệt chú trọng đến đầu tư công, từ kế hoạch đến giải ngân. Bản quy hoạch sẽ không có ý nghĩa nếu đầu tư công chưa được cải thiện.

Tham vấn ý kiến các tổ chức quốc tế đối với Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030
Tiến sĩ Trần Hồng Quang, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển trình bày dự thảo báo cáo

Theo Tiến sĩ Danny Leipziger, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, quy hoạch này thể hiện sự quan tâm nhiều hơn đến môi trường, biến đổi khí hậu và hành lang kinh tế. Việc điều chỉnh quy hoạch giữa kỳ cũng được nhắc đến. Một số vùng kinh tế, với các dự án quy mô lớn cần được lựa chọn kỹ, đánh giá lại chất lượng đầu tư hiện tại trước khi tính tới dự án đầu tư mới. Vấn đề lớn với các bản quy hoạch tới 2030 trở đi là yếu tố bất định ngày càng tăng lên, cả trong điều hành kinh tế và đầu tư, từ địa chính trị, chuỗi cung ứng, an ninh mạng, đại dịch… hàm ý của yếu tố bất định tăng lên là lợi ích đầu tư, thâm dụng vốn cần phải được cân nhắc. Hạn chế tạo ra các tài sản lãng phí, không sử dụng.

Tiến sĩ Danny Leipziger cho rằng, Việt Nam nên coi bản quy hoạch là tài liệu sống, liên tục cập nhật, bám thực tế; có theo dõi, đánh giá một cách chủ động và học hỏi kinh nghiệm các quốc gia cần được đánh giá, điều chỉnh hàng năm.

Cách tiếp cận cơ bản theo hành lang hay tái cơ cấu lại các vùng động lực kinh tế, để phù hợp với kỳ vọng cho Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh để thu hút đầu tư phải có ngành nghề mới, gắn với tập trung dân cư bằng việc phát triển các đo thị thông minh, có được các đại đô thị. Cần phải trao đổi khả năng đánh đổi du lịch sinh thái và các ngành, lĩnh vực khác. Khi đề cập đến phát triển biển thì phải có đánh đổi, cân nhắc các yếu tố về môi trường.

Về công bằng và hiệu quả, cố gắng kết nối quy hoạch đô thị và sử dụng đất, giữa đô thị trung tâm và đô thị nông thôn. Một số nơi dân số sẽ tập trung và cần đầu tư thêm. Cần kết nối các thành phố nhỏ với các đại đô thị lớn, là định hướng đúng đắn, việc tạo ra các khu kinh tế mới sẽ rất tốn kém.

Việt Nam cần dựa trên lợi thế cạnh tranh của từng vùng, có ưu thế gì, có kết nối, tài nguyên... nên tận dụng các lợi thế sẵn có về tài nguyên, con người… Quy hoạch cũng nhìn vào rủi ro và đề phòng. Mục tiêu tăng trưởng GDP rất lạc quan, nhưng cũng phải tính đến các yếu tố khác liên quan đến sử dụng vốn, năng suất sử dụng vốn…

Trong đó, một số mục tiêu cụ thể theo quy hoạch đến năm 2030 là quy mô dân số khoảng 105 triệu người; năm 2050 khoảng 115 triệu người; tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt khoảng 7%/năm giai đoạn 2021-2030; khoảng 6,5-7%/năm giai đoạn 2031-2050.

GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm 2030 đạt khoảng 7.500 USD/người; đến năm 2050 đạt khoảng 27.000-32.000 USD/người. Tỷ lệ dân số đô thị đến năm 2030 đạt trên 50% và đến năm 2050 đạt từ 70-80%...

Quy hoạch tổng thể quốc gia cũng đặt mục tiêu, đến năm 2030, cả nước có khoảng 5.000km đường bộ cao tốc; đến năm 2050 có trên 9.000km đường bộ cao tốc; hoàn thành đường sắt cao tốc. Đến năm 2030, diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người khu vực đô thị đạt 32m2.

Xây dựng Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế của khu vực phía Bắc và cả nước; thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất của khu vực phía Nam và cả nước, trở thành trung tâm tài chính quốc tế, trung tâm du lịch, thương mại và dịch vụ logistics của khu vực; hướng đến là các thành phố kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh quốc tế.

Phát triển hai đô thị trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; trung tâm văn hóa, giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ của quốc gia, có vai trò tiên phong dẫn dắt đổi mới, sáng tạo.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".
Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công an huyện Hoài Đức phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức; đồng thời đề nghị lái xe điều khiển xe ô tô BKS 88H-288.49 đến cơ quan Công an trình diện để giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật.
Tôn vinh 135 điều dưỡng tiêu biểu trong công tác chống dịch giai đoạn 2020 - 2023

Tôn vinh 135 điều dưỡng tiêu biểu trong công tác chống dịch giai đoạn 2020 - 2023

(LĐTĐ) Chiều 16/7, Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế và Hiệp Hội Điều dưỡng Việt Nam tổ chức chương trình Tôn vinh Điều dưỡng viên tiêu biểu trong công tác phòng chống dịch giai đoạn 2020 - 2023; phát động cuộc thi sáng tác và biểu diễn ca khúc về ngành Y tế; trao giải chạy Vì sức khỏe Việt Nam lần thứ hai, chặng 2.
Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ ra mắt Tủ sách Công đoàn tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nội.
Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.

Tin khác

Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát

Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát

(LĐTĐ) Sáng nay (15/7), Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác Tài chính - Ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2024 theo hình thức trực tuyến. Theo đó, nhấn mạnh công tác điều hành giá cả, thị trường bám sát thực tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, kiểm soát lạm phát, ổn định đời sống của người dân; tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm.
Chung tay nâng cao vai trò của phụ nữ trong chuyển đổi xanh

Chung tay nâng cao vai trò của phụ nữ trong chuyển đổi xanh

(LĐTĐ) Tại Hội thảo “Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và doanh nghiệp do nữ làm chủ trong quá trình chuyển đổi xanh” được tổ chức ngày 10/7/2024 tại Hà Nội, đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tham gia chia sẻ nhiều kinh nghiệm, giải pháp thiết thực.
Xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

Xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ trở thành một trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế, đóng vai trò cung cấp các dịch vụ tài chính bao gồm huy động vốn, đầu tư, tiết kiệm, thanh toán, phát hành sản phẩm tài chính…; ban đầu là phát triển các nền tảng vững chắc của một TTTC quốc gia (NFC), sau đó trở thành TTTC khu vực (RFC), tiến tới TTTC quốc tế (IFC) và toàn cầu (GFC).
Xác thực sinh trắc học là thêm một lớp bảo vệ cho khách hàng

Xác thực sinh trắc học là thêm một lớp bảo vệ cho khách hàng

(LĐTĐ) Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng nhấn mạnh khách hàng thực hiện sinh trắc học là thêm một lớp bảo mật khi thực hiện giao dịch, hướng đến mục tiêu cao nhất là bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
Chuyển điều tra 40 vụ việc có dấu hiệu vi phạm

Chuyển điều tra 40 vụ việc có dấu hiệu vi phạm

(LĐTĐ) Tại cuộc họp báo diễn ra mới đây, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Hà Thị Mỹ Dung cho biết, năm 2023, Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện kiểm toán 135 nhiệm vụ với 174 Đoàn kiểm toán và phát hành 248 Báo cáo kiểm toán.
Xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tăng 11 bậc

Xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tăng 11 bậc

(LĐTĐ) Theo kết quả Khảo sát ngân sách mở năm 2023 (OBS 2023) vừa được Tổ chức Hợp tác ngân sách quốc tế (IBP) công bố, xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tiếp tục được nâng lên ở mức 57/125 quốc gia, tăng 11 bậc so với kỳ đánh giá năm 2021 và tăng 20 bậc so với năm 2019.
Các hành vi bị cấm trong thanh toán không dùng tiền mặt

Các hành vi bị cấm trong thanh toán không dùng tiền mặt

(LĐTĐ) 13 hành vi bị cấm trong thanh toán không dùng tiền mặt gồm: Làm giả, sửa chữa phương tiện thanh toán; trộm cắp, xâm nhập dữ liệu; cung cấp thông tin sai sự thật; tiết lộ thông tin trái phép; mở tài khoản nặc danh; cung cấp dịch vụ mà không có giấy phép; gian lận, đánh bạc trực tuyến.
Từ 12/8, không dùng tiền mặt trong mua, bán trái phiếu doanh nghiệp

Từ 12/8, không dùng tiền mặt trong mua, bán trái phiếu doanh nghiệp

(LĐTĐ) Tổ chức tín dụng phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt khi thực hiện thanh toán trong hoạt động mua, bán trái phiếu doanh nghiệp từ 12/8.
GDP với những gam màu sáng

GDP với những gam màu sáng

(LĐTĐ) Tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội quý II và sáu tháng đầu năm 2024 diễn ra mới đây, bà Phí Thị Hương Nga, Vụ trưởng Thống kê công nghiệp, Tổng cục Thống kê cho biết, tính chung sáu tháng đầu năm, GDP tăng 6,42%, so với giai đoạn 2020-2024 chỉ thấp hơn mức tăng 6,58% của cùng kỳ năm 2022.
GRDP nhiều tỉnh thành phía Nam tăng trưởng cao

GRDP nhiều tỉnh thành phía Nam tăng trưởng cao

(LĐTĐ) Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn 3 cực tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm Thành phố Hồ Chí minh (TP.HCM), Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu đều có mức tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động