Đồng bộ giải pháp để thúc đẩy giải ngân đầu tư công đạt mục tiêu 95%
Hà Nội đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu đạt 95% Thủ tướng phê bình 29 bộ, cơ quan Trung ương và 21 địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp |
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng 9/11, giải ngân vốn đầu tư công đến nay đạt trên 52%, thấp hơn khoảng hơn 4 điểm % so với con số của cùng kỳ năm ngoái (56,7%).
Tại cuộc họp báo Chính phủ chiều cùng ngày, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, những khó khăn, thách thức giải ngân vốn đầu tư công từ năm 2023 tiếp nối sang năm nay.
Khó khăn lớn nhất nổi lên trong năm 2024 là vấn đề vật liệu thông thường để phục vụ cho thi công các công trình lớn, đặc biệt là các công trình giao thông. Vấn đề này không chỉ liên quan đến Luật Đầu tư công, mà để giải quyết còn liên quan đến rất nhiều luật khác, đặc biệt là luật về khoáng sản, cấp phép mỏ vật liệu cũng như việc cho phép bán các vật liệu thông thường phục vụ cho các công trình.
Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, còn 3 tháng để giải ngân kế hoạch vốn năm 2024 (đến hết tháng 1/2025). Để đạt được mục tiêu giải ngân 95% kế hoạch năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu nhiều giải pháp cho Thủ tướng, Chính phủ ban hành các quyết định, nghị quyết để chỉ đạo thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương trao đổi về các giải pháp thúc đẩy đầu tư công những tháng cuối năm. |
Nêu một số giải pháp trọng tâm từ nay đến cuối năm, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, thứ nhất là tiếp tục thực hiện các giải pháp đã kiến nghị và đã được Chính phủ, Thủ tướng ban hành, trong đó nhấn mạnh giải pháp về đôn đốc chỉ đạo.
Thủ tướng đã chỉ đạo thành lập 7 Tổ công tác của Chính phủ do các Phó Thủ tướng và 2 Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ trưởng đi đôn đốc giải ngân. Cộng với cơ chế là các thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương, có phân công các địa phương để đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công. Hai cơ chế này vẫn đang diễn ra và các thành viên cũng rất là tích cực làm việc với các địa phương.
Nhóm giải pháp thứ hai là tổ chức triển khai thực hiện. Cho biết đây là nhóm giải pháp mà trách nhiệm chính thuộc về các bộ, ngành, địa phương, Thứ trưởng Trần Quốc Phương lưu ý, trong quá trình thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, các thủ tục giải ngân như thủ tục kiểm đếm, hay nghiệm thu khối lượng, thủ tục về hồ sơ thanh quyết toán… đề nghị các chủ đầu tư phải làm sớm, nhanh để có thể giải ngân được lượng vốn trong kế hoạch đang còn tồn đọng rất nhiều nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Nhóm giải pháp thứ ba là về tháo gỡ khó khăn. Ngoài khó khăn về vật liệu thông thường, còn những khó khăn khác đối với một số dự án như về mặt thủ tục, đặc biệt là các thủ tục về điều chỉnh dự án.
Thời điểm cuối năm đã cận kề, Thứ trưởng Trần Quốc Phương lưu ý, dự án nào đang trong quá trình thủ tục điều chỉnh thì phải kết thúc ngay để tiếp tục thực hiện, nếu không sẽ bị chậm trễ tiến độ.
Về thủ tục điều chỉnh kế hoạch, luật đã phân cấp rất nhiều, các bộ, ngành, địa phương phải triển khai rà soát ngay kế hoạch vốn của mình để có thể điều chỉnh phù hợp.
“Chỗ nào, dự án nào chậm giải ngân thì có thể điều chỉnh sang các dự án giải ngân tốt để sử dụng hết tổng vốn trong kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ giao”, Thứ trưởng nói.
Giải pháp cuối cùng là tăng cường kỷ luật, kỷ cương về đầu tư công, đặc biệt là đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin để quản lý công tác đầu tư công nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Nhấn mạnh giải pháp đột phá là thể chế, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) và Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu đã được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 đang diễn ra.
“Các đột phá về thể chế này ngay trong năm nay chưa có tác dụng và cần phải có hiệu lực của luật. Hy vọng, sang năm sau sẽ có hiệu lực, qua đó giải quyết một số vấn đề vướng mắc, tồn đọng. Chúng tôi cũng đã báo cáo với Chính phủ trình cấp có thẩm quyền cho phép đối với những dự án còn vướng mắc về mặt pháp lý, đặc biệt là các dự án BT chuyển tiếp, sẽ tổng hợp, nghiên cứu, rà soát để phân nhóm các loại dự án và trình Quốc hội bằng một nghị quyết để tháo gỡ”, ông Phương cho hay.
Trong năm tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với các bộ, ngành khẩn trương rà soát và báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng để tháo gỡ các vướng mắc này.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Tin khác
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Thị trường 21/12/2024 10:20
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Thị trường 21/12/2024 10:20
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 21/12/2024 09:53
Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng
Thị trường 20/12/2024 12:22
Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh
Thị trường 20/12/2024 08:18
Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"
Thị trường 20/12/2024 06:56
Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc
Thị trường 20/12/2024 06:46
Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed
Thị trường 19/12/2024 16:28
Ngày 19/12: Giá dầu thế giới giảm, trong nước giá xăng dự báo tăng chiều nay?
Thị trường 19/12/2024 08:11
Giá xăng dầu hôm nay (18/12): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm
Thị trường 18/12/2024 07:45