Tham vấn tốt sẽ góp phần đảm bảo an toàn cho các công trình văn hóa
Xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp | |
Bồi đắp văn hóa cồng chiêng của người Mường | |
Thị xã Sơn Tây đẩy mạnh xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh | |
Lan tỏa truyền thống hiếu học |
Giao thông đô thị tại Hà Nội những năm gần đây tiếp tục chứng kiến sự quá tải của hệ thống hạ tầng. Hiện nay đăng ký sử dụng xe cá nhân tiếp tục tăng với tốc độ chóng mặt, khoảng 27.000 phương tiện/tháng, xe máy và ô tô vẫn tiếp tục dẫn đầu về số lượng (739.731 ôtô, 5.761.436 xe máy cho đến hết năm 2019 - theo nguồn của Cục Cảnh sát giao thông).
Trong khi đó, các nguồn lực để phát triển hệ thống giao thông công cộng vẫn còn rất hạn hẹp, đặc biệt là quỹ đất dành cho loại hình này chỉ khoảng 5%, rất thấp so với mức trung bình của các đô thị lớn trên thế giới (20-25%).
Vì vậy, giải pháp căn cơ, lâu dài cho giao thông Thủ đô là từng bước hình thành một mạng lưới đường sắt đô thị đi ngầm hoàn toàn hoặc một phần để vừa đảm bảo có những phương tiện vận chuyển hành khách khối lượng lớn, vừa hạn chế chiếm dụng không gian trên mặt đất. Như vậy, mới có thể tăng cường năng lực, sức cạnh tranh, sự hiệu quả của vận tải công cộng của Thủ đô.
Theo quy hoạch được phê duyệt (Quyết định 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 phê duyệt Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050), phần đi ngầm của Dự án Tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn – ga Hà Nội có chiều dài 4km, nằm ở độ sâu trung bình từ 12 đến 15m dưới mặt đất, dọc theo các phố Kim Mã (bắt đầu từ Hồ Thủ Lệ), Núi Trúc, Cát Linh, Quốc Tử Giám và kết thúc tại đầu phố Trần Hưng Đạo.
Do đặc thù thi công sử dụng máy cơ giới hạng nặng, đào sâu vào lòng đất, nên việc thi công các nhà ga ngầm, hầm trên thế giới nói chung và tại Dự án Tuyến đường sắt đô thị thí điểm Hà Nội nói riêng đều có những ảnh hưởng nhất định đến các công trình kiến trúc, hạ tầng xung quanh.
Buổi tham vấn tổ chức tại chùa Cát Linh |
Theo đánh giá ban đầu, có khoảng 3.000 công trình dọc tuyến, trong đó chủ yếu là nhà cửa của người dân, sẽ chịu tác động của việc thi công phần ngầm. Các tác động chủ yếu bao gồm lún, nghiêng, nứt và cần phải tiến hành khảo sát, đánh giá và có biện pháp theo dõi, quan trắc, biện pháp giảm thiểu đối để đảm bảo an toàn cho tính mạng, cũng như tài sản của người dân.
Điều đặc biệt là, 4 trong số các công trình bị ảnh hưởng là các công trình văn hóa được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia (chùa Cát Linh, chùa An Quốc, Bích Câu Đạo Quán, chùa Phổ Giác), 01 công trình xếp hạng Di tích Quốc gia cấp đặc biệt, Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Đây là những di tích có lịch sử lâu đời, gắn liền với những thăng trầm của vùng đất “Tả Văn, Hữu Võ” (gọi như vậy là do vị trí nằm giữa khu luyện quân Giảng Võ và khu đào tạo hiền tài Văn Miếu dưới thời nhà Lý) của kính thành Thăng Long xưa.
Các công trình này không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử, mà còn là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động tôn giáo, văn hóa của nhân dân, cũng như của du khách quốc tế. Riêng Khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn là nơi lưu giữ cho truyền thống hiếu học, là biểu tượng cho đào tạo, vun đắp nhân tài cho quốc gia.
Mặc dù, Phòng Thực hiện dự án 1 (sau đây gọi là Phòng) đã tập trung chỉ đạo các đơn vị liên quan hoàn thành công tác khảo sát, đánh giá hiện trạng kết cấu của các công trình văn hóa này từ tháng 1/2018. Trên cơ sở đó xây dựng các biện pháp theo dõi, đảm bảo an toàn cho các công trình khi thi công.
Tuy nhiên, theo chính sách an toàn của Ngân hàng phát triển châu Á, nhà tài trợ cho việc thi công phần ngầm, cần thiết phải xây dựng một Hồ sơ đánh giá rủi ro công trình văn hóa (Physical Cultural Risk) cho 5 công trình văn hóa này để đánh giá toàn diện hơn, chi tiết hơn các ảnh hưởng khi thi công bao gồm cả các ảnh hưởng vật lý (rung, bụi, tiếng ồn) và phi vật lý (khảo cổ, hoạt động văn hóa, tín ngưỡng).
Sau đó, Hồ sơ PCR sẽ được tham vấn, hay nói cách khác là đối thoại với các đơn vị, cá nhân liên quan (UNESCO, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Hà Nội, chính quyền địa phương, các thầy trụ trì, tăng ni phật tử...). Đây là một nội dung tương đối mới và khó ở Việt Nam.
Trước yêu cầu đó, đồng chí Nguyễn Bá Sơn – Trưởng Phòng đã thành lập Nhóm tham vấn PCR do đồng chí Sơn chỉ đạo trực tiếp. Trong khoảng thời gian hơn một tháng (từ tháng 11/2019 đến tháng 12/2019), trên cơ sở tham khảo các quy định về quản lý di tích, tham khảo ý kiến của Sở Văn hóa, Nhóm tham vấn PCR đã định hướng, chỉ đạo các nội dung chủ yếu để đơn vị thi công (Liên danh công ty HGU) và tư vấn hỗ trợ dự án (Công ty PMS2) triển khai chi tiết và hoàn hiện Hồ sơ PCR.
Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, công tác đối thoại, tham vấn với các đơn vị liên quan chưa đạt kết quả như mong muốn. Một phần do đây là vấn đề khá mới, một phần do các đơn vị quản lý di tích và những người quản lý trực tiếp di tích mang tâm lý e ngại, sợ vướng mắc trách nhiệm nếu có những hư hại xảy ra.
Đặc biệt đối với Khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, các đồng chí lãnh đạo, quản lý ở đây khẳng định ngay cả việc thay thế màu sơn tường, hay thậm chí vài viên ngói cũng phải xem xét kỹ lưỡng và được sự đồng ý của các cấp quản lý.
Cho đến tháng 5/2020, công tham vấn vẫn chưa đạt được tiến triển nào trong khi các Nhà tài trợ tiếp tục yêu cầu phải khẩn trương nội dung này trước khi bắt đầu công tác đào hầm theo dự kiến sẽ đưa máy đào TBM về Hà Nội vào tháng 10/2020.
Nhận thấy rằng công việc này cần có cách tiếp cận mềm hơn, mang tính chia sẻ hơn, Nhóm tham vấn PCR đã xây dựng một cách làm mới. Trước hết, tóm tắt lại một số chủ đề cơ bản liên quan đến Hồ sơ tham vấn, trình bày với ngôn ngữ ít tính kỹ thuật hơn, bổ sung nhưng các hình ảnh minh họa dễ hiểu hơn. Báo cáo tóm tắt này được gửi đến từng công trình văn hóa trước ngày tham vấn 1 tuần để những người quản lý có thời gian đọc hiểu cơ bản. Chuẩn bị các bài trình chiếu, các thiết bị trực quan sinh động để giải thích trực tiếp với các bên liên quan trong buổi tham vấn.
Kết quả cho thấy ngay từ buổi tham vấn đầu tiên với Trung tâm Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám, cách làm này đã phát huy hiệu quả rất tốt. Ngày 31/7/2020, buổi tham vấn có đầy đủ các lãnh đạo của Trung tâm đã diễn ra trong không khí cởi mở, thẳng thắn. Phía lãnh đạo của Trung tâm đã nắm rõ và yên tâm hơn với biện pháp thi công TBM sẽ triển khai trong tương lai, cũng như các biện pháp theo dõi, quan trắc, đảm bảo an toàn cho các công trình bên trong Khu di tích (Tứ Trụ, Cổng chính đạo, hồ Văn…)
Hơn nữa, nhiều thông tin liên quan đến các công trình này được phía Trung tâm cung cấp sẽ cho phép các đơn vị của Dự án hoàn thiện hơn nữa các biện pháp thi công của mình để không những sự an toàn, mà còn cả sự thuận tiện của du khách khi thăm quan. Kết thúc buổi tham vấn, các bên đã ký biên bản ghi nhớ để tiếp tục phối hợp trong các giai đoạn tiếp theo.
Một ví dụ khác về sự hiệu quả của cách làm mới là tham vấn với chùa Cát Linh. Ngôi chùa này có lịch sử hơn 600 năm, kết cấu tương đối yếu. Mặt khác, do nằm khá gần với công trường của ga Cát Linh, thường xuyên chịu tác động của tiếng ồn, rung do công tác phá dỡ mặt bằng, công tác đào tường vậy… sư thầy trụ trì, các tăng ni phật tử ở đây luôn bày tỏ sự lo lắng và có phần thiếu tin tưởng vào dự án.
Tuy nhiên, tại buổi tham vấn ngày 7/8/2020, các thông tin, vướng mắc đã được thể hiện rõ ràng, chi tiết trong bài trình chiếu. Những nguyên nhân gây tiếng ồn ảnh hưởng đến hoạt động cầu nguyện, giảng pháp được xác định do việc phá dỡ một số công trình thuộc diện giải phóng mặt bằng của dự án.
Nhóm tham vấn PCR đã liên hệ ngay với bộ phận phụ trách mặt bằng và được khẳng định việc phá dỡ sẽ tạm dựng hoạt động sau 7 giờ tối. Và buổi tham vấn đã chuyển sang hướng tích cực, hợp tác. Các tăng ni, phật tử mong muốn dự án sớm hoàn thành công việc thi công vừa giảm thiểu sự ảnh hưởng, vừa giúp cho các phật tử các nơi đến hành lễ ở nhà chùa dễ dàng hơn với việc sử dụng ga ngầm Cát Linh ngay gần nhà chùa.
Đối với các công trình di tích văn hóa còn lại (chùa Phổ Giác, chùa An Quốc, Bích Câu Đạo Quán), việc tham vấn, đối thoại với đơn vị, cá nhân cũng đều cơ bản đạt kết quả mong muốn và được Nhà tài trợ ADB đánh giá cao.
Có thể nói, việc nâng cao chất lượng công tác tham vấn với các công trình văn hóa đã đóng góp một phần vào việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của Thủ đô. Ngoài ra, hình ảnh của dự án cũng được gìn giữ, tạo niềm tin, sự đồng thuận của người dân cho việc triển khai dự án.
Nhóm tác giả: Nguyễn Tài Thu, Vũ Đức Chính, Nguyễn Sinh Khoa
(Công đoàn Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55