Lan tỏa truyền thống hiếu học

(LĐTĐ) Thăng Long - Hà Nội có rất nhiều ngôi làng khoa bảng. Thôn Bình Vọng (xã Văn Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội) là một trong những địa chỉ như vậy. Tại đây, nét đẹp trong văn hóa của miền đất danh hương, khoa bảng được tỏa sáng. Đặc biệt, ở chốn làng quê mạch nguồn của văn hóa đọc vẫn bền bỉ thấm sâu vào con người nơi đây.
Thời kỳ mới trong phát triển văn hóa đọc
Phát triển văn hóa đọc cho phụ nữ, trẻ em, gia đình và cộng đồng

Gìn giữ văn hóa đọc

Với người dân Bình Vọng, nơi có thư viện phục vụ bà con từ lâu đã trở thành địa điểm quen thuộc. Thư viện thôn Bình Vọng được thành lập năm 1999, là một trong những thư viện đầu tiên của huyện Thường Tín. Ý tưởng thành lập thư viện là của các ông Dương Văn Phi và Lương Văn Tăng. Vốn là những cán bộ, sĩ quan quân đội nghỉ hưu.

4138 img 1756
Các cuốn sách được sắp xếp ngăn nắp, khoa học trên giá và tủ sách tại thôn Bình Vọng. Ảnh: Giang Nam

Lần gặp ông Lương Văn Tăng tháng 9/2017, khi lần đầu ghé thăm thư viện, ông Tăng có kể với tôi về hành trình lập thư viện đầy ý nghĩa. Chẳng là, mỗi buổi chiều hằng ngày người già, trẻ nhỏ tập trung rất đông ở nhà văn hóa mà không có gì để giải trí, những người cao tuổi trong thôn bàn nhau mang hết sách báo nhà mình ra quyên góp, thành lập thư viện, phát triển văn hóa đọc ở thôn quê. Cứ thế, ý tưởng nhỏ dưới sự chung sức, đồng lòng của những người nhiệt huyết dần thổi bùng lên ngọn lửa ham học, ham đọc ở Bình Vọng.

Những ngày đầu lập thư viện, dân làng Bình Vọng hồ hởi, người gom sách, người mua sắm bàn ghế, giá sách, người dọn dẹp, cải tạo gian nhà cũ ở đình làng để làm phòng đọc. Giờ không gian đọc đã được người dân và chính quyền địa phương mở rộng, khang trang hơn, giúp người dân tiếp cận với các đầu sách trở nên dễ dàng và thuận tiện.

Đáng chú ý, dù là một thư viện nhỏ cấp cơ sở, nhưng thư viện của làng Bình Vọng lại hoạt động khá chuyên nghiệp. Thư viện gồm phòng đọc và một kho chứa sách. Trong phòng sách, các giá, tủ đựng sách được sắp xếp rất khoa học, dễ nhìn, được ghi chú cẩn thận từng lĩnh vực, giúp người dân tiện tra cứu, tìm sách. Ở đây còn trang bị cả máy vi tính để tra cứu đầu sách. Đáng chú ý, sách ở thư viện được chia thành nhiều lĩnh vực như: Chính trị xã hội, khoa học kỹ thuật, văn học, pháp luật, thiếu nhi. Ngoài ra, do yêu cầu thực tế của địa phương, thư viện còn có 2 tủ sách riêng đó là sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh và sách do Chủ tịch Hồ Chí Minh viết; tủ sách người Bình Vọng viết… Đáng mừng hơn cả, từ khi có thư viện, bà con dần hình thành thói quen đọc sách, trẻ em ham học hơn, tỉ lệ đỗ vào các trường đại học, cao đẳng của làng cũng cao hơn trước nhiều. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trong làng được nâng cao.

Cũng tại huyện Thường Tín, ở thôn Đống Chanh (xã Minh Cường), phong trào đọc sách báo cũng phát triển mạnh. Tại đây, phòng đọc sách báo với trên 1.000 cuốn sách đem đến nguồn tri thức, thông tin dồi dào tới đông đảo người dân trong thôn.

Có thể thấy, giữa thời đại công nghệ 4.0, dư luận cho rằng công nghệ sẽ lấn át văn hóa đọc truyền thống thì mạch nguồn của văn hóa đọc vẫn tồn tại theo cách riêng của nó. Hơn hết, việc xây dựng môi trường đọc thân thiện, nhiều tiện ích giúp người dân tiếp cận, khai thác và sử dụng thông tin và tri thức hiệu quả.

Nét đẹp cần nhân rộng

Thực tế, những năm gần đây, xây dựng văn hóa đọc luôn là vấn đề cả xã hội chung tay. Dễ thấy, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã xây dựng “Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020, 80% học sinh, sinh viên được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại các thư viện công cộng, thư viện của các cơ sở giáo dục, văn hóa, khoa học; 90% học sinh, sinh viên có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, trí thức thông qua việc đọc để phục vụ học tập, nghiên cứu và giải trí; 80% trẻ mầm non được tiếp cận và thường xuyên nghe đọc sách, giúp trẻ nuôi dưỡng tình yêu với sách và hình thành thói quen đọc sách ngay từ khi còn nhỏ; 100% cơ sở giáo dục có thư viện hoạt động hiệu quả. Sau một thời gian thực hiện Đề án, có thể thấy nhiều hoạt động đã góp phần xây dựng môi trường đọc thân thiện, nhiều tiện ích giúp người dân tiếp cận, khai thác và sử dụng thông tin và tri thức hiệu quả.

4142 img 1775

Riêng tại thủ đô Hà Nội, đã có nhiều mô hình khuyến khích, thúc đẩy văn hóa đọc sách trong cộng đồng. Đáng kể đến là việc thực hiện “Ngày hội đọc sách” hay các mô hình thư viện miễn phí phục vụ cộng đồng đang ngày càng được nhân rộng. Chẳng hạn, tại Hà Nội có thư viện tư nhân Dương Liễu, thư viện thôn Minh Khai (huyện Hoài Đức) hay Thư viện D Book Free được đánh giá cao về tính sáng tạo, hiệu quả trong việc thúc đẩy văn hóa đọc.

Thư viện thôn Bình Vọng đã góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của địa phương. Tới thư viện, trẻ em có thêm những cuốn sách hay để trau dồi kiến thức, lớp trẻ thì đọc sách để học cách quản lý kinh tế, làm giàu, nông dân đọc để học cách chăn nuôi, trồng trọt. Một điểm rất đáng chú ý là, việc bảo vệ, xây dựng và phát triển thư viện luôn được người dân Bình Vọng xem là nhiệm vụ chung. Để điều hành hoạt động của thư viện, Bình Vọng quy tụ nòng cốt là các cụ cao niên, tình nguyện tham gia. Từ khi có thư viện, bà con dần hình thành thói quen đọc sách, trẻ em ham học hơn, tỉ lệ đỗ vào các trường đại học, cao đẳng của làng cũng cao hơn trước, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được nâng cao.

Không nói đâu xa, tại huyện Thường Tín, từ mô hình thư viện ở Bình Vọng, Đống Chanh hiện đã lan tỏa ra 29/29 xã, thị trấn trong toàn huyện. Tại các địa phương, quy mô sách báo, lượng người đọc ngày càng tăng cao. Ngoài lượng sách hiện có, mỗi năm hai lần huyện Thường Tín đều phối hợp với Thư viện thành phố Hà Nội tổ chức luân chuyển hàng trăm đầu sách tới các tủ sách cơ sở làm phong phú về số lượng và chất lượng sách báo phục vụ bạn đọc tại các thôn, xã.

Trở lại sự phát triển thư viện thôn Bình Vọng, theo tìm hiểu vùng đất này nổi danh có truyền thống hiếu học. Nhiều thế hệ đã truyền nối nhau làm rạng danh tiếng thơm Bình Vọng. Chẳng hạn, thế kỷ XVI, Bình Vọng có nhiều người đỗ đạt cao và ra triều đình làm quan, trong đó nổi tiếng là cụ Trần Lư đỗ tiến sĩ năm Nhâm Tuất (1502); Nguyễn Hữu Đăng đỗ tiến sĩ năm Đinh Mùi (1667); Lê Nguyễn Thường (Lê Trọng Thường) đỗ tiến sĩ năm Nhâm Thìn (1772); Lê Tông Quang, đỗ tiến sĩ năm Nhâm Ngọ (1822); Nguyễn Tông (Nguyễn Trữ) đỗ tiến sĩ năm Kỷ Sửu (1829). Đáng quý ở chỗ, nghiệp đèn sách như đã ngấm vào máu, vào tinh thần cầu thị, hiếu học của người Bình Vọng. Tôi đã vài lần được trò chuyện với người dân nơi đây, thấy quý ở chỗ, người dân nơi đây rất ít khi mang chuyện con cháu đỗ đạt ra phô trương. Có lẽ, tất thảy người dân nơi đây từ lâu đều xem chuyện đèn sách là thú vui, niềm cảm hứng.

Trải qua nghìn năm lịch sử, truyền thống khoa bảng luôn được các thế hệ người Bình Vọng vun bồi. Thư viện sách chỉ là minh chứng cho sự tiếp nối, lan tỏa truyền thống hiếu học nơi đây. Thư viện đã thúc đẩy phong trào học tập cộng đồng tại địa phương, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn của ngôi làng ven đô./.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế cùng phối hợp tổ chức Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn của Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó nổi bật là các đơn vị thành viên thuộc Cụm đều đã thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau

Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thanh Trì cho biết vừa triệu tập, tạm giữ hàng chục thanh, thiếu niên có hành vi gây rối trật tự trên địa bàn. Nhóm đối tượng trong độ tuổi từ 14-19, mang hung khí là tuýp sắt hàn dao phóng lợn di chuyển với tốc độ cao, hò hét gây khiếp sợ cho người dân...
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm

Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm

(LĐTĐ) Vụ hỏa hoạn tại nhà dân ở số 43, tổ 12 Thạch Bàn, quận Long Biên. Xác định có 2 nạn nhân mắc tại vị trí tầng 2 và tầng 3 của ngôi nhà, lực lượng chức năng đã nhanh chóng triển khai phương án cứu nạn; trong thời gian ngắn 2 nạn nhân đã được đưa đến nơi an toàn.

Tin khác

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn, phát huy những kiến trúc của người Việt xưa, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã có sáng kiến phục dựng lại nhà tranh vách đất, nhà gỗ truyền thống ngay tại khu phố ẩm thực, đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Đây là một trong những sáng kiến nhằm góp phần bảo tồn kiến trúc của người Việt xưa, tạo ra không gian gần gũi, thân thuộc với du khách.
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

(LĐTĐ) Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay thương hiệu gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định vị thế trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn là thương hiệu của Việt Nam được khách hàng các nước yêu thích. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Thật khó kiếm được ngôn từ nào có thể diễn tả đầy đủ về Hà Nội - trái tim yêu dấu của cả nước với muôn vàn vẻ đẹp, biết bao nét đặc trưng, nơi lắng đọng hồn thiêng dân tộc. Nhưng có lẽ, nếu ai đã từng sinh ra, lớn lên, học tập, làm việc ở Hà Nội rồi tạm xa mảnh đất này, cũng đều có thể dễ dàng gọi tên hai chữ “nhớ thương”.
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca

Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca

(LĐTĐ) Có một Hà Nội, “nơi lắng hồn núi sông ngàn năm”; có một Hà Nội quật cường trong chiến đấu - “đất rung ngói tan gạch nát”; có một Hà Nội nơi thiên nhiên ban tặng 4 mùa giao hòa cỏ cây, hoa lá. Và cũng có một Hà Nội nồng nàn thu, nồng nàn hoa sữa; là những tiếng gió rít trong những đêm lạnh khôn tả mùa đông; là những tiếng rao đêm… Chỉ ngần ấy cũng đủ làm cho trái tim các nhà thơ, nhà văn “thức giấc”. Những ngôn từ về Hà Nội cứ thế chảy ra trên từng trang viết và từng phím dương cầm…
Xem thêm
Phiên bản di động