Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng quyền lợi gì?
Ảnh minh họa. |
- Nội dung chị hỏi, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết: Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện là chế độ bảo hiểm của Nhà nước, vì quyền lợi của người lao động và nhân dân, được Nhà nước bảo hộ, do cơ quan Bảo hiểm xã hội thực hiện.
- Về đối tượng tham gia: Theo quy định của Luật, là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời, nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Về quyền lợi được hưởng: Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng quyền lợi sau: Được hưởng lương hưu hằng tháng khi về già; được cấp thẻ bảo hiểm y tế trong suốt thời gian hưởng lương hưu; được Nhà nước hỗ trợ mức đóng khi tham gia theo mức chuẩn hộ nghèo (tối thiểu 10% và tối đa là 30%); lương hưu của người hưởng sẽ được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng; được nhận bảo hiểm xã hội một lần nếu không đủ điều kiện hưởng lương hưu; thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng và chế độ tử tuất khi người tham gia qua đời.
- Về mức đóng và phương thức đóng: Mức đóng bằng 22% thu nhập hằng tháng do người lao động lựa chọn. Trong đó, mức thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (22% x 700.000 = 154.000 đồng/tháng); mức cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở (22% x 29.800.000 = 6.556.000 đồng/tháng). Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng.
Về mức hỗ trợ, từ ngày 1/1/2018, Nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn.
Cụ thể: Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo; bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo; bằng 10% đối với các đối tượng khác.
Về phương thức đóng: Người tham gia được lựa chọn các phương thức đóng sau: Đóng định kỳ: Hằng tháng; 3 tháng một lần; 6 tháng một lần; 12 tháng một lần; đóng một lần cho nhiều năm về sau, nhưng không quá 5 năm một lần. Hoặc người tham gia có thể đóng một lần cho những năm còn thiếu (không quá 10 năm - tương đương 120 tháng tham gia bảo hiểm xã hội) để đủ điều kiện hưởng lương hưu.
- Về thủ tục tham gia: Người tham gia có thể đăng ký qua các phương thức sau: Đăng ký tại trụ sở cơ quan Bảo hiểm xã hội; đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Bưu điện; Hội đoàn thể (nông dân, phụ nữ…).
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Chính sách 22/12/2024 06:06
Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chính sách 22/12/2024 06:05
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?
Chính sách 20/12/2024 06:10
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?
Chính sách 19/12/2024 17:30
Quy định về thời hạn nộp tiền BHXH bắt buộc hằng tháng
Chính sách 17/12/2024 09:42
Công ty nợ tiền bảo hiểm, người lao động có thể tham gia BHYT tự nguyện?
Chính sách 12/12/2024 06:57
100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng
Chính sách 12/12/2024 06:49
Công ty nợ tiền BHXH, giải quyết chế độ thai sản thế nào?
Chính sách 10/12/2024 10:06
Cách tính mức trợ cấp hằng tháng cho người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
Chính sách 08/12/2024 22:02
Quy định về thời điểm hưởng lương hưu có hiệu lực từ ngày 1/7/2025
Chính sách 07/12/2024 06:37