Tết trọn vẹn xuân yêu thương
Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phải là hình mẫu về tính chuyên nghiệp Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân bình an" năm 2022 |
Kịp thời, chu đáo
Quan tâm, chăm lo, hỗ trợ cho công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), đoàn viên Công đoàn, nhất là CNVCLĐ, đoàn viên Công đoàn có hoàn cảnh khó khăn vốn là việc làm thường xuyên của các cấp Công đoàn Thủ đô, song khi Tết đến, xuân về, điều này càng được dấy lên mạnh mẽ.
Bởi, tổ chức Công đoàn thấu hiểu, sau cả năm làm việc vất vả, NLĐ nào cũng mong chờ một cái Tết ấm cúng, đủ đầy, được quây quần, sum họp với gia đình. Đồng thời, tổ chức Công đoàn cũng xác định, chăm lo Tết trọn vẹn cho NLĐ cũng là cách để ổn định tư tưởng, tâm tư tình cảm cho CNVCLĐ, giữ cho mối quan hệ lao động được hài hòa, góp phần để cái Tết của Thủ đô thực sự an bình.
Đối với Tết Nguyên đán Nhâm Dần, ngay từ đầu tháng 11/2021, LĐLĐ Thành phố đã ban hành hàng loạt Chương trình, Kế hoạch chỉ đạo các cấp Công đoàn Thủ đô phối hợp với chuyên môn dồn sức chăm lo Tết cho đoàn viên, NLĐ.
Công đoàn Cơ quan LĐLĐ Thành phố trao hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn tại Chương trình “Tết Sum vầy - Xuân bình an” năm 2022. Ảnh: Mai Quý |
Theo đó, với chủ đề “Tết sum vầy - Xuân bình an” và phương châm tất cả đoàn viên Công đoàn, NLĐ đều có Tết, LĐLĐ Thành phố chỉ đạo các cấp Công đoàn tập trung nguồn lực để chăm lo đoàn viên Công đoàn và NLĐ nhân dịp Tết với những nội dung chính gồm: Chăm lo về tiền lương, tiền thưởng; tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho đoàn viên, NLĐ; phối hợp xử lý kịp thời những phát sinh liên quan đến quyền lợi của NLĐ xảy ra trong dịp Tết; tổ chức chương trình “Tết Sum vầy” rộng khắp, hướng về cơ sở và tổ chức hoạt động hỗ trợ phương tiện đối với NLĐ có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết.
Trong đó, LĐLĐ thành phố Hà Nội yêu cầu các cấp Công đoàn tham gia phối hợp với người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch trả lương, thưởng, các khoản phúc lợi khác trong dịp Tết, sớm công khai để NLĐ biết và giám sát thực hiện. Đối với những doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, Công đoàn đề xuất kiến nghị hợp lý để NLĐ được thanh toán tiền lương, thưởng trong dịp Tết…
Đề ra các đầu mục công việc thì dễ, nhưng để công việc triển khai trôi chảy, hiệu quả đòi hỏi rất nhiều công sức và tâm huyết của các cán bộ Công đoàn. Trong đó, việc đôn đốc, giám sát chủ doanh nghiệp trả lương, thưởng Tết cho NLĐ là cần đến sự bền bỉ, kiên trì nhiều nhất. Ông Đinh Quốc Toản - Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội, cho biết, Công đoàn Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội có địa bàn cơ sở trải rộng, số lượng doanh nghiệp và đoàn viên, công nhân lao động (CNLĐ) rất đông nên cán bộ Công đoàn phải chia nhau tới từng địa bàn cơ sở vừa nắm tình hình CNLĐ, vừa tuyên tuyền, vận động, thuyết phục chủ doanh nghiệp quan tâm thực hiện việc thưởng Tết cho công nhân.
Thời gian sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn bận rộn, nên cán bộ công đoàn phải tranh thủ đi ngoài giờ, vào ngày nghỉ... “Vất vả là thế nhưng để bảo đảm quyền lợi và mang lại niềm vui cho công nhân, cán bộ công đoàn cũng luôn hết mình”, ông Toản nói.
Lăn lộn, tận tâm
Cùng với đôn đốc, giám sát chủ doanh nghiệp trả lương, thưởng Tết, thì việc thăm hỏi, tặng quà, trao hỗ trợ cho đoàn viên, NLĐ cũng là những hoạt động không thể thiếu trong kế hoạch chăm lo Tết cho đoàn viên, NLĐ của các cấp Công đoàn Thủ đô.
Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, đời sống của nhiều NLĐ gặp khó khăn nên số lượng, giá trị những suất quà tết đều tăng hơn mọi năm. Theo đó, LĐLĐ Thành phố quyết định trao 10.000 suất quà bằng tiền, mức 1 triệu đồng/suất cho đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ với mức 300.000 đồng/người cho NLĐ có đóng bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập có đóng kinh phí Công đoàn và cán bộ, công chức, viên chức có hoàn cảnh khó khăn, ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
LĐLĐ Thành phố xác định công tác chăm lo cho đoàn viên, NLĐ dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 phải được tổ chức đồng bộ từ cấp Thành phố tới cơ sở, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tạo sự lan tỏa rộng rãi đồng thời thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19 với tinh thần “Thích ứng an toàn, linh hoạt kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, chú trọng chăm lo tới các hoàn cảnh khó khăn đặc biệt bị ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh Covid-19, đảm bảo mọi đoàn viên và NLĐ đều được đón Tết vui tươi, ấm no, hạnh phúc. |
Để công việc tặng quà được chu đáo, càng gần ngày Tết, không khí làm việc tại LĐLĐ Thành phố cũng như các Công đoàn cấp trên cơ sở càng khẩn trương, nhộn nhịp.
Cán bộ Công đoàn ai ai cũng tất bật, người rà soát danh sách công nhân khó khăn, người lo chuẩn bị quà, hay đặt lịch, chuẩn bị xe cộ cho những chuyến đi tặng quà trực tiếp.
Đặc biệt, Tết năm nào lãnh đạo LĐLĐ Thành phố, lãnh đạo LĐLĐ các quận, huyện ngành đều trực tiếp tới tận gia đình CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, tới tận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp làm việc xuyên Tết để chúc Tết, tặng quà, động viên NLĐ và cơ sở.
Những chuyến đi này thông thường diễn ra vào ngày cận Tết khiến các cán bộ Công đoàn nhiều khi phải gác lại những công việc chuẩn bị Tết cho gia đình mình.
Thế nhưng, theo đồng chí Đặng Thị Phương Hoa - Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ Thành phố, đây là những chuyển đi vô cùng ý nghĩa. “Đối với chúng tôi, mỗi chuyến đi, mỗi cuộc gặp gỡ đều là một trải nghiệm, một kỷ niệm khó quên. Qua đó, chúng tôi được gần gũi hơn với đoàn viên của mình, hiểu nhiều hơn về những hoàn cảnh NLĐ khó khăn để thấy trách nhiệm của tổ chức Công đoàn lớn lao hơn.
Và hơn nữa, trong mỗi chuyến đi, mỗi lần gặp gỡ, chúng tôi thật sự hạnh phúc, tan biến mọi vất vả, mệt nhọc bởi chứng kiến niềm vui, niềm xúc động của các đoàn viên, CNLĐ khi được đón nhận sự quan tâm của tổ chức Công đoàn”, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ Thành phố Đặng Thị Phương Hoa bộc bạch.
Ấn tượng và đáng nhớ nhất trong những câu chuyện chăm lo Tết cho công nhân của tổ chức Công đoàn phải kể đến chương trình “Tết Sum vầy” hay những chuyến xe nghĩa tình đưa công nhân về quê đón Tết. Đây cũng là hoạt động đã góp phần tạo nên “thương hiệu”, khắc họa rõ nét hơn vị thế riêng có của tổ chức Công đoàn.
“Năm nay, trong điều kiện dịch bệnh Covid-19, chương trình “Tết Sum vầy”, chương trình hỗ trợ phương tiện đưa công nhân về quê ăn Tết được điều chỉnh về quy mô và hình thức phù hợp, song vẫn đảm bảo trọn vẹn ý nghĩa cũng như sự quan tâm, chăm lo của tổ chức Công đoàn dành cho đoàn viên, NLĐ.
Ngọc Tú
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tổ chức thành công hoạt động đối thoại điểm bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ
Liên đoàn Lao động TP 16/09/2024 18:23
Công đoàn hai Thủ đô Hà Nội và Viêng Chăn (Lào): Thặt chặt quan hệ hữu nghị - hợp tác
Liên đoàn Lao động TP 12/09/2024 12:35
Công đoàn Thủ đô làm theo lời Bác
Liên đoàn Lao động TP 02/09/2024 07:51
Công đoàn Thủ đô luôn quan tâm công tác gia đình và trẻ em
Liên đoàn Lao động TP 21/08/2024 06:01
Triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ
Liên đoàn Lao động TP 15/08/2024 09:39
Xây dựng Tổ chức mạnh bắt đầu từ cơ sở
Liên đoàn Lao động TP 29/07/2024 08:53
Tổ chức Công đoàn khắc ghi lời dạy của Bác Hồ
Liên đoàn Lao động TP 28/07/2024 06:00
Công đoàn Thủ đô viết tiếp trang sử vàng
Liên đoàn Lao động TP 28/07/2024 05:50
Công đoàn Thủ đô: Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền
Liên đoàn Lao động TP 24/07/2024 12:53
Công đoàn Cơ quan LĐLĐ Thành phố kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam
Liên đoàn Lao động TP 19/07/2024 08:26