Tết chung một nhà - Ấm áp sự sẻ chia và gắn kết từ gia đình đến cộng đồng

(LĐTĐ) Sau một năm đầy biến động, niềm vui ngày Tết của những người lao động, những đoàn viên thanh niên và chiến sỹ tình nguyện những người đã nỗ lực đóng góp trong cuộc chiến chống Covid-19 năm 2021 càng trở nên ý nghĩa bởi những sự quan tâm và sẻ chia đến từ Chương trình "Tết chung một nhà".
Họp báo phát động chương trình cộng đồng “Tết chung một nhà”

Vỡ òa niềm vui đoàn tụ gia đình

Năm 2021 là năm vô cùng khó khăn với gia đình chị Nguyễn Thị Trang, công nhân Công ty TNHH Vietnegry (khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai, Hà Nội). Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc làm của chị thất thường, thậm chí có thời gian chỉ phải nghỉ việc, giãn việc. Vì vậy, thu nhập của chị bị ảnh hưởng nghiệm trọng; cuộc sống gia đình bị đảo lộn. “Khi đó, mọi chi phí sinh hoạt trong gia đình đều phải cắt giảm”, chị Trang chia sẻ.

Chị Trang hiện là lao động chính trong gia đình. Mọi chi phí sinh hoạt của người mẹ già và cô con gái nhỏ 10 tuổi đều phụ thuộc vào đồng lương công nhân ít ỏi của chị. Khó khăn, thiếu thốn trăm đường, chị xác định Tết Nguyên đán 2022 sẽ ở lại nhà trọ đón Tết xa nhà.

Tuy nhiên, vào những ngày cuối năm 2021, chị và mẹ chị cùng cô con gái nhỏ vỡ òa hạnh phúc khi nhận được sự hỗ trợ vé xe và phần quà ý nghĩa để về quê nhà Lai Châu đón tết từ chương trình “Tết chung một nhà”. “Hôm nhận thông tin được tặng vé xe và quà về quê đón tết, tôi mừng rơi nước mắt. Mấy mẹ con tôi ôm nhau khóc nức nở. Niềm mong ước được trở về đoàn tụ gia đình sau một năm xa cách vì dịch bệnh đã trở thành hiện thực”, chị Trang nói.

Tết chung một nhà - Ấm áp sự sẻ chia và gắn kết từ gia đình đến cộng đồng
Chị Nguyễn Thị Trang (hàng đầu, thứ ba từ phải sang) nhận quà "Tết chung một nhà"

Chị Trang về quê đón tết được 3 ngày. Dù quãng thời gian ngắn ngủi nhưng mang lại cho chị rất nhiều niềm vui, hạnh phúc, khi được trở về quê nhà gặp gỡ an em, bạn bè, làng xóm, sau một năm xa cách, được ăn bữa cơm bên gia đình đông đủ trong ngày Tết Nguyên đán 2022.

Ngày mùng 3 tết, chị đã xuống Hà Nội bắt đầu ngày làm việc đầu tiên trong năm mới Nhâm Dần 2022 trong niềm vui hân hoan. “Tôi rất biết ơn chương trình “Tết chung một nhà” đã hỗ trợ tôi về quê đoàn tụ gia đình đón tết. Đây là niềm vui, động lực giúp tôi cố gắng, làm việc tốt hơn trong năm 2022”, chị Trang nói.

Đón tết trọn vẹn tại phòng trọ

Anh Nguyễn Tiền Giang là công nhân Công ty TNHH Chế tạo động cơ Zongshen Việt Nam (khu công nghiệp Quang Minh, Hà Nội). Anh Giang quê ở Yên Bái. Anh xuống Hà Nội làm việc được 9 năm. Suốt năm 2021, anh có rất ít cơ hội về thăm quê do ảnh hưởng của dịch bệnh. Gần Tết Nguyên đán 2022, anh bàn với vợ đưa các con về quê đón năm mới với ông bà nhưng dự định bất thành do dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.

“Bé thứ hai nhà mình mới 3 tuổi còn quá nhỏ nên vợ chồng mình chọn ở lại xóm trọ đón Tết để đảm bảo an toàn cho các con và tiết kiệm tiền xe. Cả xóm trọ có nhà mình cùng 2 gia đình công nhân khác ở lại”, anh Giang kể.

Anh Giang cho biết, năm 2021, gia đình anh chịu tác động lớn của dịch Covid-19. Ngay bên cạnh phòng trọ có ca F0 nên gia đình anh nằm trong khu cách ly để phòng chống dịch. “Thời gian đó, vợ chồng mình phải nghỉ việc hơn một tháng đồng nghĩa với không có thu nhập. Một số tháng khác thu nhập cũng giảm, do giãn việc”, anh Giang kể.

Để khắc phục khó khăn, vợ chồng anh Giang tiết kiệm chi tiêu và quyết định ở lại phòng trọ đón Tết. “Khi đi đến quyết định này, gia đình tôi buồn lắm. Vì sau một năm xa quê đằng đẵng, ai cũng muốn được về quê đoàn tụ bên gia đình trong những ngày đầu xuân năm mới. Nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi phải chấp nhận đón tết xa nhà”, anh Giang chia sẻ.

Tết chung một nhà - Ấm áp sự sẻ chia và gắn kết từ gia đình đến cộng đồng
Nhiều người lao động, sinh viên đã được hỗ trợ từ trương trình “Tết chung một nhà”

Trong những ngày cuối năm 2021, anh Giang và gia đình vui mừng khi được Ban tổ chức chương trình “Tết chung một nhà” đến tận phòng trọ tặng những phần quà ý nghĩa cho gia đình anh đón tết. “Gia đình mình rất bất ngờ khi nhận được món quà từ chương trình “Tết chung một nhà”. Ngoài ý nghĩa vật chất, món quà mang lại nguồn động viên tin thần rất lớn. Dù xa quê nhưng với sự quan tâm, sẻ chia từ chương trình “Tết chung một nhà”, gia đình chúng tôi vẫn đón Tết trọn vẹn, ấm áp. Đây là một chương trình mang ý nghĩa nhân văn rất lớn. Mong rằng, những người có hoàn cảnh khó khăn cũng sẽ được quan tâm, tiếp sức như vợ chồng chúng tôi”, anh Giang nói.

Sau kỳ nghỉ Tết, ngày 7/2, vợ chồng anh Giang đã trở lại công ty và có ca làm việc đầu tiên với bao hy vọng về một năm mới thuận lợi, bình an, việc làm đều để có thu nhập tốt hơn.

Lan tỏa “Tết chung một nhà”

Chương trình “Tết chung một nhà” do Trung ương Đoàn phối hợp với nhãn hàng Bia Saigon (Sabeco) tổ chức, hỗ trợ vé tàu xe, máy bay cho sinh viên, công nhân, tình nguyện viên về quê đón Tết.

Từ ngày 24/1, rất nhiều chuyến xe khách và tàu hoả cùng vé máy bay của chương trình “Tết chung một nhà” đã khởi hành từ thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai đi về các tỉnh thành phía Nam, ra khu vực miền Trung, khu vực phía Bắc và ngược lại.

Tết chung một nhà - Ấm áp sự sẻ chia và gắn kết từ gia đình đến cộng đồng
Lễ tiễn tổ chức tại Nhà Văn hoá Thanh niên thành phố Hồ Chí Minh

Ngoài những tấm vé, mỗi người thụ hưởng còn nhận được những phần quà từ chương trình để mang về trên hành trình “Tết chung một nhà” trong những ngày Tết. Hiện chương trình đã khép lại với 2.000 tấm vé, cùng các phần quà được trao tặng cho những thanh niên, công nhân có thành tích tốt, tình nguyện viên và sinh viên.

Trong các buổi lễ tiễn người dân về quê ăn Tết có sự góp mặt của những người nổi tiếng như MC, diễn viên Quyền Linh, Hoa hậu Ngọc Hân, Hoa hậu Tiểu Vy, Á hậu Phương Anh, hay NSƯT Xuân Bắc cũng xuất hiện. Họ đã trao tận tay từng phần quà, dành tặng những cái ôm thật chặt, tiếp thêm niềm vui cho những người lao động, đoàn viên thanh niên, sinh viên tình nguyện.

Tết chung một nhà - Ấm áp sự sẻ chia và gắn kết từ gia đình đến cộng đồng
Đại diện SABECO cùng Hoa hậụ Tiểu Vy, Á hậu Phương Anh tiễn và trao quà cho người thụ hưởng từ thành phố Hồ Chí Minh về các tỉnh thành phố

Ngoài ra, Ban Tổ chức đã sắp xếp các điểm đón dọc hành trình, tại các tỉnh thành như: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Định, Phú Yên, Vinh (Nghệ An), Đà Nẵng, Huế, Quảng Ngãi… Giây phút gặp lại người thân đầy ắp tiếng cười và niềm vui sum họp của 2.000 con người xa quê trở nên thật đáng nhớ.

Ngoài các tấm vé về quê ăn Tết, chương trình “Tết chung một nhà” còn trao tặng 800 phần quà Tết đến tay các công nhân và tình nguyện viên đang ở lại các địa phương chống dịch, như: Quảng Ninh, Hà Nội, thành phố Thủ Đức và Củ Chi (thành phố Hồ Chí Minh).

Những tấm vé, món quà và trên hết là sự quan tâm, đồng hành của các tổ chức, doanh nghiệp đã mang “Tết chung một nhà” lan tỏa rộng rãi trong xã hội. Dù được về quê bên những người thân yêu hay ở lại phòng trọ, hàng nghìn sinh viên, tình nguyện viên, công nhân đã được đón Tết Nguyên đán 2022 ấm áp, ngập tràn niềm vui và hy vọng từ chương trình “Tết chung một nhà”.

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

(LĐTĐ) Đem rượu qua nhà rủ nhậu nhưng bị từ chối, Vũ Văn Xuyên dùng gậy gỗ đánh tử vong ông N.V.N.
Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…

Tin khác

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
Đề xuất bổ sung 3 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm

Đề xuất bổ sung 3 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm

Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đang được lấy ý kiến, cho rằng điều kiện kinh tế - xã hội, thị trường lao động có nhiều thay đổi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã đề xuất bổ sung thêm một số hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm.
Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(LĐTĐ) Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 của thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 1.000 người.
Đề nghị cân nhắc bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất

Đề nghị cân nhắc bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất

(LĐTĐ) Đại biểu Ma Thị Thúy đề nghị Chính phủ cân nhắc khi bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất, được quy định tại khoản 5 Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Để không ai muốn rút bảo hiểm xã hội một lần

Để không ai muốn rút bảo hiểm xã hội một lần

(LĐTĐ) “Sẽ không ai muốn rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần nếu như việc để lại có lợi cho họ. Đó là điều mà Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) chưa nêu ra được”… Đây là khẳng định của bà Ngô Thị Liên - Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội khi góp ý vào Dự thảo Luật.
Tình hình tai nạn lao động vẫn còn đáng lo ngại

Tình hình tai nạn lao động vẫn còn đáng lo ngại

(LĐTĐ) Năm 2023, công tác an toàn, vệ sinh lao động trên toàn quốc đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn một số tồn tại, như số vụ tai nạn lao động, số người mắc bệnh nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng vẫn còn ở mức cao và đáng lo ngại.
Những góp ý thấu tình, đạt lý

Những góp ý thấu tình, đạt lý

(LĐTĐ) Phản biện về Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội về Quy định danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo tại cơ sở giáo dục công lập của thành phố Hà Nội, nhiều ý kiến khẳng định việc sớm ban hành Nghị quyết là rất cần thiết, bởi đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng, thực hiện công khai, minh bạch các khoản thu - chi, tránh được tình trạng lạm thu vào mỗi đầu năm học.
Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng mức lương hưu tối đa?

Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng mức lương hưu tối đa?

(LĐTĐ) Theo công thức tính mức lương hưu hằng tháng đối với người đóng bảo hiểm xã hội được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nam muốn hưởng lương hưu tối đa phải đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 35 năm; lao động nữ phải đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 30 năm để hưởng mức lương hưu tối đa.
Học sinh khó khăn, có được hỗ trợ mức đóng BHYT?

Học sinh khó khăn, có được hỗ trợ mức đóng BHYT?

(LĐTĐ) Bà Nguyễn Hồng Trang (huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) hỏi: Nhà tôi thuộc diện có hoàn cảnh khó khăn. Tôi muốn hỏi, Nhà nước có chính sách hỗ trợ gì cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn khi tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) không?
Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

(LĐTĐ) Một trong những quyền lợi của lao động thất nghiệp là đào tạo, dạy nghề để chuyển đổi nghề nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều người lao động thất nghiệp chỉ quan tâm đến tiền trợ cấp thất nghiệp để giải quyết khó khăn trước mắt chứ không mặn mà với việc học nghề, tính kế lâu dài.
Xem thêm
Phiên bản di động