Test nhanh Covid-19: Âm tính đừng vội bỏ cách ly
Thêm 4 bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh | |
Các ca Covid-19 trong cộng đồng ở Trung Quốc chưa có dấu hiệu dừng lại | |
Bộ Y tế tăng cường nhân lực, trang thiết bị đến Đà Nẵng ứng phó Covid-19 |
Trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp ở Đà Nẵng, Bộ Y tế đã yêu cầu khai báo y tế và thực hiện cách ly với tất cả những người đã đi từ Đà Nẵng trở về các địa phương. Thành Phố Hà Nội đã và đang tiến hành làm xét nghiệm test cho những người từ Đà Nẵng trở về từ đầu tháng 7.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Đồng Phú Khiêm, Phó Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương, hiện nay có rất nhiều người đã hiểu chưa đúng về giá trị của xét nghiệm test nhanh cho những người từ Đà Nẵng trở về.
Trung tâm Y tế quận Bắc Từ Liêm phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức xét nghiệm Covid-19 cho người dân về từ Đà Nẵng (Ảnh: Lê Thắm). |
Bác sĩ Khiêm phân tích, để phát hiện một người có bị nhiễm virus SARS-COV2 hay không hiện nay có hai nhóm các xét nghiệm: Các xét nghiệm trực tiếp và các xét nghiệm gián tiếp.
Các xét nghiệm trực tiếp là các xét nghiệm nhằm tìm kiếm sự hiện diện của các thành phần của cấu tạo của virus ở trong cơ thể. Hiện nay xét nghiệm phổ biến nhất là xét nghiệm tìm kiếm các đoạn gen của vi rút bằng kỹ thuật PCR, ngoài ra còn có xét nghiệm nuôi cấy phân lập virus.
Ưu điểm của xét nghiệm này có thể phát hiện người nhiễm virus ở những giai đoạn rất sớm kể từ khi người bệnh chưa biểu hiện bệnh, vì vậy đây là xét nghiệm rất có giá trị được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo là xét nghiệm dùng để chẩn đoán một người có đang bị nhiễm bệnh hay không.
Tuy nhiên, nhược điểm của xét nghiệm này là đòi hỏi phải có phòng xét nghiệm được trang bị đủ phương tiện cần thiết, nhân viên được đào tạo chuyên sâu, và xét nghiệm này thường tốn kém và mất nhiều thời gian.
Vì vậy để thực hiện xét nghiệm này cho tất cả đối tượng nghi nhiễm là điều không hề dễ dàng và cần có thời gian. Trên thế giới có nhiều hãng đang tìm cách nghiên cứu các xét nghiệm test nhanh tìm kiếm các cấu trúc của virus SARS-COV2 giúp chẩn đoán nhanh, nhưng cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ xét nghiệm test nhanh nào được công nhân và áp dụng trong chẩn đoán Covid-19 .
Các xét nghiệm gián tiếp là các xét nghiệm nhằm tìm kiếm các dấu vết của virus để lại trong cơ thể nhiễm. Cụ thể trong trường hợp bệnh Covid-19 là làm các xét nghiệm tìm kháng thể mà cơ thể sinh ra khi bị nhiễm virus SARS-COV2 (Đây là xét nghiệm mà thành phố Hà Nội đang thực hiện hiện nay).
Có điều hết sức lưu ý là người nhiễm virus SARS-COV2 không phải ai cũng sinh ra kháng thể, và kháng thể cũng không phải được tạo ra ngay sau khi người bị nhiễm virus SARS-COV2.
Theo bác sĩ Khiêm, một bài tổng hợp rất nhiều các nghiên cứu về Covid-19 cho thấy chỉ có 23% người nhiễm SARS-COV2 có kháng thể IgM sau 1 tuần bị nhiễm, 58% người nhiễm 2 tuần mới có kháng thể; và 75% người bị nhiễm sau ba tuần mới có kháng thể.
Xét nghiệm test nhanh tìm kháng thể dương tính chỉ thể hiện rằng người đó đã từng bị nhiễm virus SARS-COV2 trong quá khứ, chứ không thể khẳng định người đó có đang bị bệnh, có khả năng lây bệnh hay không.
Ngược lại, xét nghiệm test nhanh tìm kháng thể âm tính không có nghĩa là người đó không bị nhiễm, và không lây cho người khác (Người bị nhiễm virus này ở giai đoạn đầu chưa có kháng thể xét nghiệm này chắc chắn âm tính, nhưng người này vẫn có thể lây cho người khác).
Bác sĩ Khiêm cho biết, việc làm xét nghiệm test nhanh tìm kháng thể trong quần thể dân số nguy cơ có giá trị xác định tỷ lệ người từng nhiễm virus này, giúp đánh giá quy mô dịch bệnh trong cộng đồng, giúp các nhà hoạch định chính sách có các biện pháp tổ chức chống dịch phù hợp.
Do đó, người đi từ vùng dịch về dù có xét nghiệm test nhanh tìm kháng thể âm tính vẫn có thể là người đang nhiễm bệnh, vẫn có thể lây nhiễm bệnh cho cộng đồng nên cần tiếp tục tuân thủ thực hiện cách ly theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05