Đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng - sông Đuống:

Tất cả vì mục tiêu “Cải thiện điều kiện sống của người dân”

(LĐTĐ) Ngày 5/4, tại trụ sở Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm, Sở Quy hoạch Kiến trúc (QHKT) Hà Nội phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội và UBND các 13 quận huyện đã tổ chức hội nghị Công bố Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5000; Quy hoạch phân khu đô thị sông Đuống, tỷ lệ 1/5000 vừa được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt.
Hà Nội: Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ từ cơ sở Hà Nội chính thức quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đi qua 13 quận, huyện Sức bật từ công tác quy hoạch

Tham dự Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Chủ tịch HDND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn cùng đại diện các bộ, ngành,; lãnh đạo các sở, ngành thành phố; lãnh đạo và đại diện cộng đồng dân cư 13 quận, huyện: Đan Phượng, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Mê Linh, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm.

Tại Hội nghị, Phó Giám đốc Sở QHKT Hà Nội Phạm Quốc Tuyến đã công bố các Quyết định của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt 2 đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và sông Đuống.

Đảm bảo hành lang thoát lũ

Theo quy hoạch được duyệt, phân khu đô thị sông Hồng có chiều dài 40km, trải dài từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở, thuộc địa giới hành chính của 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên, Đan Phượng, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Thường Tín và Thanh Trì.

Về định hướng quy hoạch, phân khu đô thị sông Hồng có chức năng chính là không gian thoát lũ sông Hồng đoạn qua khu vực đô thị trung tâm được xác định tại Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch trong không gian thoát lũ từ đê cấp 1 (tả ngạn) tới đê cấp đặc biệt (hữu ngạn) hiện có dựa trên nguyên tắc: Không nâng cao các tuyến đê bối hiện có, không xây dựng đê bối mới; không thu hẹp không gian thoát lũ, không đề xuất giải pháp đê mới trong đê cũ (không gian thoát lũ theo đê mới trong không gian thoát lũ theo đê cũ); không làm thay đổi mục tiêu và tiêu chuẩn phòng, chống lũ của hệ thống sông đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18/2/2016.

Tất cả vì mục tiêu “Cải thiện điều kiện sống của người dân”
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ công bố Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và Quy hoạch phân khu đô thị sông Đuống.

Đồng thời, đây cũng được quy hoạch là trục không gian đặc trưng cây xanh mặt nước, văn hóa lịch sử, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm, với chức năng chính là công trình công cộng, các công viên cây xanh, văn hóa dịch vụ du lịch giải trí biểu tượng của Thủ đô, phục vụ các hoạt động lễ hội, du lịch.

Quy hoạch cũng nhằm hình thành trục không gian văn hóa - cảnh quan sinh thái Hồ Tây - Cổ Loa; cải tạo chỉnh trang, tái thiết hệ thống dân cư hiện hữu được tồn tại, bảo vệ theo Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình; bảo tồn các công trình di tích, kiến trúc có giá trị lịch sử, kết hợp khai thác quỹ đất phát triển mới tạo lập diện mạo đô thị hai bên sông Hồng.

Cùng đó, phát triển hệ thống giao thông và đầu mối hạ tầng kỹ thuật để cải thiện điều kiện sống theo hướng hiện đại, an toàn và khuyến khích các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao ngoài trời (đi bộ, xe đạp,...); hệ thống hạ tầng kỹ thuật kết nối với các khu vực liền kề, đặc biệt là hệ thống đường trục và hệ thống mạng lưới đường ven sông; cầu/hầm nối kết đô thị hai bên sông (Tả ngạn - Bắc sông Hồng và Hữu ngạn - Nam sông Hồng), kết nối giao thông đường bộ và đường thủy, tạo điều kiện và động lực phát triển cho khu vực và thành phố. Cùng đó, xây dựng các tuyến đường cảnh quan, tuyến đường dành cho người đi bộ và xe đạp trên cơ sở kế thừa nghiên cứu quy hoạch cơ bản phát triển không gian sông Hồng, hoàn chỉnh toàn tuyến đi qua thành phố Hà Nội.

Phân khu đô thị sông Hồng có chiều dài 40km, trải dài từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở và chạy qua địa phận của 13 quận, huyện gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên, Đan Phượng, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Thường Tín và Thanh Trì. Phân khu quy hoạch có diện tích khoảng 11.000ha, trong đó, sông Hồng chiếm 3.600ha (33%), đất bãi sông trên 5.400ha (50%), phần diện tích còn lại là khu vực đã xây dựng gồm các khu làng xóm có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời như xã Bát Tràng, Văn Khê, Tráng Việt; các khu phố ngoài đê như Quảng An, Tứ Liên, Yên Phụ, Phúc Xá... Ngoài ra, còn có đất các công trình hạ tầng xã hội (công cộng, trường học), các công trình hạ tầng kỹ thuật, đất an ninh quốc phòng, công nghiệp (kho bãi, bến cảng).

Phân khu quy hoạch có diện tích khoảng gần 11.000ha, trong đó, sông Hồng chiếm 3.600ha (33%), đất bãi sông trên 5.400ha (50%), phần diện tích còn lại là khu vực đã xây dựng gồm các khu làng xóm có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời như xã Bát Tràng, Văn Khê, Tráng Việt; các khu phố ngoài đê như Quảng An, Tứ Liên, Yên Phụ, Phúc Xá... Ngoài ra, còn có đất các công trình hạ tầng xã hội (công cộng, trường học), các công trình hạ tầng kỹ thuật, đất an ninh quốc phòng, công nghiệp (kho bãi, bến cảng).

Dự báo quy mô dân số tối đa tại khu vực này đến năm 2030 vào khoảng 300.000 người. Trong đó, dân số hiện có giữ lại cải tạo chỉnh trang là 215.000 người, dân số đất nhóm nhà ở mới là 85.000 người.

Không gian sinh thái trọng tâm

Theo quy hoạch, sẽ phân đoạn quản lý phát triển gồm 3 phân đoạn chính. Cụ thể: Từ cầu Hồng Hà tới cầu Thăng Long (đoạn R1-R2): Là khu vực phát triển không gian sinh thái, bảo tồn tính tự nhiên trên cơ sở các làng xóm ven đô được dần đô thị hóa và đất bãi, đất nông nghiệp (trồng rau, hoa màu, cây cảnh...) của các huyện Mê Linh, Đông Anh, Đan Phượng, quận Bắc Từ Liêm. Khu vực này được định hướng phát triển công viên chuyên đề với mô hình trang trại sinh thái và nông nghiệp đô thị phục vụ du lịch và các khu vực đa chức năng gắn với các hoạt động thương mại, dịch vụ, vận chuyển (cụm cảng Chèm).

Tất cả vì mục tiêu “Cải thiện điều kiện sống của người dân”
Đại diện UBND 13 quận, huyện cùng các sở ngành tham dự lễ ký kết.

Từ cầu Thăng Long đến cầu Thanh Trì (đoạn R3-R4): Là khu vực trung tâm của phân khu đô thị sông Hồng, với phía Bắc gồm các khu vực làng xóm đô thị hóa thuộc huyện Đông Anh, quận Long Biên và khu vực đất bãi được nghiên cứu xây dựng, phía Nam thuộc các quận nội đô như Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai gồm đất ở đô thị với mật độ rất cao, đất bãi và khu vực bãi giữa. Khu vực này được định hướng là khu vực đa chức năng, với các công trình công cộng văn hóa, thương mại dịch vụ và các không gian cảnh quan thúc đẩy tiện nghi giải trí của đô thị ở khu vực bãi giữa, trục không gian lịch sử liên kết khu vực Hồ Tây - Cổ Loa.

Từ Cầu Thanh Trì đến Cầu Mễ Sở (đoạn R5): Là không gian sinh thái trọng tâm của phân khu đô thị sông Hồng, với các khu vực nông nghiệp trồng rau màu, cây cảnh, các khu vực nuôi trồng thủy sản cùng các làng nông nghiệp truyền thống và các công trình di tích lịch sử, khu vực này được định hướng bảo tồn và khôi phục các giá trị tự nhiên và vắn hóa phục vụ du lịch và phát triển các khu vực đa chức năng gắn với các hoạt động thương mại, dịch vụ, vận chuyển (cảng Thanh Trì, Bát Tràng), làng nghề Bát Tràng.

Trong quy hoạch phân khu lần này, Hà Nội đã nghiên cứu quy hoạch 8 bãi sông Hồng. Trong đó, 6 khu vực được nghiên cứu xây dựng mới với tỷ lệ 5% (khoảng 1.590ha) gồm: Thượng Cát - Liên Mạc, Hoàng Mai - Thanh Trì, Chu Phan - Tráng Việt, Đông Dư - Bát Tràng, Kim Lan - Văn Đức. Riêng khu vực Tàm Xá - Xuân Canh được nghiên cứu xây dựng mới với tỷ lệ 15% (khoảng 408ha). Hiện đất các bãi sông này đa dạng về loại hình, có đất trống chưa sử dụng và đất trồng rau màu, hoa, cây cảnh. Những bãi sông này được đề xuất xây dựng các khu chức năng đô thị hiện đại, đồng bộ về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, có mật độ xây dựng thấp phù hợp với định hướng là trục không gian đặc trưng cây xanh, mặt nước, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm.

Thêm 6 cầu đường bộ nối hai bờ sông Hồng

Báo cáo tại hội nghị, theo Lưu Quang Huy, Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội cho biết, trong đồ án quy hoạch phân khu sông Hồng có tổng cộng 12 cầu, hiện đã xây dựng 6 cầu do đó sẽ xây dựng mới 6 cầu đường bộ qua sông Hồng gồm cầu Hồng Hà và cầu Mễ Sở trên đường vành đai 4 (quy mô 6 làn xe cao tốc, 2 làn hỗn hợp); Cầu Thượng Cát và cầu Ngọc Hồi trên đường vành đai 3,5 (quy mô 6 làn cơ giới 2 làn hỗn hợp); Cầu Tứ Liên kết nối các tuyến đường trục chính đô thị dọc hành lang 2 bên sông Hồng (quy mô 6 làn cơ giới 2 làn hỗn hợp); Cầu Trần Hưng Đạo kết nối đường Trần Hưng Đạo sang khu vực quận Long Biên (quy mô 6 làn cơ giới 2 làn hỗn hợp).

Tất cả vì mục tiêu “Cải thiện điều kiện sống của người dân”
V.ề định hướng quy hoạch, phân khu đô thị sông Hồng có chức năng chính là không gian thoát lũ.

Ngoài ra, xây dựng bổ sung giai đoạn 2 của cầu Vĩnh Tuy và nghiên cứu bổ sung, mở rộng cầu Thăng Long và cầu Bắc Cầu qua sông Đuống trên tuyến đường trục chính đô thị dọc sông Hồng. Tại các cầu cho phép bố trí kết hợp hệ thống hạ tầng đường dây, đường ống hạ tầng kỹ thuật qua sông theo quy hoạch.

Về quy hoạch giao thông trong khu vực, theo Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội, Thành phố sẽ xây dựng mới hai tuyến trục chính đô thị dọc sông Hồng. Cụ thể, trục bờ hữu Hồng từ cầu Hồng Hà tới cầu Thanh Trì quy hoạch với quy mô mặt cắt ngang với tối thiểu 4 làn cơ giới và 2 - 4 làn hỗn hợp. Trục bờ tả Hồng từ Cầu Thượng Cát - đê Tả Hồng - cầu Vĩnh Tuy - cầu Thanh Trì quy hoạch với quy mô mặt cắt rộng 40 - 60m (6 - 10 làn xe).

Các tuyến đê đoạn qua khu vực nội đô (đường Âu Cơ, Nghi Tàm, Yên Phụ, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Nguyễn Khoái) cấp hạng là đường liên khu vực quy mô 4 - 10 làn xe. Các tuyến đường chính đô thị, liên khu vực khác có bề rộng quy mô 40 - 50m (6 - 8 làn xe).

Các tuyến đường chính khu vực xây dựng trên cơ sở nâng cấp các đoạn tuyến đê hiện có như đê tả Hồng, đê hữu Hồng đoạn Liên Mạc - Thượng Cát, đoạn phía nam cầu Thanh Trì được xác định có quy mô 4 - 6 làn xe (bao gồm cả đường gom chân đê).

Các tuyến đường chính khu vực, đường khu vực xây dựng mới có quy mô bề rộng mặt cắt ngang 17 - 30m, 2 - 4 làn xe. Một số đoạn tuyến đi qua khu vực dân cư hiện có và đoạn đi giáp mép sông có thể nghiên cứu thu hẹp cục bộ hè (nhưng vẫn đảm bảo đủ số làn xe trên tuyến) để hạn chế giải phóng mặt bằng.

Tại các khu vực xây dựng mới, các tuyến đường phân khu vực có mặt cắt ngang quy mô 2 làn xe. Một số đoạn tuyến qua khu vực dân cư làng xóm hiện có, có thể nghiên cứu giảm cục bộ vỉa hè để giảm bớt khối lượng giải phóng mặt bằng.

Các tuyến phố, ngõ xóm đi qua khu vực dân cư hiện có, khi xây dựng cải tạo mở rộng sẽ tận dụng tối đa đường hiện có, xem xét quy mô hè tối thiểu nhưng vẫn đảm bảo mật độ mạng lưới đường chung, đảm bảo phòng cháy chữa cháy theo quy định hiện hành.

Cây xanh sinh thái, kết hợp du lịch

Cũng tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở QHKT Phạm Quốc Tuyến đã công bố Quyết định số 1046 về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị sông Đuống, tỷ lệ 1/5000. Theo Quyết định, Quy hoạch có phạm vi, ranh giới nghiên cứu phía Bắc và Đông Bắc giáp đê tả ngạn sông Đuống và phân khu đô thị N9 (thuộc các huyện: Đông Anh, Gia Lâm); phía Nam và Tây Nam giáp đê hữu ngạn sông Đuống (thuộc quận Long Biên); phía Tây giáp cầu Bắc Cầu và phân khu đô thị sông Hồng và phía Nam và Đông Nam giáp phân khu đô thị N10 và cầu Phù Đổng. Quy mô nghiên cứu khoảng 1.152ha. Dân số tối đa đến năm 2030 khoảng 8.296 người.

Tất cả vì mục tiêu “Cải thiện điều kiện sống của người dân”
Ông Lưu Quang Huy, Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội trình bày sơ lược đồ án quy hoạch 2 phân khu sông Hồng và sông Đuống.

Về tính chất và chức năng, đây sẽ là khu vực đặc thù, phải tuân thủ các yêu cầu của Luật Đê điều: Đoạn sông có hệ thống đê tiêu chuẩn cao để ổn định dòng chảy, chống ngập lụt; tăng khả năng phân lũ của sông Hồng kết hợp cải tạo giao thông đường thủy để liên kết với mạng lưới vùng.

Khu vực này sẽ bổ trợ cho cảnh quan trung tâm của khu vực phía Bắc sông Hồng, là nơi bố trí các công trình đầu mối đường thủy, hành lang sinh thái, cây xanh phòng hộ.

Đây cũng là khu vực có quỹ đất để phát triển hai bên sông theo hướng cây xanh sinh thái, kết hợp du lịch, bảo tồn và duy trì cảnh quan thiên nhiên tạo lập bộ mặt cho các phân khu đô thị, kết hợp cải tạo chỉnh trang, tái thiết làng xóm dân cư hiện hữu, bảo tồn các công trình di tích, kiến trúc có giá trị. Là khu vực dự kiến phát triển hệ thống đường ven sông, cầu nối kết đô thị hai bên sông, tạo điều kiện và động lực phát triển cho khu vực.

Tại đồ án quy hoạch tính toán dự báo dân số cân đối với khả năng dung nạp hạ tầng trong tổng dân số khu vực đô thị trung tâm, đề xuất hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội kèm theo để làm cơ sở quản lý.

Đối với các khu vực dân cư hiện có được tồn tại, bảo vệ bao gồm: các thôn Đông Trù, xã Đông Hội; thôn Phúc Thọ, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh sẽ được cải tạo, xây dựng mới công trình theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất; được sử dụng thêm một phần bãi sông để bố trí mặt bằng tái định cư cho các hộ dân cư nằm rải rác gần khu vực, với diện tích không vượt quá 5% diện tích khu dân cư hiện có. Tại những khu vực này sẽ được xác định ranh giới cụ thể làm cơ sở để quản lý đất đai, quy hoạch và đầu tư xây dựng theo quy định pháp luật hiện hành, trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định. Kiên quyết không để phát sinh thêm về số khu, diện tích, số hộ dân ngoài bãi sông.

Với các khu Đông Ngàn, Yên Viên, Thượng Thanh, Ngọc Thụy hiện có ở bãi sông là khu dân cư thuộc khu vực phải di dời. Thành phố sẽ xây dựng kế hoạch và lộ trình di dời các khu vực dân cư ở khu vực lòng sông co hẹp, mất an toàn khi có lũ lớn và các hộ dân vi phạm pháp luật về đê điều, nằm trong phạm vi ảnh hưởng về đê điều, khu vực đang bị sạt lở theo quy định và lộ trình giãn dân đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững, tạo môi trường sống tốt tại khu vực.

Quy hoạch lại mạng lưới giao thông

Mạng lưới giao thông trong Quy hoạch phân khu sông Đuống được xác định phù hợp với các Quy hoạch quốc gia về mạng lưới đường bộ, đường sắt, kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và các đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, khớp nối thống nhất với các quy hoạch phân khu đô thị có liên quan ở xung quanh.

Tất cả vì mục tiêu “Cải thiện điều kiện sống của người dân”

Phân khu đô thị sông Đuống được xác định sẽ bổ bổ trợ cho cảnh quan trung tâm của khu vực phía Bắc sông Hồng, là nơi bố trí các công trình đầu mối đường thủy, hành lang sinh thái, cây xanh phòng hộ.

Về đường sắt, tuyến đường sắt quốc gia xuyên tâm Yên Viên - Ngọc Hồi và cầu Đuống hiện có sẽ dỡ bỏ, thay thế bằng đường sắt đô thị tuyến số 1 và cầu Đuống mới theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngoài ra, cắt qua phạm vi quy hoạch có hai tuyến đường sắt đô thị gồm tuyến số 1 qua cầu Đuống mới và tuyến số 4 qua cầu Đông Trù.

Về đường bộ gồm: Đường cao tốc đô thị vành đai 3 qua cầu Phù Đổng (quy mô cầu 36m, 6 làn xe); các tuyến đường trục đô thị: đường 5 kéo dài qua cầu Đông Trù (quy mô cầu 41,5m, 6 làn xe và dải dự trữ xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 4), đường Ngô Gia Tự - Hà Huy Tập qua cầu Đuống đường bộ mới (quy mô cầu 34m, 6 làn xe), đường Vĩnh Tuy - Ninh Hiệp qua cầu Dương Hà xây dựng mới (quy mô cầu 36m, 6 làn xe), đường trục dọc sông Hồng qua cầu Bắc Cầu xây dựng mới (quy mô cầu 36m, 6 làn xe), đường nối Thượng Thanh – Mai Lâm qua cầu Mai Lâm (quy mô cầu 24m, 4 làn xe); Đường liên khu vực bao gồm các tuyến đường đê tả, hữu Đuống, quy mô mặt cắt ngang 4-6 làn xe (bao gồm cả đường chân đê).

Về bãi đỗ xe, các công trình xây dựng mới tự đảm bảo nhu cầu đỗ xe bản thân theo quy định hiện hành. Đối với khu vực làng xóm hiện có, bãi đỗ xe công cộng được tính toán với chỉ tiêu 4m2/người, bố trí đảm bảo bán kính phục vụ trong phạm vi từ 400-500m, tiếp giáp với khu vực làng xóm hiện có, khu vực đông dân cư.

Tại các bãi đỗ xe công cộng cho phép bố trí kết hợp những tiện ích đô thị (trạm nạp điện, nhà vệ sinh công cộng, điểm tập kết rác thải sinh hoạt, trạm xăng …). Vị trí, hình thức, quy mô, các tiện ích đô thị kết hợp của các bãi đỗ xe tập trung sẽ được xác định chính xác trong đồ án quy hoạch ở các giai đoạn tiếp sau hoặc theo dự án đầu tư được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Các cửa khẩu qua đê bố trí phù hợp với định hướng quy hoạch mạng lưới giao thông xác định tại đồ án quy hoạch phân khu được duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu về giao thông. Việc triển khai xây dựng, cải tạo thực hiện theo dự án riêng đảm bảo yêu cầu quản lý, có thỏa thuận với các ngành nông nghiệp và phát triển nông thông, giao thông vận tải theo quy định.

Sau khi quy hoạch được duyệt, UBND thành phố Hà Nội giao chính quyền địa phương các quận, huyện Long Biên, Đông Anh, Gia Lâm chịu trách nhiệm cụ thể trong việc quản lý chặt chẽ hành lang bảo vệ đê điều, đất bãi sông, bãi nổi theo đúng quy định của pháp luật về đê điều, chống lấn chiếm vi phạm, nhất là sau khi hình thành các tuyến đường ở bãi sông theo quy hoạch; có giải pháp quản lý khu dân cư tập trung hiện có được tồn tại, bảo vệ theo quy định; không để phát sinh thêm về số khu, diện tích, số hộ dân ngoài bãi sông.

Các địa phương đồng thời rà soát, xây dựng phương án, lộ trình di dời các khu vực dân cư ở khu vực lòng sông co hẹp, nguy cơ mất an toàn khi có lũ lớn (theo Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều) và các hộ dân cư vi phạm pháp luật về đê điều, nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều, khu vực đang bị sạt lở nguy hiểm theo quy định.

Đảm bảo mục tiêu “Cải thiện điều kiện sống của người dân”

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh khẳng định, công tác quy hoạch, phát triển đô thị luôn được Chỉnh phủ, các Bộ, ngành, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố quan tâm chỉ đạo thông qua việc hoàn thiện các quy định pháp luật, cơ chế chính sách.

Tất cả vì mục tiêu “Cải thiện điều kiện sống của người dân”
Các đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và sông Đuống sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để lập quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, quản lý xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn, hình thành các trục không gian đặc trưng hành lang xanh

Việc lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch được thực hiện theo thứ tự, tầng bậc, làm cơ sở cho quản lý phát triển đô thị và hình thành các dự án đầu tư xây dựng đảm bảo sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; cải thiện về cơ bản điều kiện sống của người dân theo hướng văn minh, hiện đại và phát triển bền vững. Kinh tế đô thị từng bước khẳng định được vai trò là động lực phát triển kinh tế, là hạt nhân thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở mỗi địa phương, gia tăng giá trị lao động tại mỗi vùng và cả nước trong đó có Thủ đô Hà Nội.

Nhằm cụ thể hóa định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức lập, thẩm định các đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và sông Đuống, củng cố đầy đủ cơ sở khoa học và đã phê duyệt theo quy định.

Để các đồ án Quy hoạch phân khu đô thị nêu trên triển khai đi vào thực tiễn ngay, Chủ tịch UBND Thành phố giao các Sở, ngành, đơn vị, chính quyền địa phương tập trung tổ chức công bố công khai quy hoạch được duyệt cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân biết, thực hiện. Đồng thời, các Sở có liên quan và 13 quận huyện căn cứ quy hoạch được duyệt và chức năng nhiệm vụ được giao tổ chức xây dựng kế hoạch, chương trình triển khai…

Đặc biệt, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu UBND 13 quận, huyện thuộc phạm vi đồ án lập bản vẽ ranh giới tỷ lệ 1/500 từ đó có giải pháp quản lý khu dân cư tập trung hiện có được tồn tại, bảo vệ theo quy định; không để phát sinh thêm về diện tích đất ở, số hộ dân sinh sống ngoài đê, ngoài quy hoạch. Đồng thời rà soát, xây dựng phương án, lộ trình di dời các khu vực dân cư ở khu vực dòng sông co hẹp, nguy cơ mất an toàn khi có lũ lớn và các hộ dân cư vi phạm pháp luật về đê điều, nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều, khu vực đang bị sạt lở nguy hiểm theo quy định.

“Thành phố tin tưởng rằng, các đồ án Quy hoạch phân khu đô thị nêu trên được phê duyệt sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để lập quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, quản lý xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn, hình thành các trục không gian đặc trưng hành lang xanh, với các chức năng chính là công trình công cộng, các công viên cây xanh, văn hóa lịch sử, dịch vụ du lịch, giải trí biểu tượng của Thủ đô, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, góp phần cải thiện điều kiện sống của người dân theo hướng văn minh, hiện đại và phát triển bền vững”, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh nhấn mạnh.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch), dù trời mưa nhưng đông đảo người dân cả nước và kiều bào ở nước ngoài đã đội mưa tham gia lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

(LĐTĐ) Về Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS năm 2023), Hưng Yên xếp vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố; trong khi Quảng Ninh là địa phương dẫn đầu.
Lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp

Lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, tình trạng lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng, diễn biến phức tạp với nhiều chiêu trò tinh vi. Dù các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo, hướng dẫn cách nhận diện và phòng tránh các thủ đoạn, phương thức lừa đảo phổ biến, nhưng không ít người dân vẫn bị mắc lừa.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Nỗ lực để nâng cao chất lượng

Nỗ lực để nâng cao chất lượng

(LĐTĐ) Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 ngày càng cận kề. Tăng cường các kỳ khảo sát chất lượng, xây dựng ngân hàng đề ôn tập tốt nghiệp dùng chung, phân nhóm ôn tập sớm… là những giải pháp đang được các trường học trên địa bàn Thành phố áp dụng với quyết tâm nâng phổ điểm các môn, không để “vùng trũng” ở bất kỳ môn học nào.
Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

(LĐTĐ) Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn Thủ đô tăng nhanh qua các năm; quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo và ngày càng mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thủ đô được nâng cao… Đó là kết quả nổi bật của Thủ đô Hà Nội sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”.
Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

(LĐTĐ) Với mục đích thiết thực vì quyền lợi của người lao động, hằng năm báo Lao động Thủ đô đều phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các quận, huyện, Công đoàn ngành tổ chức các buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật, các kiến thức liên quan thiết thân tới người lao động. Đây là phương pháp tuyên truyền thực sự hữu ích, cách làm sáng tạo, mang lại những kết quả bổ ích, được công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), cán bộ Công đoàn các cấp đánh giá cao.

Tin khác

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch), dù trời mưa nhưng đông đảo người dân cả nước và kiều bào ở nước ngoài đã đội mưa tham gia lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

(LĐTĐ) Về Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS năm 2023), Hưng Yên xếp vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố; trong khi Quảng Ninh là địa phương dẫn đầu.
Ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch năm Giáp Thìn), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, tổ chức trọng thể Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng. Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đông đảo người dân, đồng bào ta ở nước ngoài dự và dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Khuyến khích phong trào đọc sách trong cộng đồng

Khuyến khích phong trào đọc sách trong cộng đồng

(LĐTĐ) Tối 17/4, tại Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba.
Hà Tĩnh tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

(LĐTĐ) Sáng 17/4, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 - 1/5/2024).
Thành phố Hồ Chí Minh: Tổ chức bắn pháo hoa dịp lễ 30/4

Thành phố Hồ Chí Minh: Tổ chức bắn pháo hoa dịp lễ 30/4

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).
Khánh thành tượng đài V.I Lênin ở trung tâm thành phố Vinh

Khánh thành tượng đài V.I Lênin ở trung tâm thành phố Vinh

(LĐTĐ) Sáng 16/4/2024, tại TP.Vinh, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An và chính quyền tỉnh U-li-a-nốp chính thức khánh thành tượng đài V.I.Lê-nin nhân dịp kỷ niệm 154 năm ngày sinh V.I. Lênin (22/4/1870 – 22/4/2024)
Người dân TP.HCM thích nghi với nắng nóng gay gắt

Người dân TP.HCM thích nghi với nắng nóng gay gắt

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nói riêng và Nam Bộ nói chung đang trải qua đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài; ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của người dân. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Đồng chí Nguyễn Lê Hoàng làm Phó Bí thư Quận ủy Tây Hồ

Đồng chí Nguyễn Lê Hoàng làm Phó Bí thư Quận ủy Tây Hồ

(LĐTĐ) Sáng 16/4, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì lễ công bố và trao Quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ tại Quận ủy Tây Hồ.
Xem thêm
Phiên bản di động