Tập trung tấn công tội phạm ma túy có tổ chức

(LĐTĐ)  “Tấn công tội phạm ma túy có tổ chức là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà ngành Công an đã, đang và tiếp tục triển khai trong thời gian tới”. Đây là quan điểm của Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trong Báo cáo trước Quốc hội ngày 5/11 về tình hình, công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật năm 2019.
tap trung tan cong toi pham ma tuy co to chuc Trung tá Phạm Đức Dũng: “Khắc tinh” của tội phạm ma túy
tap trung tan cong toi pham ma tuy co to chuc Để không phải là nơi trung chuyển ma túy
tap trung tan cong toi pham ma tuy co to chuc Không để tội phạm ma tuý phát triển thành băng nhóm

Sau phiên thảo luận tại hội trường về Báo cáo về tình hình, công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật năm 2019, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã tiếp thu ý kiến của các đại biểu về nội dung này. Theo Bộ trưởng Tô Lâm, Chính phủ và Bộ Công an đã bám sát chỉ đạo của Trung ương Đảng và Quốc hội, chỉ đạo quyết liệt công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, đạt được kết quả tích cực, góp phần tạo ra môi trường an ninh, an toàn phục vụ phát triển kinh tế-xã hội đất nước.

tap trung tan cong toi pham ma tuy co to chuc
Nhiều vụ án ma túy lớn đã bị triệt phá. Ảnh: TTXVN

“Chúng tôi thấy rằng thành tích điều tra, khám phá các vụ án, chuyên án là rất nổi bật. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn là phải làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm, không để xảy ra các vụ án nghiêm trọng. Đây là việc hết sức khó khăn trong điều kiện kinh tế-xã hội như hiện nay. Chỉ riêng lực lượng công an không thể làm được, mà đòi hỏi sự tham gia của các cấp, các ngành và toàn thể xã hội, kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ”, Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh. Bộ trưởng cũng nêu một số loại tội phạm đang gây bức xúc trong nhân dân hiện nay là tội phạm ma tuý, giết người, đưa người ra nước ngoài trái phép, tín dụng đen…

Theo Bộ trưởng Tô Lâm, Bộ Công an luôn xác định tội phạm ma tuý là “tội phạm của các loại tội phạm”, nên đã tập trung chỉ đạo rất quyết liệt đấu tranh với tội phạm này. Cử tri lo lắng về việc Việt Nam là địa bàn trung chuyển ma tuý là chính đáng, nhưng qua các vụ án mà lực lượng công an đã đấu tranh cho thấy phần lớn là vận chuyển chuyến đầu tiên, mới bắt đầu sản xuất ma túy thì đã bị bắt. Ngoài sự chủ động của lực lượng công an còn có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, sự hợp tác quốc tế ngày càng hiệu quả theo chiều sâu, tạo thành thế trận liên hoàn trong đấu tranh, triệt phá các đường dây mua bán, vận chuyển ma tuý.

Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với 4 thách thức lớn trong đấu tranh phòng chống ma tuý. Áp lực về tội phạm ma tuý từ bên ngoài rất lớn, trong khi đó Việt Nam có đường biên giới dài gồm đường bộ, đường biển, đường không… Số người nghiện ma tuý trong nước tiếp tục gia tăng, con số thực tế còn lớn hơn nhiều so với số thống kê. Công tác cai nghiện chưa hiệu quả và còn nhiều khó khăn. Số người nghiện ma tuý hiện đang tạo thành vấn đề xã hội rất lớn, là nguyên nhân của nhiều tội phạm khác. Cũng theo Bộ trưởng Tô Lâm, giải quyết được vấn đề người nghiện là một trong những thách thức lớn nhất để giảm tội phạm ma tuý hiện nay. Còn người nghiện thì còn người sản xuất, buôn bán ma tuý.

Để giải quyết vấn đề này, thực tế có nhiều văn bản pháp quy được ban hành, nhưng chậm giải quyết. Ví dụ, như đưa người nghiện vào các cơ sở cai nghiện tập trung, giám định hàm lượng các chất ma tuý, hướng dẫn áp dụng một số điều luật về tội phạm ma tuý… đã ảnh hưởng đến hiệu quả công tác phòng chống ma tuý trên thực tế. Bên cạnh đó, nguồn lực cho công tác phòng chống ma tuý dù đã được Đảng, Nhà nước quan tâm nhưng chưa tương xứng với tình hình phức tạp hiện nay. Lực lượng, kinh phí, phương tiện cho các cơ quan chuyên trách phòng chống tội phạm ma tuý vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Theo Bộ trưởng Tô Lâm, Bộ Công an luôn xác định tội phạm ma tuý là “tội phạm của các loại tội phạm”, nên đã tập trung chỉ đạo rất quyết liệt đấu tranh với tội phạm này. Cử tri lo lắng về việc Việt Nam là địa bàn trung chuyển ma tuý là chính đáng, nhưng qua các vụ án mà lực lượng công an đã đấu tranh cho thấy phần lớn là vận chuyển chuyến đầu tiên, mới bắt đầu sản xuất ma túy thì đã bị bắt. Ngoài sự chủ động của lực lượng công an còn có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, sự hợp tác quốc tế ngày càng hiệu quả theo chiều sâu, tạo thành thế trận liên hoàn trong đấu tranh, triệt phá các đường dây mua bán, vận chuyển ma tuý.

Vừa qua Đảng uỷ Công an Trung ương đã tham mưu Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 36 để tăng cường nâng cao chất lượng hiệu quả công tác phòng chống ma tuý trong tình hình mới. Hiện nay đang xây dựng các chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện, trong đó, có các giải pháp giải quyết các thách thức nêu trên. “Bộ Công an rất mong nhận được sự quan tâm của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội trong việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến tội phạm ma tuý, nhất là Luật sửa đổi bổ sung Luật Phòng chống ma tuý sẽ trình Quốc hội trong thời gian tới, góp phần tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả phòng chống ma tuý”, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết.

Nói về những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, hiện có 3 nhóm vấn đề khó khăn, vướng mắc nổi cộm nhất. Đó là những tồn tại trong công tác thuộc về ý thức chủ quan của các cơ quan bảo vệ pháp luật (như mô hình tổ chức, bố trí lực lượng). Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phòng, chống tội phạm. Tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, cá biệt là những trường hợp sai phạm, tiêu cực, bảo kê cho tội phạm, vi phạm pháp luật của một số ít cán bộ, chiến sĩ...

Mặt khác, dù Quốc hội đã thông qua nhiều bộ luật, luật; Chính phủ, các bộ, ngành cũng đã ban hành nhiều văn bản thực hiện… nhưng trong thực tiễn vẫn còn nhiều vấn đề hết sức khó khăn, như giám định tài sản, định lượng trong các tội danh trong Bộ luật Hình sự 2015, tương trợ tư pháp về hình sự với các nước... Trong khi đó, việc tổ chức thực hiện pháp luật vẫn còn nhiều bất cập. Các vi phạm, nhất là vi phạm hành chính vẫn diễn ra phổ biến trên một số lĩnh vực. Đây là những vấn đề không thể khắc phục trong một sớm, một chiều, cần phải kiên trì thực hiện đồng bộ các giải pháp, vừa phải xây dựng, hoàn thiện pháp luật, vừa phải tổ chức thực hiện thật tốt mới tạo được một xã hội trật tự, kỷ cương, thượng tôn pháp luật.

“Những tồn tại, khó khăn, vướng mắc nêu trên, có những việc có thể khắc phục được ngay, có những việc cần phải có thời gian lâu dài. Chính phủ và Bộ Công an xin tiếp thu ý kiến của các đồng chí để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, góp phần xây dựng một xã hội lành mạnh, trật tự, kỷ cương, nhân dân có cuộc sống bình yên, hạnh phúc”, Bộ trưởng Tô Lâm cho hay.

T.M- H.Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nâng cao kiến thức về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động

Nâng cao kiến thức về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Chiều 7/5, hơn 200 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân viên chức lao động, quận Nam Từ Liêm đã tham dự buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách năm 2024, với chuyên đề “Những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động”, do Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động quận Nam Từ Liêm tổ chức.
Trạm cứu hộ trái tim

Trạm cứu hộ trái tim

(LĐTĐ) Trải qua tổn thương, Ngọc Hà khao khát được yêu thương bởi một người đàn ông mới, người có thể là điểm tựa và vỗ về trái tim vỡ vụn của cô. Anh trở thành trạm cứu hộ cho cô, và cùng cô xây dựng một tình yêu hòa quyện, mạnh mẽ.
Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động diễn ra vào 12/5

Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động diễn ra vào 12/5

(LĐTĐ) Ngày 12/5, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ tổ chức Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2024.
Nhọc nhằn câu chuyện “bám nghề” của những người phụ nữ ngành Điện

Nhọc nhằn câu chuyện “bám nghề” của những người phụ nữ ngành Điện

(LĐTĐ) Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.
Xử phạt “'Vua quạt” 40 triệu đồng, tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt nhập lậu

Xử phạt “'Vua quạt” 40 triệu đồng, tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt nhập lậu

(LĐTĐ) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông T.Đ.T (biệt danh trên mạng xã hội Tiktok “Vua quạt”) 40 triệu đồng; đồng thời, tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt điện nhập lậu.
Người dân cần tỉnh táo, kiểm chứng thông tin để tránh sập bẫy lừa đảo

Người dân cần tỉnh táo, kiểm chứng thông tin để tránh sập bẫy lừa đảo

(LĐTĐ) Tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản ngày càng nhiều, với phương thức, thủ đoạn tinh vi, đan xen, kết hợp giữa nhiều hình thức lừa đảo khác nhau. Để không mắc “bẫy lừa”, người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, cần luôn chủ động kiểm chứng thông tin từ những tin nhắn hay các cuộc gọi.
Người phụ nữ 68 tuổi mất trắng 15 tỷ đồng sau 32 lần chuyển khoản

Người phụ nữ 68 tuổi mất trắng 15 tỷ đồng sau 32 lần chuyển khoản

(LĐTĐ) Công an quận Hà Đông (Hà Nội) đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nạn nhân đã thực hiện 32 lần chuyển khoản, với tổng số tiền là 15 tỷ đồng. Sau khi biết mình bị lừa, người này đã đến cơ quan Công an trình báo.

Tin khác

UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

(LĐTĐ) Chiều ngày 17/4, ông Nguyễn Quang Tiêu – Phó Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò cho biết, địa phương này vừa có văn bản báo cáo UBND tỉnh cùng Sở Tài nguyên và Môi trường về việc vi phạm hút cát tại bãi biển thị xã Cửa Lò.
Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Báo Lao động Thủ đô nhận được đơn của chị Đỗ Trần Xuân Quỳnh (ở phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội) phản ánh, chị bị Công ty Cổ phần Tập đoàn Thể thao Đông Dương (Công ty Đông Dương) nợ lương tháng 1/2024 và chưa đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) 6 tháng. Qua tìm hiểu, phản ánh của người lao động là có cơ sở.
Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!?

Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!?

(LĐTĐ) Đêm 28/2, khi phát hiện Club Track 42M Yên Phụ có dấu hiệu kinh doanh “bóng cười”, chúng tôi phản ánh thông tin tới Công an phường Trúc Bạch. 3 ngày sau, lực lượng chức năng Công an phường Trúc Bạch tổ chức kiểm tra cơ sở này tuy nhiên không phát hiện việc kinh doanh bóng cười!?
Ai chủ mưu thu 200.000 đồng/lượt gửi xe ô tô ở Lễ hội ánh sáng Hồ Tây?

Ai chủ mưu thu 200.000 đồng/lượt gửi xe ô tô ở Lễ hội ánh sáng Hồ Tây?

(LĐTĐ) Lễ hội ánh sáng Hồ Tây được tổ chức tại quận Tây Hồ đã nhận được nhiều lời khen nức nở, nhưng sau những lời khen là những tiếng thở dài vì một số người trông giữ xe thu xe máy 50.000 đồng/xe; ô tô 200.000 đồng/xe.
Từ câu chuyện ở Vườn thú Hà Nội: Hãy cảnh giác với các "tin giả" trên mạng xã hội!

Từ câu chuyện ở Vườn thú Hà Nội: Hãy cảnh giác với các "tin giả" trên mạng xã hội!

(LĐTĐ) Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền với tốc độ chóng mặt về bài viết "Lời khẩn cầu từ vườn thú Hà Nội". Bài viết đã thu hút sự quan tâm của dư luận với hơn 6.000 lượt bình luận và chia sẻ. Đa số các bình luận đều xót xa cho đàn Khỉ, số khác hoài nghi về cách chống rét cho động vật tại vườn thú. Tuy nhiên thực tế sau khi xác minh thông tin, nhiều người mới vỡ lẽ bởi họ quá dễ dàng bị "dẫn dắt" với thông tin trên các diễn đàn mạng xã hội.
Những nơi "chơi bóng cười, bay mất người" ở quận Đống Đa

Những nơi "chơi bóng cười, bay mất người" ở quận Đống Đa

Mặc dù kinh doanh bóng cười trong lĩnh vực giải trí đã bị cấm, nhưng nhiều cơ sở trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội vì lợi nhuận bất chấp các quy định vẫn bán cho các "Thượng đế". Họ ngang nhiên bày bán bóng cười trái phép như không hề có sự tồn tại của các cơ quan chức năng.
Quận Tây Hồ (Hà Nội): Có làm khó khi giải quyết hồ sơ cấp “sổ đỏ”

Quận Tây Hồ (Hà Nội): Có làm khó khi giải quyết hồ sơ cấp “sổ đỏ”

(LĐTĐ) Gần 9 năm ròng rã bà Nguyễn Thị Ngọc Thảo (ở số 32, khu tập thể F361 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội) “ôm đơn” khiếu nại UBND quận Tây Hồ, đề nghị giải thích rõ về nghĩa vụ nộp thuế theo Quyết định 3710/QĐ-UBND quận Tây Hồ về việc, cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu đất ở. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nội dung giải quyết khiếu nại vẫn chưa thỏa đáng khiến gia đình bà Thảo mệt mỏi, bức xúc.
Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử: Cần quy trách nhiệm “chủ chợ”

Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử: Cần quy trách nhiệm “chủ chợ”

(LĐTĐ) Để ngăn chặn tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… tràn lan trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) các chuyên gia cho rằng, cần phải quy trách nhiệm đối với các chủ sàn, chủ website TMĐT trong vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Quyết liệt xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường

Quyết liệt xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường

(LĐTĐ) Thời gian qua, trong quá trình xây dựng địa phương thành điểm du lịch an toàn, quận Tây Hồ, Hà Nội, đã triển khai đồng bộ các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Lực lượng Công an quận đã và đang quyết liệt vào cuộc với tinh thần, trách nhiệm cao nhất.
Cẩn trọng với những mánh khóe  lừa đảo mới!

Cẩn trọng với những mánh khóe lừa đảo mới!

(LĐTĐ) Cận Tết Nguyên đán, khi nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, các đơn vị, doanh nghiệp bắt đầu đẩy mạnh các chương trình khuyến mại nhằm kích cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, lợi dụng tình hình mua bán tấp nập dịp cuối năm, nhiều đối tượng đã thực hiện lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người tiêu dùng qua hệ thống trực tuyến với những mánh khóe mới, tinh vi hơn.
Xem thêm
Phiên bản di động