Tập đoàn Dệt May Việt Nam chăm lo chu đáo Tết Nguyên đán Nhâm Dần cho người lao động

(LĐTĐ) Mặc dù năm 2021 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4, nhưng tất cả doanh nghiệp (DN) trong hệ thống của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) vẫn đảm bảo lương, thưởng, chăm lo chu đáo cho người lao động (NLĐ) trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Chịu ảnh hưởng dịch bệnh, Vinatex vẫn đạt kết quả sản xuất, kinh doanh ấn tượng Nhiều hoạt động có ý nghĩa VINATEX đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động

“Điểm sáng” về lương, thưởng cho NLĐ

Theo thống kê của Tập đoàn - Công đoàn Dệt May Việt Nam, năm 2021 mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhất là khu vực phía Nam, nhưng các đơn vị trong hệ thống Vinatex vẫn là một trong những “điểm sáng” trong việc đảm bảo chế độ lương thưởng cho người lao động. Theo đó, thưởng Tết năm 2022 của Tập đoàn - Công đoàn Dệt May Việt Nam trung bình của cả nước đạt mức bình quân 11,36 triệu đồng, tăng 20,3% so với thưởng Tết 2021. Thậm chí, nhiều đơn vị trong hệ thống của Vinatex đã thưởng tới 3 tháng lương cho NLĐ.

Tại khu vực phía Bắc, bình quân thưởng của các đơn vị khoảng 11,07 triệu đồng, tăng 13% so với 2021, mức thưởng cao nhất là 3 tháng lương. Cụ thể mức thưởng bình quân của Nhà máy Sợi Vinatex Nam Định (17,5 triệu đồng/người); Tổng Công ty May Hưng Yên - Công ty Cổ phần (CTCP) (20 triệu đồng); Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dệt 8-3 (19 triệu đồng)… Đối với khu vực miền Trung, mức thưởng Tết 2022 bình quân đạt 13,55 triệu đồng, tăng 55,7% so với 2021. Có thể kể một số đơn vị có mức thưởng cao như: Công ty CP Vinatex Phú Hưng (15,7 triệu đồng); Công ty CP Sợi Phú Bài 2 (18 triệu đồng); Tổng Công ty CP Dệt May Hòa Thọ (12 triệu đồng)…

Tập đoàn Dệt May Việt Nam chăm lo chu đáo Tết Nguyên đán Nhâm Dần cho người lao động
Tổng Công ty May Nhà Bè- CTCP tổ chức tiệc tất niên cho NLĐ

Là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4, với gần 4 tháng bị ngưng trệ sản xuất, tuy nhiên ngay sau khi đất nước chuyển sang trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh… các đơn vị phía Nam đã nhanh chóng khôi phục sản xuất, thu hút NLĐ quay trở lại làm việc, đồng thời dịp Tết Nhâm Dần 2022 các chế độ lương thưởng vẫn được đảm bảo. Theo đó, mức thưởng bình quân là 10,48 triệu đồng, tăng 5,6% so với 2021. Một số DN có mức thưởng Tết cao như: Sợi Phú Cường (25 triệu đồng); Tổng Công ty May Việt Tiến (15 triệu đồng); Tổng Công ty Việt Thắng (14,5 triệu đồng); Tổng Công ty Phong Phú (14,5 triệu đồng)…

Ông Nguyễn Quang Minh - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Việt Thắng-CTCP cho biết: Trải qua năm 2021 với nhiều thách thức nhưng với sự sát sao của Ban lãnh đạo Tổng Công ty và sự đồng lòng của toàn thể cán bộ nhân viên và NLĐ, Tổng Công ty Việt Thắng đã cơ bản vượt qua khó khăn và cố gắng đảm bảo chế độ lương thưởng cho khoảng 1.000 lao động (công ty Mẹ) với mức thưởng 2 tháng lương mức bình quân, khoảng 14,5 triệu đồng/người. Với các đơn vị có đông lao động như Việt Thắng, việc chăm lo cho NLĐ là một trong những nhiệm vụ hàng đầu mỗi dịp Tết đến, không chỉ để NLĐ yên tâm sản xuất, quay trở lại làm việc ngay sau Tết mà còn giúp đơn vị đảm bảo tiến độ các đơn hàng, cũng như ổn định sản xuất kinh doanh. Đây cũng là sự tri ân của Đảng uỷ và Ban lãnh đạo Tổng Công ty đối với cán bộ nhân viên và NLĐ nhân dịp Tết đến, Xuân về.

Nhiều hoạt động chăm lo Tết ý nghĩa

Không chỉ là một trong những điểm sáng về chế độ lương thưởng cho NLĐ trong dịp Xuân Nhâm Dần 2022, Vinatex và các đơn vị trong hệ thống cũng đã có những hoạt động chăm lo tới đời sống của NLĐ, nhất là những trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Tập đoàn Dệt May Việt Nam chăm lo chu đáo Tết Nguyên đán Nhâm Dần cho người lao động
Trao quà Tết cho NLĐ tại Tổng Công ty May 10 - CTCP

Theo Công đoàn Dệt May Việt Nam, dịp Tết 2022 Công đoàn đã tập trung hỗ trợ, tặng quà cho đoàn viên và NLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, NLĐ khuyết tật, NLĐ là nạn nhân chất độc da cam, đặc biệt ưu tiên NLĐ tại các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh. Tính đến 25/1/2022, Công đoàn ngành đã hỗ trợ quà Tết cho 1.302 đoàn viên, NLĐ thuộc 47 đơn vị với tổng số tiền 735 triệu đồng, mỗi suất quà từ 500 nghìn - 1 triệu đồng; hỗ trợ nuôi 6 trẻ mồ côi có bố, mẹ là đoàn viên công đoàn, NLĐ trong hệ thống với tổng số tiền 72 triệu đồng.

Bên cạnh đó, ngoài tháng lương thứ 13 và thưởng Tết, các Công đoàn cơ sở còn phối hợp cùng chuyên môn tặng quà Tết cho 100% NLĐ; tổ chức liên hoan tất niên, quay xổ số may mắn; lễ hội gói bánh chưng, bánh giầy; bố trí xe, hỗ trợ vé tàu xe cho NLĐ về quê; tổ chức đón tết cho NLĐ không về quê; lì xì cho NLĐ vào ngày đầu mới khi trở lại làm việc…

Một số đơn vị tiêu biểu trong công tác chăm lo cho NLĐ như: Tổng Công ty May 10 - CTCP trợ cấp cho NLĐ có hoàn cảnh khó khăn gần 300 suất quà với tổng trị giá 300 triệu đồng; tổ chức đưa, đón NLĐ về quê ăn Tết với tổng kinh phí 70 triệu đồng. Các đơn vị thuộc Công đoàn May 10 và các xí nghiệp địa phương đều tặng túi quà tết cho toàn thể đoàn viên, NLĐ trị giá từ 350-550 nghìn đồng/suất, tặng quà hưu trí, thăm hỏi gia đình chính sách, Mẹ Việt Nam Anh hùng, trao quà hỗ trợ trẻ em nhiễm chất độc da cam đồng thời, thăm hỏi bằng nguồn tài chính của Công đoàn May 10 trên 4.000 LĐ, trị giá hơn 1,2 tỷ đồng.

Tập đoàn Dệt May Việt Nam chăm lo chu đáo Tết Nguyên đán Nhâm Dần cho người lao động
Công ty Cổ phần Dệt May Huế trao quà Tết cho NLĐ

Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hà Nội (Hanosimex) tặng quà Tết 1 triệu đồng/người, mừng tuổi 200 nghìn đồng/người; hỗ trợ NLĐ khó khăn từ 500 nghìn - 1 triệu đồng, hỗ trợ tiền tàu xe cho NLĐ về quê đón Tết… với tổng số tiền trên 50 triệu đồng. Công đoàn cũng chuẩn bị túi quà từ 200 nghìn đến 300 nghìn đồng tặng cho đoàn viên, NLĐ.

Công ty Cổ phần Dệt May Huế cùng các Công đoàn cơ sở thành viên tặng túi quà tết cho toàn thể đoàn viên, NLĐ đang làm việc tại Công ty và cán bộ hưu trí của đơn vị với gần 15.000 suất quà, mỗi NLĐ được 3 phần quà tổng giá trị 800 nghìn - 1 triệu đồng; tổ chức gặp mặt động viên, chúc tết 150 NLĐ có hoàn cảnh khó khăn; tổ chức chuyến xe nghĩa tình, hỗ trợ NLĐ xa quê nhưng vì dịch nên ở lại địa phương đón tết, thăm hỏi các gia đình chính sách, Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Tổng Công ty CP Dệt May Hòa Thọ tặng quà Tết cho đoàn viên, NLĐ hơn 3,5 tỷ đồng; trợ cấp Tết cho 303 người có hoàn cảnh khó khăn với số tiền 150 triệu đồng; tổ chức gặp mặt 48 CNLĐ không về quê đón Tết, tặng quà trị giá 400 nghìn đồng/người.

Là một trong những đơn vị có mức thưởng bình quân cao top đầu của khu vực phía Bắc, bà Đàm Thị Kim Thoa, Trưởng phòng Hành chính Nhân sự - Chủ tịch Công đoàn Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dệt 8-3 cho biết, năm nay do tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp nên Công ty không tổ chức các hoạt động vào dịp cuối năm để tri ân NLĐ.

Tập đoàn Dệt May Việt Nam chăm lo chu đáo Tết Nguyên đán Nhâm Dần cho người lao động
Trao quà Tết cho NLĐ tại TCT May Nhà Bè

“Công ty đã chủ động liên hệ với các địa phương nơi có người lao động chuẩn bị về đón Tết để nắm các quy định, biện pháp phòng chống dịch bệnh. Qua đó, Công ty sẽ lên kế hoạch sản xuất và tính toán thời điểm thích hợp cho công nhân ở xa về quê đảm bảo đủ thời gian cách ly để kịp đón Tết cùng gia đình. Trước khi nghỉ Tết, Công ty tổ chức xét nghiệm PCR cho toàn thể CBNV ngoại tỉnh và test nhanh đối với CBNV tại địa phương.

Với những lao động về quê đón Tết, Công ty đã thuê 2 chuyến xe để đưa, đón công nhân tại Sơn La và hỗ trợ chi phí đi lại cho toàn thể cán bộ công nhân viên ở các tỉnh khác. Những lao động không thể về quê thì đơn vị tổ chức cho đón Tết tại Công ty. Năm nay, Công ty thưởng Tết cho cán bộ, công nhân viên, NLĐ mỗi người từ 2,5 - 3 tháng lương với mức tiền trung bình trên 20 triệu đồng/người. Ngoài ra, mỗi NLĐ còn được tặng một phần quà tết trị giá 700 nghìn đồng…” - bà Đàm Thị Kim Thoa chia sẻ.

Có thể nói, mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 còn nhiều phức tạp, các hoạt động thường niên như Phiên chợ Công nhân, Gian hàng 0 đồng… chưa thể tổ chức lại, nhưng với những hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân dịp Tết đến, Xuân về, công nhân lao động của Vinatex nói riêng và ngành Dệt May nói chung đều có tâm thế vui tươi, hứng khởi để bước sang một năm mới dồi dào sinh khí, hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bí quyết giúp phái nữ khỏe đẹp tự nhiên

Bí quyết giúp phái nữ khỏe đẹp tự nhiên

(LĐTĐ) Không còn xa lạ với phái nữ, hạt đậu nành tuy nhỏ bé nhưng lại ẩn chứa nguồn dưỡng chất vô cùng dồi dào, hỗ trợ chị em chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp một cách toàn diện.
Khơi thông nguồn lực, định vị thương hiệu Thành phố sáng tạo

Khơi thông nguồn lực, định vị thương hiệu Thành phố sáng tạo

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 đã chính thức khép lại sau 12 ngày sôi động diễn ra tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm và một số địa điểm khác. Không đơn thuần là một hoạt động văn hóa sáng tạo, Lễ hội mang lại thành công khi đã khơi nguồn, lan tỏa tinh thần sáng tạo trong giới hoạt động sáng tạo và trong cộng đồng, góp phần định vị thương hiệu Thành phố sáng tạo Hà Nội.
TRỰC TUYẾN: Sự kiện chính trị trọng đại của tổ chức Công đoàn, ngày hội lớn của đoàn viên, người lao động

TRỰC TUYẾN: Sự kiện chính trị trọng đại của tổ chức Công đoàn, ngày hội lớn của đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Sáng nay (2/12), tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã khai mạc trọng thể. Đây là sự kiện chính trị trọng đại của tổ chức Công đoàn, là ngày hội lớn được đội ngũ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) cả nước hướng về và gửi trọn niềm tin tưởng, kỳ vọng.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Toàn cảnh phiên khai mạc trọng thể Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Toàn cảnh phiên khai mạc trọng thể Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 2/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam (nhiệm kỳ 2023 - 2028), diễn ra phiên khai mạc trọng thể với sự tham gia của 1.100 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 11 triệu đoàn viên công đoàn trong cả nước.
Công đoàn Việt Nam mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ, chia sẻ kinh nghiệm từ Tổng Công hội Trung Quốc

Công đoàn Việt Nam mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ, chia sẻ kinh nghiệm từ Tổng Công hội Trung Quốc

(LĐTĐ) Chiều nay (1/12), trong khuôn khổ ngày làm việc đầu tiên của Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, thay mặt lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Phó Chủ tịch Ngọ Duy Hiểu đã tiếp đoàn công tác của Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU) nhân dịp đoàn sang dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.
Liên kết phát triển sản phẩm du lịch golf giữa Hà Nội và các địa phương

Liên kết phát triển sản phẩm du lịch golf giữa Hà Nội và các địa phương

(LĐTĐ) Chiều 1/12, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Hội nghị “Định hướng và liên kết phát triển sản phẩm du lịch golf giữa Hà Nội và các địa phương” tại thị xã Sơn Tây.
Khai mạc Lễ hội Văn hoá Ẩm thực Hà Nội năm 2023

Khai mạc Lễ hội Văn hoá Ẩm thực Hà Nội năm 2023

(LĐTĐ) Tối 1/12, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức khai mạc Lễ hội Văn hoá Ẩm thực Hà Nội năm 2023. Dự Lễ hội có Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà.

Tin khác

Để công nhân có cái Tết đủ, đầy

Để công nhân có cái Tết đủ, đầy

(LĐTĐ) Nhằm chuẩn bị chu đáo cho việc chăm lo Tết cho người lao động (NLĐ) trên địa bàn, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) cùng các sở ngành các tỉnh, thành phố đã bắt đầu bắt tay vào chuẩn bị. Cụ thể, thông tin về các kế hoạch chăm lo Tết Giáp Thìn năm 2024 cho NLĐ, ông Nguyễn Thành Đô, Trưởng ban Chính sách - Pháp luật LĐLĐ thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, đơn vị sẽ tổ chức nhiều hoạt động nhằm chăm lo cho đoàn viên (ĐV), NLĐ vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Công nhân sẽ có nguồn cung nhà

Công nhân sẽ có nguồn cung nhà

(LĐTĐ) Theo Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn cho công nhân, người lao động thuộc đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội thuê..
Hà Nội phấn đấu 100% Khu công nghiệp có nhà ở công nhân

Hà Nội phấn đấu 100% Khu công nghiệp có nhà ở công nhân

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 276/KH-UBND ngày 22/11 về triển khai chỉnh trang các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong đó, phấn đấu đến năm 2030, 100% các KCN được quy hoạch và triển khai đầu tư xây dựng nhà ở công nhân và thiết chế văn hóa cho người lao động.
Giúp người lao động vượt khó

Giúp người lao động vượt khó

(LĐTĐ) Người lao động tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) hiện nay đang chịu nhiều áp lực về đời sống và việc làm khi nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong đơn hàng, thu hẹp sản xuất. Nhưng với tinh thần luôn đồng hành với doanh nghiệp, TP.HCM đã có nhiều giải pháp nhằm chăm lo cho người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
TP.HCM: Tuyên dương 16 nữ chủ nhà trọ chăm lo tốt cho công nhân

TP.HCM: Tuyên dương 16 nữ chủ nhà trọ chăm lo tốt cho công nhân

(LĐTĐ) Ngày 31/10, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP.HCM tuyên dương 16 nữ chủ nhà trọ tiêu biểu, tích cực chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho công nhân, lao động nhập cư trong năm 2023.
Tạo điều kiện cho công nhân lao động “an cư lập nghiệp”

Tạo điều kiện cho công nhân lao động “an cư lập nghiệp”

(LĐTĐ) Đa số các ý kiến cho rằng việc giao Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam làm cơ quan chủ quản dự án xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân thể hiện trách nhiệm xã hội và góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho công nhân và người lao động.
TP.HCM đề xuất chi hơn 425 tỷ đồng hỗ trợ trẻ mồ côi, người có hoàn cảnh khó khăn

TP.HCM đề xuất chi hơn 425 tỷ đồng hỗ trợ trẻ mồ côi, người có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đề xuất chi hơn 425 tỷ đồng để chăm lo, hỗ trợ người cao tuổi, trẻ mồ côi và những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Vinh danh trên 30 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" năm 2023

Vinh danh trên 30 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" năm 2023

(LĐTĐ) Sau hơn 6 tháng phát động, Cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” mùa 3 năm 2023 do Báo Kinh tế & Đô thị, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp tổ chức đã khép lại thành công. Trên 30 tác phẩm xuất sắc đã được vinh danh, trao thưởng tại Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi vừa diễn ra sáng nay, 25/10.
Phát triển cơ sở giáo dục mầm non cho con công nhân tại các Khu công nghiệp - khu chế xuất TP.HCM

Phát triển cơ sở giáo dục mầm non cho con công nhân tại các Khu công nghiệp - khu chế xuất TP.HCM

(LĐTĐ) Mặc dù thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã có nhiều chính sách, quy định để hỗ trợ, chăm lo đời sống công nhân, lao động trong các khu công nghiệp (KCN) - khu chế xuất (KCX), trong đó có việc xây dựng cơ sở mầm non tại địa bàn có KCN-KCX nhưng hiện nay kết quả vẫn còn khiêm tốn, chưa đáp ứng được nhu cầu.
Tìm giải pháp đảm bảo chỗ ở, nhà ở an toàn cho công nhân

Tìm giải pháp đảm bảo chỗ ở, nhà ở an toàn cho công nhân

(LĐTĐ) Những nguy cơ mất an toàn nào đang rình rập các khu nhà trọ công nhân? Cần giải pháp gì để đẩy nhanh tiến độ xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu về nhà ở, chỗ ở cho người thu nhập thấp, công nhân? Đó là những vấn đề được bàn bạc tại buổi tọa đàm với Chủ đề “Đảm bảo chỗ ở an toàn cho công nhân: Từ mục tiêu đến hành động” do Báo Kinh tế và Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) hợp tác tổ chức ngày 24/9.
Xem thêm
Phiên bản di động