Tạo thông thoáng hành pháp lý, gỡ khó cho các dự án xây dựng nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật để tạo thông thoáng về hành lang pháp lý cũng như có giải pháp hỗ trợ tài chính cho cả doanh nghiệp và người mua là các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường nhà ở xã hội được lãnh đạo các bộ, ngành thông tin tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 3/1.
Đà Nẵng cho mở bán 562 căn nhà ở xã hội Nhà ở xã hội có hy vọng mới

Trả lời câu hỏi của báo chí tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 12/2022 diễn ra chiều 3/1 về vấn đề hiện nay nhiều doanh nghiệp đang chật vật với những thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; không ít doanh nghiệp gặp khó khăn trong cấp phép xây dựng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, thời gian qua Chính phủ và các sở ban ngành địa phương có liên quan đã có nhiều giải pháp đưa ra để tháo gỡ những vướng mắc.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho hay, giải pháp đầu tiên là sửa đổi các quy định pháp luật, trong đó, Chính phủ đã sửa đổi một số điều tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội; Nghị định số 49/2021/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100) cũng đã sửa đổi theo hướng cải cách thủ tục hành chính, làm rõ các quy định theo hướng dễ thực hiện. Tại Nghị định 49, Chính phủ đã quy định các trình tự thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội.

Tạo thông thoáng hành pháp lý, gỡ khó cho các dự án xây dựng nhà ở xã hội
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh thông tin về thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, một dự án đầu tư nhà ở xã hội gồm 3 bước: Một là chuẩn bị đầu tư gồm các thủ tục liên quan đến việc dành quỹ đất, giao đất, tính tiền sử dụng đất; thủ tục trình tự đầu tư, lựa chọn chủ đầu tư, cũng như các bước liên quan đến phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án. Bước hai là thực hiện các dự án đầu tư và bước ba liên quan đến kết thúc nghiệm thu và đưa vào sử dụng.

Bên cạnh đó, thời gian qua, Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc để thúc đẩy phát triển các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Thông báo Kết luận số 242/TB-VPCP đã nêu rõ các nhiệm vụ của các bộ, ngành, đặc biệt là các địa phương phải tích cực triển khai thực hiện các dự án nhà ở, bao gồm nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp.

"Hiện nay, theo quy định pháp luật, việc thực hiện các dự án đầu tư này đã được phân cấp, giao cho các địa phương toàn quyền quyết định về thủ tục", Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh nhấn mạnh.

Thông tin thêm, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, liên quan đến nhà ở xã hội, có Nghị định 100, Nghị định 49 tháo gỡ cho các địa phương cũng như các chủ đầu tư nhà ở xã hội, cho cả người mua, cho cả các tổ chức tín dụng.

Vừa qua, Chính phủ có chương trình một triệu căn nhà ở xã hội, đưa ra một số giải, có giải pháp then chốt, quyết định để chúng ta xây dựng đúng tiến độ một triệu căn nhà ở xã hội. Trong xây dựng nhà ở xã hội, quỹ đất rất quan trọng. Có quỹ đất rồi, phải gắn với hạ tầng xã hội, nếu không sẽ rất khó bán. Bộ Xây dựng đã tham mưu Chính phủ sửa các nghị định, khi quy hoạch khu nhà ở xã hội phải quy hoạch đồng bộ, có hạ tầng. Đi kèm với đó là vấn đề đền bù, lãi suất cho nhà đầu tư và người mua.

Tạo thông thoáng hành pháp lý, gỡ khó cho các dự án xây dựng nhà ở xã hội
Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú thông tin tại buổi họp báo.

Theo Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, có 2 nguồn lực cho nhà ở xã hội. Nguồn đầu tiên từ ngân sách nhà nước thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội. Đến nay, ngân sách đã cấp cho Ngân hàng Chính sách xã hội gần 3.163 tỷ đồng.

Nguồn thứ hai được xác định theo chương trình phục hồi kinh tế - xã hội theo Nghị quyết 43 và Nghị quyết 11 của Chính phủ, giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội huy động bằng nguồn trái phiếu Chính phủ, có bảo lãnh của Chính phủ với con số 15.000 tỷ đồng.

Như vậy từ 2 nguồn này, đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho vay đến 9.994 tỷ, tức gần 10 tỷ; cho 27.894 khách hàng vay để mua nhà ở xã hội. Trong 9.994 tỷ này có 3.717 tỷ thuộc chương trình phục hồi theo Nghị quyết 11 vừa qua, với số lượng khách hàng 9.527 khách hàng.

Tiếp theo là sử dụng nguồn của các ngân hàng thương mại cho vay nhưng có cơ chế ưu đãi của Nhà nước. Phần này thì các bộ ngành chức năng đang xem xét việc cấp bù phần ưu đãi cho các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, một là chưa có tiền, thứ hai là chưa hoàn thiện cơ chế nhưng các ngân hàng thương mại đang rất sẵn sàng.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho rằng, có nguồn ngân hàng thương mại cho vay những lĩnh vực nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ người dân mang tính chất thương mại nhưng giá rẻ, trực tiếp phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân. Đây cũng là một trong những chủ trương nhiều năm qua, đặc biệt trong năm 2022 vừa qua và năm 2023 này. Ngân hàng Nhà nước vẫn xác định đây là đối tượng khuyến khích cũng như chỉ đạo các ngân hàng thương mại tập trung cho vay.

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lan tỏa lợi ích tích cực từ Hội thi "Sáng tạo video clip bài tập thể dục giữa giờ"

Lan tỏa lợi ích tích cực từ Hội thi "Sáng tạo video clip bài tập thể dục giữa giờ"

(LĐTĐ) Ngày 23/3, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tổng kết và trao giải Hội ...
Thêm hai bệnh nhân nguy kịch do vi khuẩn liên cầu lợn

Thêm hai bệnh nhân nguy kịch do vi khuẩn liên cầu lợn

(LĐTĐ) Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết, hiện Trung tâm đang cấp cứu ...
Tràn lan vi phạm lấn chiếm vỉa hè ở khu "phố sinh viên"

Tràn lan vi phạm lấn chiếm vỉa hè ở khu "phố sinh viên"

(LĐTĐ) Mỗi buổi tối khi các hàng quán bán đồ ăn vặt tại phố Triều Khúc bắt đầu mở cửa, vỉa hè tại khu vực này bị lấn chiếm, bàn ghế ...
Cô gái xương thuỷ tinh truyền cảm hứng trong “Trạm yêu thương”

Cô gái xương thuỷ tinh truyền cảm hứng trong “Trạm yêu thương”

(LĐTĐ) Sinh ra trong một gia đình nghèo ở thôn Thụy Nội, xã Yên Lương, huyện Ý Yên, Nam Định, Trịnh Thị Liên (sinh năm 1990) có một tuổi thơ buồn ...
Nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm đóng góp xây dựng Dự thảo Luật Đất đai

Nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm đóng góp xây dựng Dự thảo Luật Đất đai

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Thanh Trì vừa tổ chức hội nghị thảo luận lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Luật ...
Ra mắt tour du lịch mới “Tìm về kinh đô người Việt cổ”

Ra mắt tour du lịch mới “Tìm về kinh đô người Việt cổ”

(LĐTĐ) Ngày 24 đến 26/3, sản phẩm du lịch mới kết nối Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) với tên gọi “Tìm về kinh đô người Việt cổ” sẽ ra mắt ...
Nâng cao nhận thức, xây dựng văn hóa giao thông Thủ đô

Nâng cao nhận thức, xây dựng văn hóa giao thông Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 23/3, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Văn phòng Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội, Sở Giao thông vận tải Hà Nội, Sở ...

Tin khác

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 21, chiều 17/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi). Nội dung được người dân đặc biệt quan tâm là quy định có thời hạn sở hữu chung cư, qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không quy định vấn đề này.
Tạo cú hích để tăng trưởng

Tạo cú hích để tăng trưởng

(LĐTĐ) Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 33 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn để thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Mục tiêu của Nghị quyết là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đặc biệt là về thể chế, tổ chức thực hiện và nguồn vốn cho thị trường bất động sản.
Khu căn hộ hàng hiệu The Ritz-Carlton Residences, Hanoi chính thức cất nóc

Khu căn hộ hàng hiệu The Ritz-Carlton Residences, Hanoi chính thức cất nóc

(LĐTĐ) Dự án đang dần tiến gần hơn đến cột mốc hoàn thiện và bàn giao những căn hộ Ritz-Carlton đầu tiên ở Việt Nam.
Gỡ nút thắt để khơi thông thị trường bất động sản

Gỡ nút thắt để khơi thông thị trường bất động sản

(LĐTĐ) Nhiều doanh nghiệp bất động sản có nguồn lực hạn chế, nhưng vẫn triển khai nhiều dự án quy mô vượt nhiều lần so với năng lực tài chính, trong khi phụ thuộc chủ yếu vào vốn vay, phát hành trái phiếu hoặc huy động của người mua nhà. Tình trạng này dẫn đến rủi ro về hoạt động kinh doanh cũng như về dòng tiền, tiềm ẩn rủi ro thanh khoản trên thị trường tài chính, tín dụng ngân hàng.
Khan hiếm nhà chung cư giá vừa túi tiền, nhu cầu thuê căn hộ tăng kỷ lục

Khan hiếm nhà chung cư giá vừa túi tiền, nhu cầu thuê căn hộ tăng kỷ lục

(LĐTĐ) Nguồn cung dự án chung cư vừa túi tiền khan hiếm khiến nhiều người chọn giải pháp đi thuê căn hộ. Báo cáo phân tích diễn biến thị trường của một số tổ chức đầu tư cho thấy, nhu cầu thuê căn hộ tại Hà Nội đang có xu hướng tăng cao.
Bất động sản gắn với bảo tồn di sản: Nền tảng của đô thị bền vững

Bất động sản gắn với bảo tồn di sản: Nền tảng của đô thị bền vững

(LĐTĐ) Việc kết hợp các yếu tố hiện đại và truyền thống tạo nên một công trình giàu bản sắc, lưu giữ những nét đẹp văn hoá địa phương là điều không đơn giản nhưng cần thiết trong phát triển đô thị bền vững.
Thị trường bất động sản có “hồi sinh” từ hai gói tín dụng?

Thị trường bất động sản có “hồi sinh” từ hai gói tín dụng?

(LĐTĐ) Gói tín dụng nhà ở xã hội 110.000 tỷ đồng và gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phân khúc nhà ở dành cho người thu nhập thấp được dự báo là nguồn vốn mồi khôi phục thị trường bất động sản sớm.
Doanh nghiệp bất động sản phải có trách nhiệm với chính mình, cơ cấu giá cả hợp lý để thúc đẩy thanh khoản

Doanh nghiệp bất động sản phải có trách nhiệm với chính mình, cơ cấu giá cả hợp lý để thúc đẩy thanh khoản

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các doanh nghiệp bất động sản phải có trách nhiệm với chính mình, giải quyết các khó khăn mình gây ra do dự báo không sát, phát triển thị trường không tốt, đầu tư vốn không hiệu quả… Cơ cấu lại các phân khúc, giá cả hợp lý để thúc đẩy thanh khoản, hướng tới kinh doanh có lãi nhưng hài hòa.
Gỡ nút thắt tiếp cận nhà ở xã hội

Gỡ nút thắt tiếp cận nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Bộ Xây dựng đang chủ trì xây dựng dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) với nhiều điểm mới quan trọng, trong đó có các chính sách ưu đãi về nhà ở xã hội. Nhiều người kỳ vọng, với những đề xuất mới này, sẽ tạo nguồn cung nhà ở xã hội dồi dào, giá cả hợp lý để người có thu nhập thấp có thể thực hiện được ước mơ an cư.
Lối đi nào cho doanh nghiệp bất động sản trong 2023?

Lối đi nào cho doanh nghiệp bất động sản trong 2023?

(LĐTĐ) Một viễn cảnh với nhiều khó khăn đang được dự báo sẽ đến với thị trường bất động sản trong năm 2023. “Doanh nghiệp làm gì để đứng vững trong bối cảnh đó?” đang là câu hỏi khiến không ít chủ đầu tư, nhà phát triển bất động sản phải đau đầu tìm giải pháp.
Xem thêm
Phiên bản di động