Tạo đột phá khai thác giá trị gia tăng từ du lịch

(LĐTĐ) Gần đây, ngành Du lịch thường công bố những con số về lượng khách đến Việt Nam, song các chuyên gia kinh tế cho rằng, đã đến lúc chúng ta không nên chỉ chạy theo con số, mà phải đầu tư du lịch một cách bài bản, trong đó thu hút được số tiền mà khách du lịch tiêu ở các điểm đến, các dịch vụ,... thì mới tăng được giá trị kinh tế.
Khách đến Quảng Nam tăng 13 lần trong Năm Du lịch Quốc gia Chính sách visa cởi mở sẽ giúp du lịch Việt Nam bứt phá năm 2023

Muốn tăng tốc, phải đột phá

Sau 2 năm gần như đóng băng hoàn toàn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, ngành Du lịch Việt Nam đã có những dấu hiệu khởi sắc. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 11/2022 đạt 596,9 nghìn lượt người, tăng 23,2% so với tháng trước và gấp 39,7 lần so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 11 tháng năm 2022, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 2.954,2 nghìn lượt người, gấp 21,1 lần so với cùng kỳ năm trước. Lượng khách du lịch nội địa tháng 11/2022 cũng ước đạt 4,5 triệu lượt người, trong đó, khoảng 3 triệu lượt khách có lưu trú. Tính chung 11 tháng đầu năm 2022, tổng số khách nội địa đạt 96,3 triệu lượt, cao hơn tổng lượng khách cả năm 2019. Tổng thu từ khách du lịch trong 11 tháng năm 2022 ước đạt 456,7 nghìn tỷ đồng, tương đương 70% so với cùng kỳ năm 2019...

Tạo đột phá khai thác giá trị gia tăng từ du lịch
Ảnh minh họa: BT

Theo khảo sát các doanh nghiệp ngành du lịch, lữ hành và vận tải của Vietnam Report tháng10-11/2022 cho thấy, có 32,6% số doanh nghiệp cho biết, doanh thu đã tăng lên trong 9 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước. Chỉ có 14% số doanh nghiệp cho biết doanh thu giảm. 60% doanh nghiệp ghi nhận số lượt hành khách phục vụ hiện tại đang ở dưới mức trước đại dịch, 44,4% trong số đó kỳ vọng sẽ đạt và vượt mức trước đại dịch vào quý 2/2023. Với những điều kiện thuận lợi cho khách du lịch về tiếp cận điểm đến, thủ tục xuất nhập cảnh được đơn giản hóa, kéo dài thời gian thị thực, ngành Du lịch được kỳ vọng sẽ sớm hồi phục trở lại thời gian trước đại dịch.

Tuy những con số trên so với những năm trước dịch vẫn còn khiêm tốn, nhưng đó cũng là những nỗ lực vượt bậc của ngành Du lịch khi thời gian “mở cửa” và phục hồi du lịch mới bắt đầu từ tháng 3/2022. Trong tình hình mới, các doanh nghiệp du lịch đang từng bước tìm hướng đi để “tăng tốc” ngành kinh tế mũi nhọn này. Muốn “tăng tốc” thì phải đột phá, phải phát triển theo hướng khác biệt, đặc sắc, chứ không chỉ chạy theo nguyên lý sản lượng, kiểu “số lượng khách năm nay phải tăng hơn năm trước”.

Thực tế cho thấy, một số điểm đến muốn “ăn” nhanh, tăng số lượng lượt khách nên đã “mở cửa”, tạo điều kiện cho “khách đi cả làng”. Điều này sẽ khiến du lịch không đi vào chiều sâu.Cùng với đó, không có nhiều chỗ chơi thú vị hay nơi để du khách tiêu tiền từ rất lâu đã là thực trạng chưa được giải quyết ở Việt Nam. Đa số khách quốc tế chỉ đang thích danh lam thắng cảnh ở Việt Nam, mà chưacó niềm tin về các sản phẩm hay dịch vụ du lịch. Khách hàng ít có lựa chọn để vui chơi, giải trí, không biết tiêu tiền vào đâu. Các chuyên gia cho rằng, số lượng là quan trọng, nhưng giai đoạn sau dịch Covid-19, điều quan trọng hơn là tập trung vào việc làm sao để khách ở dài ngày hơn và chi tiêu nhiều hơn.

Tại Diễn đàn kinh tế năm 2023, tiến sĩ Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn đã và đang đóng vai trò tiên phong khi tạo nên những công trình giúp Việt Nam tự hào, đặt tọa độ của điểm đến lên một đẳng cấp cao, xứng đáng với cuộc đua tầm cỡ thế giới.

Du lịch phải hướng tới đẳng cấp, khách đến ít, nhưng chi tiêu nhiều. Để làm được điều đó, cần những “con sếu đầu đàn”, những tập đoàn lớn, có thực lực và đẳng cấp. Những tập đoàn này phải là những người định hình chân dung du lịch ở các địa phương và xuyên suốt cho cả ngành như những gì Sun Group đã làm với Đà Nẵng, Sa Pa, Quảng Ninh hay Vingroup với Phú Quốc, Nha Trang...

Bên cạnh đó, ý kiến các chuyên gia cũng nhấn mạnh tới việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động du lịch. Đồng thời đẩy mạnh liên kết giữa các địa phương, điểm đến để có sản phẩm đa dạng hóa. Đặc biệt, liên kết giữa các doanh nghiệp với hàng không và đối tác để có sản phẩm mang tính trải nghiệm cao, giá cả phù hợp.

Phát triển sản phẩm chủ đạo

Theo ông Đinh Ngọc Đức, Vụ trưởng Vụ Thị trường Du lịch, Tổng cục Du lịch để phục hồi và phát triển du lịch, cần chú trọng khai thác phân khúc thị trường có khả năng chi trả cao như nghỉ dưỡng dài ngày. Trong đó, ưu tiên thu hút khách theo một số loại hình du lịch chuyên đề mà Việt Nam có lợi thế như du lịch cộng đồng, du lịch chăm sóc sức khỏe bên cạnh nghỉ dưỡng biển cao cấp, du lịch MICE, du lịch golf, du lịch ẩm thực.

Mở rộng phát triển một số thị trường mới, có lượng khách du lịch ra nước ngoài hàng năm tăng nhanh như Ấn Độ, Trung Đông; phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; đổi mới, nâng cao chất lượng, tập trung nguồn lực cho một số phương thức, hoạt động xúc tiến có trọng tâm, trọng điểm.

Về phát triển sản phẩm, ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch có giá trị gia tăng cao, tăng cường trải nghiệm của khách du lịch. Tiếp tục phát triển các dòng sản phẩm du lịch chủ đạo như du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch thành phố. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý điểm đến, các khu vực động lực du lịch. Cân bằng phát triển xanh và phát triển du lịch bền vững.

Cùng với đó, cần xây dựng phát triển nguồn nhân lực du lịch, tăng số lượng lao động trực tiếp, chú trọng lao động lành nghề, có tính chuyển nghiệp cao; thực hiện đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ quản lý. Đồng thời, chú trọng đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch am hiểu về văn hóa, lịch sử đất nước.

Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch quy mô lớn, có thương hiệu trong và ngoài nước phát triển thành lực lượng nòng cốt, giữ vai trò định hướng phát triển sản phẩm, thị trường du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch cao cấp, có giá trị cao. Có thể thấy, thời gian qua đã có những tập đoàn đầu tư phát triển những sản phẩm du lịch tạo diện mạo mới cho ngành Du lịch Việt Nam. Đây là yếu tố cần được khuyến khích và nhân rộng.

Nghị quyết 08/NQ-TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ghi rõ lộ trình thực hiện: “Phấn đấu đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Việt Nam thuộc nhóm các nước có ngành Du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á”.

Để làm được những điều đó, cũng như thực hiện được mục tiêu mà Nghị quyết 08 đề ra, ngành Du lịch phải tự làm mới mình. Làm mới bao gồm cả sản phẩm mới, nâng cấp sản phẩm đang có, sản phẩm truyền thống, giữ gìn và nâng cao chất lượng dịch vụ, cơ sở lưu trú, đào tạo và đào tạo lại nhân lực, nhất là ngôn ngữ giao tiếp, kỹ năng ngoại ngữ, liên kết phát triển du lịch, cả nội địa và quốc tế. Thiếu hay chậm trễ một khâu nào trong chuỗi giá trị, ngành Du lịch sẽ dễ dàng bị tụt hậu.

Chiếu theo số lượng thống kê, khách du lịch quốc tế vào Việt Nam ngày càng tăng cao chứng tỏ hệ sinh thái du lịch của chúng ta đã thu hut khách. Song trên bình diện kinh tế, tổng số lượt khách đến du lịch đã quan trọng, nhưng chất lượng (tiêu tiền của du khách để đóng góp giá trị gia tăng từ du lịch cho nền kinh tế) thế nào còn quan trọng hơn. Muốn vậy, cần đổi mới cơ chế, chính sách để tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc sắc hút du khách đến đông hơn, du khách đến muốn quay lại nhiều hơn và tiêu tiền cũng nhiều hơn…
Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều ngày 4/11, tại Hội trường Tổng Công ty Du lịch Hà Nội, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp với Công đoàn Tổng Công ty Du lịch Hà Nội tổ chức Hội nghị chuyển giao và tiếp nhận Công đoàn Công ty TNHH MTV Điện ảnh Hà Nội.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil

(LĐTĐ) Chiều nay (5/11), ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam chủ trì Hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil (CTB) do ông Adilson Gonçalves de Araújo - Chủ tịch Trung tâm làm Trưởng đoàn.
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk

Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Hội thao công chức, viên chức, người lao động năm 2024. Hội thao diễn ra sôi nổi, thành công và mang lại không khí vui tươi, phấn khởi trong đoàn viên.
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

(LĐTĐ) Trước khi mua nhà đất, người mua cần lưu ý nhiều vấn đề quan trọng sau để giao dịch được suôn sẻ, tránh phát sinh tranh chấp.
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?

Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?

(LĐTĐ) Theo dự báo của nhiều chuyên gia và công ty chứng khoán, tỷ giá USD/VND sẽ vẫn chịu áp lực tăng sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đặc biệt nếu ông Trump đắc cử. Ngược lại, có ý kiến cho rằng tỷ giá sẽ “hạ nhiệt” dù ai là người bước chân vào Nhà Trắng...
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

(LĐTĐ) Cuộc bỏ phiếu cuối cùng để bầu ra Tổng thống Mỹ tiếp theo diễn ra vào ngày 5/11, nhưng vẫn còn nhiều người nhầm lẫn về thời điểm công bố kết quả.
Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Tin khác

Suy hô hấp cấp do mắc sởi

Suy hô hấp cấp do mắc sởi

(LĐTĐ) Bệnh nhân nam N. V. T (56 tuổi, ở Kỳ Anh - Hà Tĩnh) nhập Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII

Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII

(LĐTĐ) Sáng 5/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao thành phố Hà Nội tổ chức họp báo giới thiệu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII.
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm

Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm

(LĐTĐ) Hầu đồng là một nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, cuối năm 2016, "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt" đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể. Với tình yêu mãnh liệt đối với văn hóa, tín ngưỡng của người Việt, Makeup Artist Trần Quỳnh Hoa đã thổi hồn vào từng nét cọ, mang đến cho khán giả một cái nhìn đầy màu sắc về nghệ thuật hầu đồng.
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện

Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện

(LĐTĐ) Trong những năm qua, huyện Thường Tín (Hà Nội) đẩy mạnh đầu tư hạ tầng công nghệ, ứng dụng toàn diện chuyển đổi số trong hoạt động của bộ máy hành chính, an sinh xã hội và phát triển kinh tế; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng phục vụ người dân.
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH

TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH

(LĐTĐ) Bên cạnh kết quả đạt được cũng như những ưu điểm của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp thất nghiệp (TCTN) tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã xuất hiện nhiều tồn tại, vướng mắc cần kịp thời tháo gỡ.
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết

Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, đặc điểm của sốt xuất huyết là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Do đó, công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết cần phải được nâng cao, người dân không nên chủ quan khi bước vào cao điểm dịch.
Sắc màu văn hóa Chăm qua nghệ thuật dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp

Sắc màu văn hóa Chăm qua nghệ thuật dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp

(LĐTĐ) Suốt hàng trăm năm qua, làng dệt Mỹ Nghiệp (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) vẫn vang lên tiếng lách cách đặc trưng của khung dệt gỗ. Dù trải qua nhiều thăng trầm, nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm tại đây vẫn được gìn giữ và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

(LĐTĐ) Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính, song thực trạng bức tranh tiếp cận dịch vụ cho thấy vẫn còn dư địa lớn để cải thiện, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp.
Xem thêm
Phiên bản di động