Tăng năng suất lao động qua chính sách tiền lương

(LĐTĐ) Tăng năng suất lao động trong chặng đường sắp tới là một thách thức đòi hỏi sự chuyển đổi mô hình, chuyển đổi nền kinh tế đi liền với chuyển đổi về việc làm, lực lượng lao động và kỹ năng và để thực hiện thành công sự chuyển đổi đồng bộ này, chính sách tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp Kiến nghị rà soát các điều kiện “cần và đủ” để thực hiện chính sách tiền lương mới

Đó là ý kiến của Tiến sĩ Phạm Thị Thu Lan - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), chia sẻ tại diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024” do Chính phủ phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức mới đây.

Mọi người lao động đi làm đều quan tâm tới tiền lương

Theo Tiến sĩ Phạm Thị Thu Lan, người lao động đi làm đều quan tâm tới tiền lương, đặc biệt là người có thu nhập thấp. Thực tế đã khẳng định mối quan hệ chặt chẽ và tỷ lệ thuận giữa tiền lương, thưởng và phúc lợi với động lực làm việc, sự hài lòng và toàn tâm trong công việc. “Người lao động dù muốn gắn bó, nhưng cũng không thể ở lại mãi với công ty khi lương thấp. Điều này giải thích tại sao tỷ lệ nhảy việc cao, từ 8-12% mỗi tháng ở các ngành đông lao động”, bà Lan chia sẻ.

Tăng năng suất lao động qua chính sách tiền lương
Người lao động được hưởng mức lương thỏa đáng sẽ có thêm động lực làm việc để tăng năng suất lao động

Theo bà Lan, trong quan hệ kinh tế, nhảy việc để tìm kiếm công việc phù hợp với kỹ năng, trình độ và phát huy tối ưu năng lực của bản thân là việc bình thường. Tuy nhiên, nhảy việc chỉ thuần túy để tìm kiếm mức lương cao hơn cho một công việc tương tự, thì đó lại là sự lãng phí không đáng có. Tiến sĩ Phạm Thị Thu Lan ví dụ, một doanh nghiệp có 1.000 công nhân, nhưng 1 tháng có 100 công nhân liên tục ra - vào, thì doanh nghiệp này sẽ phải tốn rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc và nhân lực cho quảng cáo tuyển dụng, tổ chức phỏng vấn, làm thủ tục, hồ sơ, giấy tờ, đào tạo nhân viên… trong khi những chi phí này hoàn toàn có thể tiết kiệm để đầu tư cho tăng năng suất.

Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn cho rằng, năng suất của các yếu tố khác đều phụ thuộc vào yếu tố lao động. Người lao động không có kỹ năng thì mong muốn đầu tư, đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại cũng trở nên vô nghĩa. Tuy nhiên, học tập cũng cần có động lực, bởi người lao động khi còn đang phải vướng bận kiếm bữa cơm hằng ngày cho gia đình, thì học tập cho bản thân không phải là sự ưu tiên. “Người lao động không thể dành thời gian, tâm trí và sức lực cho việc học tập, chưa nói tới người có tiền lương thấp sẽ không có nguồn lực để đầu tư cho học tập, cho bản thân và con cái. Thiếu học tập nâng cao trình độ, Việt Nam sẽ không thể nâng cấp chuỗi giá trị, theo kịp xu hướng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong nền kinh tế toàn cầu”, bà Lan nhìn nhận.

Theo bà Lan, tăng năng suất trong chặng đường sắp tới vẫn là một thách thức, bởi để chuyển từ một nước thu nhập thấp lên một nước thu nhập trung bình dễ hơn rất nhiều, so với từ một nước thu nhập trung bình lên thu nhập cao. “Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, tăng năng suất lao động giai đoạn tới không thể dựa vào việc đi tiếp con đường đã đi, mà đòi hỏi sự chuyển đổi mô hình, chuyển đổi nền kinh tế đi liền với chuyển đổi về việc làm, lực lượng lao động và kỹ năng. Để thực hiện thành công sự chuyển đổi đồng bộ này, chính sách tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi đóng vai trò vô cùng quan trọng”, bà Lan phân tích.

Để tiền lương thực sự là động lực tăng năng suất

Trước những thực tế như vậy, Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn nhấn mạnh, một trong những giải pháp để tăng năng suất từ yếu tố lao động trong giai đoạn tới là cần xác lập mức lương tối thiểu thỏa đáng. Theo bà Lan, mức lương tối thiểu thỏa đáng không chỉ đảm bảo trang trải chi phí cơ bản cần thiết cho người lao động và gia đình, như thực phẩm đủ dinh dưỡng, nhà ở, chăm sóc sức khỏe, quần áo, đi lại, giáo dục, quan hệ xã hội, mà còn cần một khoản dự phòng cho sự việc bất khả kháng và tiết kiệm cho tương lai.

“Tổ chức Công đoàn mong muốn Chính phủ chỉ đạo Hội đồng Tiền lương Quốc gia trong thời gian tới nghiên cứu và xác lập mức lương tối thiểu thỏa đáng, tư vấn cho Chính phủ để tiền lương thực sự là động lực tăng năng suất”, bà Lan nêu ý kiến. Bà Lan chia sẻ, về việc này, các doanh nghiệp thường lo ngại tăng lương sẽ làm giảm việc làm. Tuy nhiên, chuyên gia trích nghiên cứu của 3 nhà kinh tế học người Mỹ về tác động của lương tối thiểu tới thất nghiệp trên thế giới trong hơn 30 năm qua – nghiên cứu đạt giải Nobel năm 2021, chứng minh rằng, tăng lương tối thiểu không làm tăng thất nghiệp và cũng không loại bỏ việc làm. Ngược lại, có nơi tăng lương tối thiểu dẫn tới gia tăng đáng kể việc làm và đóng góp cho chính thức hóa việc làm.

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Đặng Tuấn Tú - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty Changshin Việt Nam (100% vốn Hàn Quốc) cũng cho rằng, năng suất lao động là yếu tố quyết định sự phát triển của một doanh nghiệp và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Năng suất lao động cao, người lao động sẽ có thu nhập cao, và đời sống không ngừng được cải thiện. Qua diễn đàn, ông Đặng Tuấn Tú kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội tiếp tục ủng hộ việc trích nộp kinh phí 2% từ doanh nghiệp, tạo điều kiện tốt nhất cho các hoạt động chăm lo cho người lao động và giữ chân người lao động gắn bó. Đồng thời, đề nghị Chính phủ xây dựng lộ trình giảm thời gian làm việc từ 48 giờ/tuần xuống 44 giờ/tuần và 40 giờ/ tuần cho phù hợp, và theo kịp các nước cùng khu vực. Đồng thời tạo điều kiện cho người lao động có thời gian nghỉ ngơi dài hơn để tái tạo sức khỏe và chăm sóc hạnh phúc gia đình…

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT cho gần 600 cán bộ, giáo viên

Tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT cho gần 600 cán bộ, giáo viên

(LĐTĐ) Chiều 22/6, tại Hội trường Trường Trung học phổ thông (THPT) chuyên Hà Nội - Amsterdam, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra công tác coi thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn năm 2024 cho cán bộ Công đoàn cơ sở

Tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn năm 2024 cho cán bộ Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 22/6, Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội phối hợp với Trường Trung cấp nghiệp vụ và dạy nghề Công đoàn Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn cho đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở năm 2024.
Gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 22/6, Liên đoàn Lao động huyện (LĐLĐ) Đông Anh đã phối hợp với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LPBank) và Ủy ban nhân dân xã Cổ Loa tổ chức chương trình Ngày hội trồng cây - Vì một Việt Nam xanh và trao tặng công trình phần việc, gắn biển công trình Đường hoa đô thị “Trật tự - An toàn - Văn minh” tại thôn Phố Chợ, xã Cổ Loa.
Chú trọng phòng ngừa gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Chú trọng phòng ngừa gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Ngày 22/6, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn coi thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024. Hà Nội chiếm 1/10 tổng số thí sinh dự thi của cả nước, nên các nội dung về quy chế, quy định, chuẩn bị cơ sở vật chất, công tác coi thi, giám sát, phòng ngừa gian lận thi cử được Hội nghị đặc biệt chú trọng.
Quận Tây Hồ tăng cường đấu tranh tội phạm ma túy

Quận Tây Hồ tăng cường đấu tranh tội phạm ma túy

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao ý thức cảnh giác cho nhân dân, Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy (Công an quận Tây Hồ) tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng, chống tội phạm, tổ chức, chứa chấp trái phép chất ma túy trên địa bàn quận.
Đoàn viên xúc động đón nhận “Mái ấm Công đoàn”

Đoàn viên xúc động đón nhận “Mái ấm Công đoàn”

(LĐTĐ) Vui mừng, xúc động là cảm xúc của anh Đỗ Văn Đức - công nhân Tổ đốt lò của công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hoà khi đón nhận hỗ trợ kinh phí xây dựng “Mái ấm Công đoàn” từ các cấp Công đoàn Thủ đô.
Trao giải Hội thi “Món ngon gia đình” quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Trao giải Hội thi “Món ngon gia đình” quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 22/6, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thi “Món ngon gia đình” với chủ đề “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”.

Tin khác

3 loại tiền lương đồng loạt tăng từ 1/7

3 loại tiền lương đồng loạt tăng từ 1/7

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024 tiền lương trung bình của công chức, viên chức tăng khoảng 30%. Mức tăng lương cụ thể cho từng đối tượng sẽ phụ thuộc vào vị trí việc làm, hiệu quả công việc…
Cách tính lương hưu khi cải cách tiền lương

Cách tính lương hưu khi cải cách tiền lương

Khi Nhà nước áp dụng chế độ tiền lương mới, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội ban hành quy định về căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, cách tính mức bình quân tiền lương làm căn cứ tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc…
Bố trí cán bộ Công đoàn như thế nào cho phù hợp?

Bố trí cán bộ Công đoàn như thế nào cho phù hợp?

(LĐTĐ) Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 7. Một vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận là việc bố trí cán bộ Công đoàn. Theo đại biểu Võ Mạnh Sơn (Đoàn tỉnh Thanh Hóa), cơ chế cấp ủy địa phương giao biên chế cho tổ chức Công đoàn địa phương trong gói biên chế được cấp trên giao cho khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội đã dẫn đến sự không đồng bộ về biên chế trong cùng một cấp Công đoàn...
Xây dựng bảng lương mới từ ngày 1/7/2024 dựa trên yếu tố nào?

Xây dựng bảng lương mới từ ngày 1/7/2024 dựa trên yếu tố nào?

(LĐTĐ) Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, bảng lương mới từ ngày 1/7/2024 sẽ bao gồm việc bãi bỏ mức lương cơ sở, thực hiện hợp đồng lao động theo quy định mới, xác định mức lương tối thiểu, mở rộng quan hệ tiền lương và hoàn thiện chế độ nâng bậc lương.
Năm 2024 tuổi nghỉ hưu của người lao động tăng thêm bao nhiêu?

Năm 2024 tuổi nghỉ hưu của người lao động tăng thêm bao nhiêu?

(LĐTĐ) Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường đối với lao động nam là đủ 60 tuổi 3 tháng và đối với lao động nữ là đủ 55 tuổi 4 tháng; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.
Bảng lương mới của công chức, viên chức sẽ có cơ cấu như thế nào?

Bảng lương mới của công chức, viên chức sẽ có cơ cấu như thế nào?

(LĐTĐ) Tù 1/7/2024, toàn bộ bảng lương mới của 2 đối tượng công chức, viên chức (giữ chức vụ lãnh đạo và không giữ chức danh lãnh đạo) sẽ không còn tính theo lương cơ sở và hệ số lương nữa, thay vào đó sẽ quy định mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể và được tính dựa theo cơ cấu tiền lương mới gồm các khoản: Lương cơ bản; các khoản phụ cấp; thưởng (nếu có).
Quyền lợi của người tham gia BHXH khi nghỉ ốm đau dài ngày

Quyền lợi của người tham gia BHXH khi nghỉ ốm đau dài ngày

(LĐTĐ) Thời gian nghỉ chế độ ốm đau tối đa trong 1 năm của người lao động là từ 30 đến 70 ngày làm việc/năm. Riêng trường hợp mắc bệnh cần điều trị ốm đau dài ngày thì có thể nghỉ dài hơn rất nhiều, tối đa 180 ngày (bao gồm cả ngày lễ, Tết và ngày nghỉ hằng tuần).
Hà Nội: Giải quyết cho 248.262 lượt người hưởng các chế độ bảo hiểm

Hà Nội: Giải quyết cho 248.262 lượt người hưởng các chế độ bảo hiểm

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội cho biết: Trong tháng 5/2024, BHXH Thành phố đã giải quyết các chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho 53.322 lượt người hưởng các chế độ BHXH, BHTN. Theo đó, lũy kế 5 tháng đầu năm 2024, ngành đã giải quyết cho 248.262 lượt người hưởng các chế độ BHXH, BHTN.
Chuyển đổi số vì lợi ích người dân

Chuyển đổi số vì lợi ích người dân

(LĐTĐ) Qua công tác tuyên truyền, vận động, người dân trên địa bàn Thủ đô, nhất là người cao tuổi đã hiểu rõ hơn về việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt, đảm bảo chi trả đúng người hưởng, nhanh chóng và kịp thời. Hoạt động cũng góp phần khẳng định quyền an sinh của người dân với tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” trong công cuộc chuyển đổi số.
Người lao động được phép giao kết hợp đồng lao động với nhiều doanh nghiệp

Người lao động được phép giao kết hợp đồng lao động với nhiều doanh nghiệp

(LĐTĐ) Theo Điều 19 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
Xem thêm
Phiên bản di động