Tăng học phí các trường ĐH sẽ có cạnh tranh quyết liệt

Dự kiến, tới năm 2018, các trường ĐH công lập sẽ thực hiện thu học phí ở mức có thể giúp các trường đảm bảo trang trải chi phí đào tạo. Để chủ trương đi vào đời sống, đã có 4 trường ĐH đầu tiên trong cả nước được giao thí điểm tự chủ mức thu học phí

Thu mới chỉ đáp ứng 40-50% chi

Theo Nghị quyết về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động các trường ĐH công lập thì trường chúng tôi được phép thu đến 25 triệu đồng/năm/sinh viên nhưng vào thời điểm kinh tế khó khăn, mức độ cạnh tranh giữa các trường đại học quyết liệt như hiện nay, không thể nào thu học phí ở mức quá cao được.
Ông Bùi Kim Cương, Trưởng  phòng Tài chính – kế toán, Trường ĐH Hà Nội

Theo TS Nguyễn Trường Giang - chuyên gia tham vấn Bộ GD-ĐT, chính sách học phí của Việt Nam đã được giữ nguyên, từ năm 1998 đến năm 2009. Đến năm 2010, chính sách học phí mới được điều chỉnh (Nghị định số 49/2010/NĐ-CP) theo lộ trình tăng dần 20-25% mỗi năm. Tuy nhiên, “đến năm 2015, mức thu học phí cũng chỉ đáp ứng từ 40% đến 50% chi phí đào tạo cần thiết”, TS Giang phân tích.

Còn theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, từ năm 2009, Bộ GD-ĐT đã giao nhiệm vụ cho 6 trường ĐH thí điểm tự chủ. Tuy nhiên, từ đó đến nay, các trường này mới chỉ được tự chủ về cơ chế chi, còn việc thu không được vượt quá quy định mức trần học phí theo Nghị định 49 năm 2010 của Chính phủ khiến các trường gặp khó khăn, nhất là trong bối cảnh Bộ không cấp kinh phí chi thường xuyên, các trường lại không được mở rộng nguồn thu.

Là một trong 4 trường đầu tiên được giao thí điểm tự chủ, ông Bùi Kim Cương, Trưởng phòng Tài chính- kế toán, ĐH Hà Nội cho biết: “ĐH Hà Nội đã không được chi ngân sách từ năm 2008. Các khoản chi thường xuyên của trường đều phụ thuộc vào học phí và các nguồn thu khác. Tuy nhiên, vì quy định mức trần học phí của Nghị định 49 khiến trường phải co kéo khéo thì mới đủ. Hiện trường chúng tôi đang phải lấy các chương trình liên kết đào tạo nước ngoài bù cho chương trình đào tạo chính quy”. Bất cập này cũng được ghi nhận ở Trường ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh …

Để khắc phục và tháo gỡ những hạn chế của cơ chế tài chính được áp dụng từ nhiều năm qua (mức học phí thấp, không đủ bù đắp chi thường xuyên; việc phân bổ ngân sách Nhà nước hiện nay cho các trường mang tính bình quân, không gắn với nhu cầu, cơ cấu ngành nghề cũng như chất lượng đào tạo), Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo nghị định mới quy định cơ chế hoạt động, cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo để lấy ý kiến đóng góp. Đồng thời, Bộ giao thí điểm tự chủ toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên cho 4 trường ĐH đầu tiên gồm: ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh, ĐH Hà Nội.

Nhìn nhau mà thu

Hiện 4 trường ĐH trên được Bộ GD-ĐT giao thực hiện thí điểm đã lên đề án để sớm được phê duyệt và triển khai vào mùa tuyển sinh năm 2015. Tuy nhiên, vấn đề tăng học phí lên mức nào thì vẫn đang được các trường cân nhắc sao cho đảm bảo mức học phí nhưng vẫn thu hút được sinh viên theo học.

Theo bà Lê Thị Thu Thủy - Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Ngoại thương, đề án tự chủ tài chính của trường đang được xây dựng và trình các cấp phê duyệt,  lộ trình tăng học phí của Trường ĐH Ngoại thương sẽ chỉ áp dụng với sinh viên mới nhập học (còn với những sinh viên đang theo học thì mức học phí vẫn áp dụng theo Nghị định 49 của Chính phủ). Dự kiến mức học phí mới có thể sẽ tăng 50% so với hiện tại, khoảng 9 triệu đồng/sinh viên/năm đối với chương trình đại trà. Năm học 2015 - 2016 có thể thu ở mức 11 - 12 triệu đồng/sinh viên/năm. Các chương trình đặc biệt không tăng nhiều như chương trình đại trà bởi trường đang thu ở mức cao hơn.

Cách làm này đang được Trường ĐH Hà Nội triển khai và áp dụng, ông Bùi Kim Cương cho biết thêm, cần phải xem xét mức tăng học phí trong mối tương quan với năng lực cơ sở vật chất đào tạo, trình độ giảng viên, cũng như thương hiệu của trường. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, thu học phí phải đảm bảo quyền lợi của người học. “Trường chúng tôi dự kiến chia học phí thành 3 khung áp cho 3 nhóm ngành  dựa vào mức độ xã hội hóa.

Cụ thể, mức thu thấp nhất dành cho nhóm ngành khó tuyển sinh hay đầu ra tìm việc làm khó khăn; mức cao hơn cho nhóm ngành ổn định mà thị trường lao động tiếp nhận thường xuyên, mức học phí cao nhất sẽ áp cho những ngành “hot” mà thị trường cần. Đồng thời, nhà trường cũng không tự quyết định chia nhóm ngành mà giao cho các khoa được quyền tự định giá, tức tự xếp vào nhóm nào và tương ứng là mức học phí đi theo. Việc làm này sẽ tạo dân chủ, minh bạch cũng như phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và sát với chất lượng giảng viên của từng khoa để  đảm bảo hoạt động của khoa, trường hiệu quả”- ông Cương cho hay. Như vậy, nếu đề án được duyệt thì mức tăng học phí của trường này sẽ khoảng 30% so với trước đây,  từ  8-9 triệu đồng/năm học (mức thu hiện nay đang là 6 triệu đồng/năm).

Đến năm 2015, mức học phí sẽ tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập. Đến năm 2016, ngoài những mục trên, sẽ có thêm chi phí quản lý chung của đơn vị. Đến năm 2018, mức học phí đủ chi phí và mức tích lũy hợp lý bao gồm cả chi phí khấu hao tài sản cố định.
(Dự thảo Nghị định quy định cơ chế hoạt động, cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo)

Kim Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu về pháp luật lao động, ATVSLĐ, nhận diện lừa đảo trực tuyến

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu về pháp luật lao động, ATVSLĐ, nhận diện lừa đảo trực tuyến

(LĐTĐ) Sáng nay (4/5), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Tìm hiểu về Pháp luật lao động, an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), nhận diện lừa đảo trực tuyến và cách phòng ngừa”.
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Tìm hiểu pháp luật lao động, ATVSLĐ, nhận diện lừa đảo trực tuyến và cách phòng ngừa"

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Tìm hiểu pháp luật lao động, ATVSLĐ, nhận diện lừa đảo trực tuyến và cách phòng ngừa"

(LĐTĐ) Sáng nay (4/5), tại Hội trường Công ty cổ phần Kim khí Thăng Long (ngõ 134, phố Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Tìm hiểu về Pháp luật lao động, An toàn vệ sinh lao động; nhận diện lừa đảo trực tuyến và cách phòng ngừa”.
Sở GDĐT TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo thu hồi sách "Một thoáng ta rực rỡ nhân gian" có nội dung nhạy cảm

Sở GDĐT TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo thu hồi sách "Một thoáng ta rực rỡ nhân gian" có nội dung nhạy cảm

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Thành phố (TP) Hồ Chí Minh chỉ đạo Trường Quốc tế ISHCMC thu hồi toàn bộ sách có nội dung nhạy cảm, không phù hợp với lứa tuổi đã được phát cho học sinh. Đồng thời yêu cầu trường nghiêm túc khắc phục và kiểm điểm phê bình giáo viên.
Hưởng bảo hiểm xã hội một lần: Bảo vệ quyền lợi cho người lao động

Hưởng bảo hiểm xã hội một lần: Bảo vệ quyền lợi cho người lao động

(LĐTĐ) Về điều kiện người chưa đủ tuổi hưởng lương hưu, không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), chưa đủ 20 năm đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần, ngoài các trường hợp giải quyết hưởng BHXH một lần tương tự quy định tại Điều 60 của Luật BHXH hiện hành, dự thảo Luật trình hai phương án.
Bản Khát vọng tuổi trẻ do Tùng Dương hát chợt "nóng" trong những ngày lịch sử hào hùng

Bản Khát vọng tuổi trẻ do Tùng Dương hát chợt "nóng" trong những ngày lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Ca khúc Khát vọng tuổi trẻ, một sáng tác của nhạc sĩ Vũ Hoàng được nhiều thế hệ khán giả yêu thích trong hơn 30 năm qua, bởi giai điệu sôi động, ca từ đẹp, cổ vũ tinh thần và nhiệt huyết bên trong giới trẻ. Trong những ngày tháng lịch sử này của dân tộc, ca khúc được khán giả đặc biệt quan tâm qua tiếng hát hào hùng của nam ca sĩ Tùng Dương.
Công nghệ 6G xứng đáng để chờ đợi

Công nghệ 6G xứng đáng để chờ đợi

(LĐTĐ) Công nghệ 6G với thế hệ băng thông mở rộng, sử dụng các băng tần cao trong phạm vi 100 GHz và 300 GHz, cho phép công nghệ mới xử lý được dung lượng đáng kể và nhiều dữ liệu hơn, hứa hẹn mang lại nhiều trải nghiệm đầy bất ngờ.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội triển khai nhiều hoạt động chào mừng Tháng Công nhân 2024

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội triển khai nhiều hoạt động chào mừng Tháng Công nhân 2024

(LĐTĐ) Tháng Công nhân 2024 được Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội được triển khai với 9 hoạt động trọng tâm trong đó có nhiều hoạt động đổi mới, sáng tạo, ý nghĩa hướng đến đoàn viên, người lao động.

Tin khác

Sở GDĐT TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo thu hồi sách "Một thoáng ta rực rỡ nhân gian" có nội dung nhạy cảm

Sở GDĐT TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo thu hồi sách "Một thoáng ta rực rỡ nhân gian" có nội dung nhạy cảm

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Thành phố (TP) Hồ Chí Minh chỉ đạo Trường Quốc tế ISHCMC thu hồi toàn bộ sách có nội dung nhạy cảm, không phù hợp với lứa tuổi đã được phát cho học sinh. Đồng thời yêu cầu trường nghiêm túc khắc phục và kiểm điểm phê bình giáo viên.
Khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh”

Khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh”

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), chiều 3/5, Viện Phim Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên tổ chức lễ khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh”.
Các đội thi của Việt Nam đạt vị trí cao tại cuộc thi an toàn thông tin quốc tế

Các đội thi của Việt Nam đạt vị trí cao tại cuộc thi an toàn thông tin quốc tế

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, các đội thi đến từ các Trường Đại học của Việt Nam tham dự cuộc thi an toàn thông tin “HackTheon Sejong” do Thành phố tự trị đặc biệt Sejong - Hàn Quốc tổ chức đều đạt vị trí cao.
Đàn Ghi ta và sự biến chuyển trải qua thế kỷ

Đàn Ghi ta và sự biến chuyển trải qua thế kỷ

(LĐTĐ) Đàn ghi ta, từ nhạc cổ điển đến lễ hội hiện đại là hình mẫu văn hóa quyến rũ. Từ nguyên thủy Ai Cập tới Tây Ban Nha, từ cổ điển cho đến điện tử, giáo dục và công nghệ hiện đại đã không ngừng làm mới nhạc cụ này.
Đồng Nai: Công an vào cuộc điều tra vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì

Đồng Nai: Công an vào cuộc điều tra vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm nghi do ăn bánh mì ở tiệm bánh mì Băng tại địa chỉ khu phố 2, phường Xuân Bình, thành phố (TP) Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, ngày 3/5, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai đã có văn bản yêu cầu Giám đốc Công an tỉnh này phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương điều tra vụ việc.
Khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 3/5, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Hơn 196.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Hơn 196.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 2/5, Hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 196.319 thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến, chiếm khoảng 20% tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm nay.
Cả nước đón khoảng 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Cả nước đón khoảng 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 (từ 27/4 đến 1/5/2024), ngành Du lịch ước phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó có khoảng 3,6 triệu lượt khách có lưu trú.
Hà Nội nỗ lực giảm tỷ lệ người dân bị mù lòa

Hà Nội nỗ lực giảm tỷ lệ người dân bị mù lòa

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống mù lòa đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố. Kế hoạch xác định rõ mục tiêu, toàn Thành phố phấn đấu đến năm 2030, giảm tỷ lệ mù lòa xuống dưới 4 người/1.000 dân, trong đó, giảm tỷ lệ mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên xuống dưới 12 người/1.000 dân.
Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT

Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức coi thi và công tác thanh tra coi thi kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 tại 63 Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố.
Xem thêm
Phiên bản di động