Tận dụng cơ hội để đánh thức “mỏ vàng” du lịch

(LĐTĐ) Thời điểm này, du lịch Hà Nội đang mở cửa đón khách trở lại. Nắm bắt cơ hội này, nhiều địa phương ở khu vực ngoại thành như Sơn Tây, Ba Vì… đã tìm cách bắt nhịp, “đánh thức” tiềm năng du lịch. Đây là tín hiệu khả quan, đồng thời cho thấy các địa phương đã nhận thức rõ tầm quan trọng và chú trọng đến việc khai thác “mỏ vàng” du lịch ngoại thành thời bình thường mới.
Tăng cường liên kết giữa các ngành để tạo dựng thương hiệu cho du lịch Việt Nam Hà Nội sẽ đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch đêm

Thêm “đặc sản” cho du lịch Hà Nội

Dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, nhờ vậy mọi hoạt động của ngành du lịch đã bắt đầu khởi động trở lại sau một thời gian dài tạm lắng. Khó có thể nói hết niềm vui của những người làm du lịch Hà Nội cũng như cả nước khi nối lại việc đưa đón khách, xúc tiến các tour tuyến, kết nối lại thị trường trong, ngoài nước. Trong bối cảnh này, việc đánh thức tiềm năng du lịch tại các huyện ngoại thành được coi là một trong những giải pháp hỗ trợ du lịch Hà Nội hồi phục. Ở góc độ địa phương, nhiều khu vực ngoại thành - nơi có tiềm năng về du lịch đã nhanh chóng “bắt nhịp” khi cánh cửa rộng mở. Thị xã Sơn Tây là ví dụ.

Tận dụng cơ hội để đánh thức “mỏ vàng” du lịch
Ở khu vực ngoại thành Hà Nội có nhiều vùng đất giàu tiềm năng phát triển du lịch, nếu khai phá được “mỏ vàng” này hoàn toàn có thể tin tưởng du lịch vùng ven đô sẽ phát triển. Ảnh: Đinh Luyện

Theo đó, dự kiến vào dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, không gian phố đi bộ quanh thành cổ Sơn Tây (thị xã Sơn Tây) sẽ được đưa vào hoạt động. Hoạt động này đáp ứng được niềm vui, mong mỏi của người dân trên địa bàn Sơn Tây đồng thời cũng tạo điểm nhấn cho nhân dân và du khách các huyện lân cận, như: Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất… thêm điểm vui chơi ngày Lễ, dịp cuối tuần.

Được biết, tuyến phố đi bộ này sẽ được kết nối với nhiều điểm du lịch khác trên địa bàn Sơn Tây như: Đền Và, Chùa Mía, Văn Miếu… Điểm nhấn của tuyến phố đi bộ được xác định nằm trong các chương trình văn hóa, văn nghệ của các đoàn văn hóa nghệ thuật được đầu tư bài bản, quy mô. Bên cạnh đó, địa phương cũng đầu tư thêm nhiều chương trình hội chợ, văn hóa văn nghệ, triển lãm ảnh, trưng bày cây cảnh… phát huy được giá trị của thành cổ.

Liên quan đến việc quản lý và kết nối không gian tuyến phố đi bộ, ông Nguyễn Đăng Thạo, Trưởng Ban Quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm cho biết, việc triển khai tuyến phố đi bộ xung quanh thành cổ Sơn Tây là định hướng phát triển lâu dài của địa phương. Góp phần thúc đẩy thị xã ngày một phát triển theo đúng quy hoạch và định hướng của Thành phố.

Tương tự, tại huyện Ba Vì, sau thời gian dài bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, du lịch Ba Vì đang triển khai nhiều giải pháp thích ứng linh hoạt, an toàn, đẩy mạnh quảng bá, đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch. Theo đó, hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch của Thành phố, huyện Ba Vì cũng đang khởi động khai trương du lịch với chủ đề: “Ba Vì- Trải nghiệm xanh, an toàn”.

Theo kế hoạch, Lễ hội du lịch Ba Vì sẽ khai mạc vào ngày 16/4 tới tại Khu du lịch Ao Vua. Sự kiện nhằm quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch văn hóa, sinh thái và nghỉ dưỡng đến du khách trong nước và quốc tế, góp phần phục hồi thị trường du lịch. Để đảm bảo sẵn sàng các điều kiện đón khách du lịch, huyện Ba Vì đã hướng dẫn các điểm du lịch áp dụng quy trình đón khách an toàn theo quy định của ngành Du lịch, ngành Y tế và chính quyền địa phương; tổ chức hoạt động du lịch an toàn trong điều kiện bình thường mới cho các đơn vị trên địa bàn.

Cùng với đó, các đơn vị du lịch cũng đã tổ chức tập huấn kỹ năng nghiệp vụ, từng bước nâng cao kỹ năng của đội ngũ làm du lịch, tiến tới chuyên nghiệp hoá, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trong điều kiện hiện nay; thường xuyên tổ chức khử khuẩn tại khu du lịch, nhất là nơi tổ chức đón tiếp khách như: Quầy bán vé, khu lễ tân, khu ăn uống, nhà nghỉ, khách sạn… để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh.

Biến tiềm năng thành sản phẩm du lịch

Thực tế, ngoài hai địa phương nói trên, các huyện khác của Hà Nội cũng có thế mạnh riêng để tạo nên sản phẩm du lịch hấp dẫn. Chẳng hạn, xét về giá trị văn hóa, lịch sử, trên địa bàn Hà Nội không khó để thấy các điểm nổi tiếng như: Đền thờ Nguyễn Trãi (huyện Thường Tín); làng cổ Cự Đà, Ước Lễ (huyện Thanh Oai)... Ngoài ra, các huyện ngoại thành còn là nơi quy tụ nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như: Gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm), mây tre đan Phú Vinh (huyện Chương Mỹ), thêu Quất Động (huyện Thường Tín), tò he Xuân La, khảm trai Chuôn Ngọ (huyện Phú Xuyên)... Đây đều là những “mỏ vàng” chưa được khai phá.

Tận dụng cơ hội để đánh thức “mỏ vàng” du lịch
Ảnh: Đinh Luyện

Tuy nhiên, ở góc độ tổng thể, dù được xem là “mỏ vàng” của du lịch Thủ đô nhưng hiện các huyện ngoại thành nơi có những tiềm năng du lịch vẫn chưa khai thác hết lợi thế vốn có. Huyện Mỹ Đức nằm trong số đó. Theo đó, khách du lịch chỉ nhắc đến Mỹ Đức với lễ hội chùa Hương, trong khi trên địa bàn huyện còn nhiều di tích, danh thắng khác cũng “hút khách” không kém như hồ Quan Sơn. Hồ này được không ít người tham quan và trải nghiệm ví như “Vịnh Hạ Long trên cạn” của Hà Nội. Tình trạng du lịch như Mỹ Đức khá phổ biến ở các địa phương như Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất, Gia Lâm…

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 25/3/2022 “về việc thực hiện nếp sống văn minh, trang trí, vệ sinh môi trường trên địa bàn Thành phố hướng tới Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31” với nhiều chỉ đạo rất thiết thực. Nhân sự kiện này, nhiều địa phương đã nắm bắt cơ hội để đẩy mạnh quảng bá, thu hút khách du lịch. Chẳng hạn, đầu tháng 4, thị xã Sơn Tây đã phối hợp với Liên đoàn Vật Việt Nam tổ chức giải Vật Dân tộc tranh cúp Phùng Hưng lần thứ nhất năm 2022. Sự kiện là một trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 200 năm xây dựng Thành cổ Sơn Tây (1822- 2022), và hướng tới Sea Games 31. Ở tương lai gần, những tour du lịch về di tích Nhà tù Hỏa Lò, đêm Hoàng thành Thăng Long, tham quan làng cổ Đường Lâm… cũng đang được kỳ vọng như sự “bứt phá” trong phát triển du lịch ở các vùng văn hóa ven đô, mang đến cho du khách quốc tế và trong nước những trải nghiệm khó quên.

Trở lại câu chuyện các địa phương như Ba Vì, Sơn Tây nhanh chóng tận dụng cơ hội để “chuyển mình”, phát triển du lịch. Được biết, năm 2022, ngành du lịch huyện Ba Vì phấn đấu tổng doanh thu từ thương mại, du lịch, dịch vụ đạt 11.022 tỷ đồng, trong đó thu từ du lịch đạt 230 tỷ đồng, đón được 1,5 triệu lượt khách đến với Ba Vì.

Còn tại thị xã Sơn Tây, để biến phố đi bộ và thành cổ Sơn Tây trở thành điểm du lịch có “1-0-2”, ngày càng trở nên hấp dẫn, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây cũng chuẩn bị kịch bản cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật tại không gian này. Dự kiến, phố đi bộ quanh Thành cổ Sơn Tây sẽ có các chương trình biểu diễn nghệ thuật đương đại, ca nhạc đường phố, nhảy dân vũ… Các tổ chức đoàn, hội, các câu lạc bộ nghệ thuật, các trường Trung học phổ thông trên địa bàn sẽ tham gia thực hiện các hoạt động này. Thị xã Sơn Tây cũng tổ chức các dịch vụ ẩm thực; giới thiệu hàng lưu niệm, sản phẩm đặc trưng của vùng đất xứ Đoài.

“Chúng tôi muốn xây dựng thành chuỗi tất cả các tuyến, điểm du lịch để tạo sự kết nối trong tương lai. Việc triển khai tuyến phố đi bộ sẽ là điểm nhấn của Thị xã Sơn Tây. Hiện, lượng khách đến làng cổ Đường Lâm ngày càng lớn, nên việc bổ sung tuyến phố đi bộ vào chương trình du lịch của Sơn Tây sẽ là điểm nhấn để đa dạng hơn các sản phẩm du lịch...” - ông Nguyễn Đăng Thạo, Trưởng Ban Quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm chia sẻ.

Giống như Ba Vì, Sơn Tây, hiện một số huyện ngoại thành đã nhìn nhận rõ những tiềm năng riêng có, từ đó tích cực đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch như tour làng nghề Bát Tràng (huyện Gia Lâm), du lịch sinh thái Hồng Vân (huyện Thường Tín)... Rõ ràng, đã và đang có những mô hình rất thành công trong việc phát huy tiềm năng dồi dào của địa phương. Những mô hình này cần có “đòn bẩy” là sự vào cuộc, hỗ trợ của Nhà nước để có thể phát triển sâu và đồng bộ hơn, từ đó xác định đúng hướng trong việc “hút” khách du lịch. Tương lai gần, hoàn toàn có thể tin tưởng du lịch vùng ven đô Hà Nội sẽ phát triển nhờ việc quy hoạch, phân tích rõ tiềm năng, thúc đẩy những sản phẩm du lịch mới mang tính đặc trưng của địa phương. /.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.

Tin khác

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

(LĐTĐ) Lãnh đạo thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động