Tạo đột phá khai thác tiềm năng du lịch chùa Hương

(LĐTĐ) Di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức) là điểm hành hương quen thuộc của các phật tử, điểm đến của nhiều khách du lịch trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên, hiện nay nơi đây vẫn còn nhiều nét đẹp tiềm ẩn chưa được khai thác hết. Để phát huy tối đa hiệu quả tiềm năng du lịch, rất cần cơ chế, chính sách thu hút các nguồn đầu tư lớn, cách làm sáng tạo để phát triển du lịch bền vững, có tính đến kết nối.
Hà Nội ước đón 422,7 nghìn lượt khách du lịch trong 4 ngày nghỉ lễ dịp 2/9 [Infographic] Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Hà Nội đón 422,7 nghìn lượt khách du lịch

Chưa phát huy hết tiềm năng

Di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn cách trung tâm Thủ đô khoảng 60km, rộng gần 4.000 ha. Ngoài núi non, di tích, vẻ đẹp của dòng suối Yến, danh thắng Hương Sơn còn có nhiều động đá đẹp. Trong đó, động Hương Tích được người xưa ví là “Nam thiên đệ nhất động”. Sự hòa quyện giữa cảnh sắc thiên nhiên với các giá trị văn hóa, tín ngưỡng độc đáo đã làm nên nét đặc thù của quần thể Hương Sơn nói chung. Chính nhờ những giá trị này, từ tháng 12/2017, Thủ tướng Chính phủ công nhận quần thể danh thắng Hương Sơn là Di tích quốc gia đặc biệt.

Tạo đột phá khai thác tiềm năng du lịch chùa Hương
Lễ hội Chùa Hương hằng năm thu hút lượng lớn khách du lịch.

Dù là điểm hành hương quen thuộc của các phật tử, điểm đến của nhiều khách du lịch trong nước và ngoài nước, nhưng quần thể danh thắng Hương Sơn vẫn còn nhiều nét đẹp tiềm ẩn chưa được khai thác hết. Điểm nổi bật của danh thắng Hương Sơn là Lễ hội Chùa Hương tổ chức với quy mô lớn, kéo dài 3 tháng mùa Xuân và diễn ra nhiều hoạt động văn hoá tâm linh.

Ông Nguyễn Bá Hiển, Trưởng Ban quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn, cho biết, mỗi năm quần thể Hương Sơn đón khoảng 1,5 triệu khách, đóng góp vào ngân sách Nhà nước và thu nhập của người dân hàng trăm tỷ đồng. Trong đó, có hơn 90% du khách đến với Hương Sơn vào dịp Lễ hội Chùa Hương.

Tuy vậy, đáng suy nghĩ là sau tháng 3 Âm lịch, khi lễ hội kết thúc, du khách dường như lại lãng quên danh thắng này. 9 tháng còn lại trong năm, khu danh thắng này chỉ lác đác vài chục khách đến tham quan mỗi ngày. Khách tham quan lâu nay vẫn thường đi từ đền Trình, qua suối Yến, vào chùa Thiên Trù, động Hương Tích và kết thúc hành trình, rất lãng phí. Trong khi đó toàn khu vực hiện có 21 điểm di tích, thắng cảnh độc đáo, một vùng non nước bao la.

Nói tiếp câu chuyện này, ông Nguyễn Đình Toàn, Phó Trưởng ban Quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn tỏ ra tiếc nuối. “Tôi gắn bó với nơi này gần cả cuộc đời và mong góp sức để nơi đây phát triển… Du khách đến với Mỹ Đức, về Hương Sơn vào đầu Xuân vì có hội Chùa Hương. Ít ai biết rằng trong 9 tháng còn lại, cảnh sắc Hương Sơn đẹp vô cùng.

Từ tháng 5 đến tháng 8, những cánh đồng sen vào mùa hoa nở, mùi hương thơm ngát. Sang tháng 9, 10 có khi kéo dài đến hết năm, một vùng rộng lớn hoa súng trổ bông, vẻ đẹp mê lòng người. Nhưng làm sao để thu hút du khách đến tham quan? Bởi không có một lễ hội, một sự kiện văn hóa, trong khi đường sá chưa thuận lợi, hạ tầng phục vụ các nhu cầu dịch vụ của du khách còn nhiều hạn chế”, ông Toàn bày tỏ.

Tự lực đánh thức vẻ đẹp “ngủ quên”

Để phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn, huyện Mỹ Đức đã đưa ra những chỉ tiêu cụ thể, phấn đấu năm 2025 đón 2 triệu lượt khách/năm, trong đó 500 nghìn lượt khách quốc tế; năm 2030 đón 4 triệu lượt khách/năm, trong đó 1 triệu lượt khách quốc tế…

Để đạt mục tiêu này, huyện Mỹ Đức đã triển khai và kiến nghị thành phố Hà Nội đầu tư nhiều dự án hạ tầng; hỗ trợ việc đầu tư cơ sở để kết nối với các khu du lịch của các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Hòa Bình, và các vùng phụ cận để khai thác có hiệu quả các ngành Du lịch, thương mại, dịch vụ; cho phép kêu gọi nhà đầu tư thực hiện Dự án quần thể khu du lịch Hương Sơn - An Phú - Quan Sơn; xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO xét công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.

Thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch gắn với văn hóa nơi đây, lãnh đạo huyện Mỹ Đức cũng cho biết, sẽ lập quy hoạch xây dựng Khu di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn để làm cơ sở lập các dự án đầu tư, tạo thuận lợi cho việc quản lý và quy hoạch, tạo điều kiện cho nhà đầu tư sớm thực hiện dự án. Huyện cũng sẽ lập đề án đổi mới quản lý Khu di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn theo hướng đầu tư công, quản lý để phát huy hiệu quả của giá trị di tích.

Trước mắt, Huyện ủy Mỹ Đức sẽ chỉ đạo rà soát, cải tạo, nâng cấp các tuyến giao thông trong huyện và khu di tích, mở rộng và đổi mới cách vận hành quản lý các bến bãi gửi xe, sắp xếp lại hàng quán ở trong khu di tích, phát triển các cơ sở sản xuất hàng mỹ nghệ chất lượng cao…

Xây dựng thương hiệu một số sản phẩm nông nghiệp, làng nghề như: Xây dựng nhãn hiệu tập thể Rau sắng chùa Hương; xây dựng nhãn hiệu tập thể Dệt Phùng Xá... Các sản phẩm du lịch này sẽ được xâu chuỗi và tổ chức quảng bá với hình thức festival để kết nối với các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch nhằm phát triển thương hiệu du lịch Mỹ Đức trong thời gian tới.

Dù vậy, theo ông Nguyễn Đình Toàn, để thu hút khách du lịch đến với Hương Sơn trong thời gian ngắn nhất, càng sớm càng tốt, không thể ngồi chờ đến khi có hạ tầng mới phát triển được. Mà cần phải “lấy ngắn nuôi dài”, nghiên cứu tổ chức và phát triển các festival, sự kiện văn hóa mang đậm bản sắc của vùng đất, tạo dấu ấn và quảng bá rộng rãi để thu hút du khách.

Ví dụ như ở Hương Sơn trong những năm gần đây, vùng diện tích trồng lúa của bà con dọc 2 bên bờ suối Yến mang lại năng suất kém, hiện đang bỏ hoang. Nhưng thổ nhưỡng lại rất phù hợp với cây hoa súng.

“Chúng tôi đã nghĩ đến một Festival hoa súng vào mùa Thu gắn với ẩm thực truyền thống và quảng bá các sản phẩm OCOP của huyện Mỹ Đức. Làm việc này chưa cần phải đầu tư nhiều mà lại được bà con ủng hộ. Có thể làm ngay, hoa súng trồng chỉ 1 năm là khai thác được.

Tuy nhiên có một vấn đề là vào mùa mưa, nếu không điều chỉnh được nguồn nước, hoa súng ngập sẽ rất nhanh bị hỏng, lễ hội không thể kéo dài được. Nhưng chỉ cần xây dựng một trạm bơm thoát nước, thì có thể kéo dài mùa lễ hội đến 5-6 tháng”, ông Toàn nói.

Về lâu dài, Phó Trưởng ban Quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn đề xuất, cần cải tạo, nâng cấp một số hạng mục tại khu di tích như: Mở rộng bến đò, bến xe, gắn với việc quản lý chuyên nghiệp; tổ chức xe điện đưa đón, phục vụ du khách; khai thông dòng suối Yến vào sâu hơn để du khách có nhiều trải nghiệm thưởng thức; kết nối với các danh thắng quanh vùng và phối hợp tổ chức các chuỗi sự kiện điểm nhấn, lấy yếu tố tâm linh làm “trụ cột” để thu hút du khách…

“Với sự chuẩn bị và quyết tâm cao thực hiện đề án đổi mới quản lý Khu di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn, mùa lễ hội Chùa Hương tới đây du khách sẽ được chứng kiến những thay đổi tích cực.

Sẽ không còn tình trạng chèo kéo thuyền, đò; bức xúc việc gửi xe quá xa, thu phí gửi xe nhiều lần thay bằng hệ thống xe điện đưa đón chuyên nghiệp do Ban quản lý khu di tích tổ chức và quản lý.

Cùng với hệ thống giao thông được đầu tư hoàn thiện, chúng tôi mong muốn quần thể Hương Sơn sẽ là “điểm hẹn” lý tưởng và là điểm đến nhiều lần của du khách khi về Hà Nội”, Phó Trưởng ban Quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn bày tỏ./.

N.Công - P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11/2024, giá dầu thế giới ghi nhận mức tăng mạnh hơn 3% sau khi OPEC+ đưa ra quyết định trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng thêm một tháng. Cụ thể, giá dầu WTI đạt 71,68 USD/thùng (tăng 3,19%), trong khi giá dầu Brent ở mức 75,30 USD/thùng (tăng 3,04%).
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 5/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.253 VND/USD, tăng 11 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 103,89 điểm, giảm 0,39%.
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11, thị trường vàng trong nước chứng kiến sự giảm giá mạnh mẽ trong khi thị trường vàng quốc tế vẫn đang ổn định, chờ đợi các sự kiện kinh tế quan trọng sắp tới.
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội

Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội

(LĐTĐ) Các chuyên gia đã giải đáp trực tiếp nhiều câu hỏi liên quan đến các vấn đề như: Tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm xã hội, thời giờ làm việc, an toàn vệ sinh lao động, những quy định mới của Luật Thủ đô năm 2024,... từ đó giúp đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội có thể hiểu và nắm vững các quy định của pháp luật có liên quan đến bản thân mình.
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

(LĐTĐ) Với tình yêu dành cho Hà Nội, họa sĩ Nguyễn Văn Luận (quận Đống Đa, Hà Nội) đã sử dụng bút bi để vẽ lại những khoảnh khắc đời thường một cách chân thực và sống động. Những bức tranh phong cảnh đặc trưng của Hà Nội như hàng hoa, phố cổ,… khiến người xem không khỏi ngạc nhiên vì chúng được vẽ hoàn toàn bằng bút bi, loại bút vốn rất hạn chế về màu.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội sáng sớm có mưa rào, sau không mưa, nhiệt độ từ 19 - 24 độ C, trời chuyển rét.
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.

Tin khác

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

(LĐTĐ) Liên quan đến những cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực và yêu cầu thanh toán tiền điện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản cá nhân, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) khẳng định, tuyệt đối không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện.
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

(LĐTĐ) Với nhiều điểm mới và tiến bộ, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 được đánh giá là hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội trở thành đầu tàu phát triển của cả nước. Đáng chú ý, để thu hút đầu tư xã hội, Luật quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù khác với pháp luật hiện hành.
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Ngày 4/11, huyện Thanh Oai tổ chức lễ khởi công Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước. Đây là cụm đa ngành nghề, nhằm mục tiêu thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất sạch; kéo giãn các hộ, doanh nghiệp, cơ sở đang sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề, khu dân cư, giải quyết tình trạng gây ô nhiễm môi trường.
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

(LĐTĐ) Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI năm 2024 sẽ chính thức khởi tranh vào ngày 7/11, tại Nhà thi đấu Hà Nội (số 12 phố Trịnh Hoài Đức, quận Đống Đa, Hà Nội). Đáng chú ý, sẽ có 68 đơn vị với gần 400 tay vợt chuyên nghiệp và nghiệp dư tranh tài ở 12 nội dung thi đấu. Cơ cấu giải thưởng của lần tranh tài này cũng được tăng cao hơn so với các mùa giải trước.
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

(LĐTĐ) Nhờ triển khai nhiều chủ trương, giải pháp phù hợp, đúng đắn, nên mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, bão lũ, nhưng bức tranh tổng thể kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì vẫn tiếp tục khởi sắc.
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa

Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 17/11/2024), ngày 4/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, đã đến nhà riêng để trao tặng đồng chí Đoàn Duy Thành (Đảng bộ quận Ba Đình) và đồng chí Trần Giang (Đảng bộ quận Đống Đa) Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện, thực hiện một số nhiệm vụ để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với 5 dự án đầu tư đã kéo dài, chậm triển khai.
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

(LĐTĐ) Luật Thủ đô 2024 đã thực sự mang đến những cơ chế chính sách đặc thù vượt trội cho Hà Nội, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn, đặt nền móng quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Quy định phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn là điều mới so với Luật Thủ đô năm 2012.
Xem thêm
Phiên bản di động