Tăng cường liên kết giữa các ngành để tạo dựng thương hiệu cho du lịch Việt Nam

(LĐTĐ) Sau hơn 2 năm chống chọi với đại dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam trong đó có ngành Du lịch - một ngành kinh tế trọng yếu của đất nước gặp nhiều khó khăn trở ngại. Nhiều khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi phải đóng cửa, nhân lực phải nghỉ việc, doanh thu giảm sút gần như bằng 0. Bức tranh du lịch hầu như bị đóng băng. Tuy nhiên, nhờ sự quyết liệt của Chính phủ, các ngành, các cấp và các địa phương, dịch đã từng bước ổn định sau 2 năm vừa qua.
Nhiều tín hiệu tích cực, kỳ vọng khởi sắc cho ngành du lịch TP.HCM 5 định hướng cho phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam trong giai đoạn mới Phục hồi du lịch Việt Nam - Định hướng mới, hành động mới

Đất nước từ đầu năm 2022 đã từng bước chuyển sang trạng thái bình thường mới, vừa tiếp tục chống dịch một cách chặt chẽ và vừa phục hồi kinh tế sau đại dịch. Du lịch cũng như vậy, các khách sạn nhà hàng,... ở các địa phương đã dần mở cửa trở lại, khách trong nước và quốc tế cũng đã đến với các điểm du lịch quen thuộc. Chỉ trong 2 tháng đầu năm 2022, du lịch Việt Nam đã đón 17 triệu khách du lịch nội địa và khoảng 10.000 khách du lịch quốc tế.

Với kế hoạch của Tổng cục Du lịch Việt Nam trong năm nay, ngành sẽ đón khoảng 60 triệu khách du lịch Việt Nam và 5 triệu khách quốc tế. Đây là mục tiêu khá cao nhưng có thể đạt được nếu chúng ta có những giải pháp để đón thời cơ mới, vận hội mới của ngành Du lịch trong năm 2022 và những năm sắp tới.

Tăng cường liên kết giữa các ngành để tạo dựng thương hiệu cho du lịch Việt Nam
Cần tăng cường liên kết giữa các ngành để tạo dựng thương hiệu cho du lịch Việt Nam

Một thực tế nữa cho ta thấy rõ: Chỉ trong đợt nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương, nhiều điểm du lịch nổi tiếng như Vũng Tàu, Sầm Sơn, Hạ Long,... đã đón hàng vạn khách du lịch gần xa đến với mình. Hai năm qua, người dân trong nước đã kìm nén nhu cầu du lịch của mình, giờ đây họ đã được thỏa mãn thú vui du lịch của ở các điểm nổi tiếng trong cả nước. Chính họ, những thượng đế đã đem lại nguồn sống trong phục hồi nền du lịch Việt Nam.

Trước tình hình mới, với tiềm năng du lịch truyền thống của mình, chúng ta cần làm gì để đón thời cơ này?

Trước hết chúng ta cần mạnh dạn nhìn nhận lại một thực tế là: Mặc dù ngành Du lịch Việt Nam có nhiều bước chuyển mới trong nhiều năm gần đây, song ngành cần phải nghiêm túc nhìn nhận lại những tồn tại, khuyết điểm của mình trong quá trình phục vụ khách hàng. Tôi là một người từng đi du lịch nhiều nơi trong và ngoài nước, rất yêu mến ngành du lịch, song, đồng thời cũng quan sát rất kĩ về những khiếm khuyết của họ. Nạn chặt chém về giá cả buồng phòng, ăn uống, vận chuyển đi lại,... vẫn còn xảy ra ở một số địa phương và cũng không phải là cá biệt.

Những lúc quá tải về phục vụ, khách đến rất đông là thường xảy ra những hiện tượng chèn ép vô lý đó. Chỉ tiếc rằng các cơ quan du lịch địa phương có lúc chưa kịp thời chấn chỉnh để vừa lòng khách đến địa phương mình. Tinh thần cầu thị, khắc phục sửa chữa những điểm yếu mà khách hàng đã nêu trong các mùa du lịch vẫn còn chậm, đôi lúc chưa đem lại sự hài lòng cho khách hàng. Niềm tin đối với khách hàng của ngành du lịch cần phải tạo dựng một cách chắc chắn và bền vững hơn nữa, bởi mất niềm tin là mất tất cả. Phải luôn coi khách hàng là những Thượng đế luôn luôn đúng, ngành du lịch hãy nhận những khuyết điểm trong phục vụ về phía mình để nghiêm túc xem xét, khắc phục mình là chính.

Trong vấn đề này, sự nỗ lực chủ quan của các đơn vị lữ hành, vận tải, dịch vụ là rất quan trọng, cộng với sự hỗ trợ quan tâm giúp đỡ của các ngành các cấp tại địa phương, có như vậy mới tạo nên một sức mạnh tổng hợp trong công tác phục vụ chung. Hoạt động du lịch không chỉ là đơn phương cố gắng của riêng ngành mà còn có sự liên kết hỗ trợ của các ngành khác, như ăn uống, thương mại, dịch vụ giải trí, vận tải,... Từ đó tạo ra một sức mạnh phục vụ chung, chuỗi liên kết giữa các ngành phải chặt chẽ, cùng nhau chia sẻ những khó khăn cũng như lúc thuận lợi, chỉ nhằm một mục tiêu chính là đem lại một thương hiệu du lịch Việt Nam trong năm 2022 và những năm sắp tới.

Làm được những vấn đề trên, chắc chắn mục tiêu mà Tổng cục Du lịch Việt Nam đề ra sẽ đạt được kế hoạch, làm tiền đề cho việc ngành Du lịch phát triển nhanh và vững chắc hơn trong những năm tới. Thời cơ và vận hội đã đến, nếu chúng ta không đón bắt kịp thật có lỗi với ngành, với đất nước và với nhân dân. Toàn thể cán bộ, công nhân viên của ngành hãy làm tốt nhiệm vụ của từng vị trí được giao, góp phần vào việc hoàn thành kế hoạch phục vụ du lịch của đơn vị trong năm 2022.

Chuyên gia Vũ Vinh Phú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự án “Thả lưới ước mơ”: Góp phần thực hiện công tác an sinh xã hội trên các vùng biển đảo

Dự án “Thả lưới ước mơ”: Góp phần thực hiện công tác an sinh xã hội trên các vùng biển đảo

(LĐTĐ) Ngày 16/4, tại Hà Nội, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (BTTEVN) tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận Dự án “Thả lưới ước mơ” giữa Quỹ BTTEVN và Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam. Đây là hoạt động ý nghĩa và thiết thực nhằm giúp đỡ trẻ em có thêm điều kiện học tập, đồng thời động viên, khích lệ, ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển, ổn định cuộc sống; góp phần thực hiện công tác an sinh xã hội trên các vùng biển đảo.
Ra mắt Chuỗi toạ đàm và phát động Cuộc thi viết “Sức khoẻ học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước”

Ra mắt Chuỗi toạ đàm và phát động Cuộc thi viết “Sức khoẻ học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước”

(LĐTĐ) Ngày 16/4, Tạp chí điện tử Công dân và Khuyến học tổ chức Lễ ra mắt Chuỗi toạ đàm và phát động Cuộc thi viết “Sức khoẻ học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước”.
Sử dụng nước súc miệng vẫn lên nồng độ cồn nhưng không bị phạt

Sử dụng nước súc miệng vẫn lên nồng độ cồn nhưng không bị phạt

(LĐTĐ) Qua kiểm tra, Cảnh sát giao thông phát hiện người đàn ông có phản ứng với máy đo nồng độ cồn. Tuy nhiên, sau khi nghe lái xe trình bày do sử dụng nước súc miệng, tổ công tác yêu cầu người này kiểm tra bằng máy đo định lượng, kết quả tài xế không vi phạm nồng độ cồn.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Nhằm giúp cán bộ, đoàn viên Công đoàn và người lao động hiểu rõ hơn về chế độ tiền lương và các chính sách liên quan, sáng nay (16/4), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề: “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”.
TRỰC TUYẾN Chuyên đề “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”

TRỰC TUYẾN Chuyên đề “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”

(LĐTĐ) Sáng nay (16/4), tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận Hoàn Kiếm, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề: “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”.
Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, kiểm soát sự gia tăng số ca mắc mới và không để xảy ra trường hợp tử vong, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, giám sát công tác phòng chống căn bệnh này trên địa bàn huyện Ba Vì và huyện Đông Anh.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.

Tin khác

Huế lọt 8 điểm du lịch rẻ nhất châu Á

Huế lọt 8 điểm du lịch rẻ nhất châu Á

(LĐTĐ) Nền tảng du lịch trực tuyến Agoda vừa chia sẻ các điểm đến có giá phòng trung bình thấp nhất châu Á, phù hợp với những tín đồ mê du lịch tiết kiệm. Trong đó, Huế là nơi du khách có thể tận hưởng mức giá phòng cạnh tranh nhất, đứng top 3 của danh sách này.
Gỡ khó, kích cầu phát triển du lịch phía Nam của Thủ đô

Gỡ khó, kích cầu phát triển du lịch phía Nam của Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 12/4, tại huyện Thanh Oai, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức tổ chức tọa đàm "Giải pháp phát triển tuyến du lịch trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức, thúc đẩy kết nối các điểm đến di tích - di sản và làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội".
Hội chợ Du lịch Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh 2024: Du lịch bền vững, kiến tạo tương lai

Hội chợ Du lịch Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh 2024: Du lịch bền vững, kiến tạo tương lai

(LĐTĐ) Dự kiến, Hội chợ Du lịch Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh 2024 sẽ diễn ra từ ngày 5 - 7/9, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, mang tới một không gian kết nối và hàng ngàn cơ hội giao thương, hợp tác đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp, đối tác trong ngành Du lịch Việt Nam và quốc tế.
Phát huy tiềm năng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long và Kiên Giang

Phát huy tiềm năng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long và Kiên Giang

(LĐTĐ) Ngày 11/4, trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2024 đã diễn ra hội nghị “Xúc tiến, quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long và Kiên Giang tại Hà Nội”.
Xúc tiến, quảng bá du lịch 4 tỉnh Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh

Xúc tiến, quảng bá du lịch 4 tỉnh Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024, 4 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh tiếp tục phối hợp tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh với chủ đề “Một hành trình - Nhiều trải nghiệm”.
Khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024

Khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Sáng 11/4, Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024 chính thức được bắt đầu với chuỗi sự kiện phong phú diễn ra từ nay đến 14/4 tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô và một số địa điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hội chợ quy tụ trên 700 doanh nghiệp từ 55 tỉnh, thành phố của Việt Nam và 16 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, con người và tiềm năng du lịch xứ Đài

Quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, con người và tiềm năng du lịch xứ Đài

(LĐTĐ) Nhằm thúc đẩy ngành du lịch giữa Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc), ngày 9/4, Cục Du lịch Đài Loan tại Việt Nam tổ chức Hội thảo xúc tiến du lịch B2B Đài Loan tại Khách sạn Lotte Hà Nội. Hội thảo nhận đông đảo sự tham gia của hơn 100 công ty lữ hành Việt Nam.
Hơn 160.000 lượt khách tham quan Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024

Hơn 160.000 lượt khách tham quan Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024

(LĐTĐ) Sau 4 ngày diễn ra (từ ngày 4 - 7/4), Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lần thứ 20 năm 2024 thu về 140 tỷ đồng và thu hút 160.000 lượt khách tham quan, tương tác và thưởng thức các chương trình nghệ thuật.
TP.HCM: Khách chi gần 54 tỷ đồng mua tour du lịch giảm giá

TP.HCM: Khách chi gần 54 tỷ đồng mua tour du lịch giảm giá

(LĐTĐ) Chỉ sau 2 ngày khởi động (4-5/4), Ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lần thứ 20 đã thu hút gần 4.500 lượt khách mua tour/sản phẩm với tổng doanh thu gần 54 tỷ đồng.
Sa Pa hướng tới đô thị du lịch sạch ASEAN

Sa Pa hướng tới đô thị du lịch sạch ASEAN

(LĐTĐ) Chiều 5/4, trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa - Du lịch Sa Pa tại Hà Nội, Ủy ban nhân dân thị xã Sa Pa đã tổ chức Hội thảo “Giải pháp phát triển Khu du lịch quốc gia Sa Pa đặc sắc, hấp dẫn, thân thiện, chuyên nghiệp - Hướng tới đô thị du lịch sạch ASEAN”.
Xem thêm
Phiên bản di động