Tấm lòng son sắt của nữ sinh Hà Thành trong biệt giam nhà tù Hỏa Lò
Vẹn nguyên ký ức ngày trở về | |
Tiếp nối truyền thống, vững bước tương lai | |
Giao lưu với nhân chứng lịch sử "Viết tiếp khúc quân hành" |
Đỗ Hồng Phấn - cô nữ sinh Hà Thành tiêu biểu của ngôi trường Chu Văn An ngày nào, từng tích cực tham gia vào phong trào kháng chiến của học sinh, sinh viên và bị thực dân Pháp bắt giam tại Nhà tù Hỏa Lò vào tháng 11 năm 1950.
Trong trí nhớ của bà Phấn khi ấy, thời kỳ thực dân Pháp tạm chiếm Hà Nội, phong trào học sinh kháng chiến phát triển mạnh. Tiêu biểu là cuộc bãi khóa diễn ra trong 12 ngày của hơn 4000 học sinh, sinh viên và lễ truy điệu anh Trần Văn Ơn, đã mở đầu cho cao trào học sinh kháng chiến những năm 1949 - 1950.
Bà Đỗ Hồng Phấn (ngoài cùng bên trái) chia sẻ về những ký ức khi tham gia các phong trào kháng chiến (Ảnh:K.T) |
Khi đó, bà Đỗ Hồng Phấn còn ít tuổi nhưng đã hăng hái hoạt động tham gia vào các phong trào như: Đưa thư vận động bãi khóa, in truyền đơn, ném truyền đơn, và hoạt động tích cực trong Đoàn học sinh kháng chiến, cùng với đó bà còn phụ trách một tổ nữ sinh của Trường Chu Văn An.
Chính vì tích cực tham gia nhiều phong trào đấu tranh đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm nên tuy là học lớp 2B đệ nhị, chuyên khoa toán trường Chu Văn An (lớp 11 trung học phổ thông ngày nay) nhưng bà đã được Thành Đoàn tin tưởng phân công làm Bí thư Chi đoàn học sinh kháng chiến Trường nữ sinh Trưng Vương.
Tuy không trực tiếp hoạt động trong trường, nhưng bà đã cùng Ban chấp hành Chi đoàn sinh hoạt đều đặn, xây dựng và phát triển tổ chức, nghĩ ra nhiều hình thức hoạt động. Nhân sự kiện Chiến dịch biên giới giành thắng lợi vang dội, bà đã có sáng kiến vận động các bạn học, treo một lá cờ đỏ sao vàng to bằng vải trong khuôn viên trường Trưng Vương, kết hợp ném truyền đơn và đốt pháo ăn mừng.
Khi thấy lá cờ đỏ sao vàng tung bay, cả sân trường lúc bấy giờ đồng thanh lên hát bài Tiến Quân ca. Biết tin, thực dân Pháp ngay lập tức ra tay khủng bố, bắt hàng loạt nữ sinh tại trường. Bà Đỗ Hồng Phấn bị chúng bắt khi đang trao đổi thông tin và chuyển tài liệu tại nhà của một nữ sinh Trưng Vương ở phố Cửa Đông. Chúng đưa bà đến Sở Mật Thám để khám xét và hỏi cung.
“Tại Sở Mật thám, chúng trực tiếp khám cặp sách của tôi và phát hiện trong cặp tôi có một hộp ảnh chiến thắng biên giới, chúng bắt đầu tra tấn tôi. Sau đó, chúng dồn tôi xuống nhà giam”, bà Phấn nhớ lại.
Bà Phấn (thứ 3 từ phải sang) gặp gỡ các cựu học sinh Hà Nội từng tham gia kháng chiến (Ảnh: K.T) |
Để bảo toàn khí tiết của mình và không muốn liên lụy đến bất cứ ai, khi bị giam vào xà lim, bà đã đập vỡ chiếc bát ăn cơm, viết lên tường xà lim bốn khẩu hiệu: Cách mạng vô sản thế giới thành công muôn năm! Kháng chiến thành công muôn năm! Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm! Hồ Chủ tịch muôn năm! Rồi sau đó tự cắt mạch máu tay của mình.
Khi biết sự việc, lính Pháp đã đưa bà vào nhà thương Phủ Doãn (nay là Bệnh viện Việt - Đức) để chữa trị, sau khi sức khỏe hồi phục chúng chuyển bà vào giam tại trại nữ của Nhà tù Hỏa Lò. “Tôi nhớ, trại dài hun hút, ở giữa là lối đi, hai bên là hai dãy bệ xi măng đầy tù nhân. Mọi tù nhân phải nằm sát vào nhau mới đủ chỗ. Cuối dãy, chúng để một thùng đựng nước tiểu. Tất cả mọi người trong dãy xi măng đều đi tiểu ở đó nên rất hôi hám”, bà Phấn kể.
Tại đây, bà Hồng Phấn đã nhận được sự chăm sóc tận tình và giúp đỡ của những nữ tù chính trị vì họ biết cô nữ sinh mới vào còn khá non nớt. Nhận được sự chăm sóc của mọi người, bà Đỗ Hồng Phấn cảm thấy ấm áp, bớt lo sợ và yên tâm hơn. Đây là những cảm xúc mà bà nhớ mãi.
Sau đó, chúng lại chuyển bà sang buồng biệt giam trước dàn nho. “Trong buồng, chúng tra tấn tù nhân bằng cách thắp đèn cả ngày cả đêm. Thứ ánh sáng này khiến đầu tôi ong ong khốn khổ, hai mắt thì nhức nhối mà không thể ngủ được. Tôi phải đậy cả mớ quần áo lên mắt, mãi mới tạm quen”.
Mặc dù bị giam, bà vẫn tìm cách để liên lạc và nghe ngóng tin tức từ bên ngoài thông qua mỗi lần người mẹ ruột của mình đến thăm. Sau hơn 2 tháng bị giam tại Nhà tù Hỏa Lò, thực dân Pháp đã trả tự do cho bà vào ngày 21/1/1951, do bà chưa đủ 18 tuổi. Ngay sau khi được thả, bà đã tìm cách liên lạc và quay trở lại tổ chức Đoàn và được gọi ra vùng tự do kháng chiến. Sau ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954, bà trở về với phong trào và trường học Hà Nội.
Cho đến tận ngày hôm nay, mấy chục năm đã qua đi, nữ sinh năm ấy đã 86 tuổi thế nhưng dáng vẻ cương nghị, kiên quyết vẫn còn nguyên vẹn. Người phụ nữ ấy vẫn luôn tự hào bởi cả đời bà đã sống, đã cống hiến tận lực cho tổ quốc. Bà hi vọng rằng giới trẻ ngày nay sẽ luôn sống hết mình để phát triển đất nước ngày càng phát triển, hội nhập trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49